Mục tiêu và định hướng marketingc ủa công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp marketing cho sản phẩm gỗ của công ty cổ phần VINAFOR đà nẵng trên thị trường nội địa (Trang 79 - 80)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.1.2. Mục tiêu và định hướng marketingc ủa công ty

Để đạt được mục tiêu kinh doanh, công ty cần xác định marketing là yếu tố quan trọng hàng đầu cần được tiến hành ngay, coi marketing là phương tiện nhanh nhất đểđi đến thành công, lấy việc xây dựng chính sách marketing làm xương sống của toàn bộ quá trình đổi mới. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị

trường, công ty phải xác định rõ mục tiêu marketing của mình, cái đích mà hoạt động marketing của công ty hướng tới, đó là thỏa mãn sự mong đợi của khách hàng về sản phẩm của công ty, đem đến cho khách hàng sản phẩm tốt nhất, với giá cả hợp lý nhất, khách hàng có thể mua sản phẩm dễ dàng và thuận lợi nhất, làm cho khách hàng luôn luôn hiểu rõ về tính năng sản phẩm của công ty. Trong quá trình tiếp xúc, trao đổi với lãnh đạo công ty và những người làm công tác bán hàng, tôi nhận thấy thấy rằng họ có sự hiểu biết khá căn bản về marketing, họ ý thức được rằng các giải pháp marketing phải xây dựng trên nền tảng chiến lược marketing, chiến lược marketing xuất phát từ

chiến lược kinh doanh và nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh. * Công tác marketing của công ty được định hướng như sau:

Tiếp tục giữ vững và tăng thị phần trên thị trường truyền thống. Th

trường truyền thống là thành phốĐà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, gần đây đã quen thuộc với sản phẩm của công ty. Cần phải khai thác thị

trường truyền thống với chi phí thấp nhất, cung cấp hàng hóa nhanh nhất, mang lại hiệu quả cao nhất là một trong những mục tiêu cơ bản mà công ty cần hướng tới. Đặc biệt, công ty cần hướng tới nhóm khách hàng có tổ chức là các đại lý, các chủđầu tư, ban quản lý công trình và các nhà thầu xây dựng.

Nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm gỗ của công ty. Trong bối cảnh thị trường xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm mới có chất lượng và giá cả tương đương, thậm chí còn có những sản phẩm vượt trội hơn về chất lượng, thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh là vấn đề rất thiết thực cần phải luôn hướng tới.

Nâng cao tính chuyên nghiệp trong phân phối sản phẩm. Tính chuyên

nghiệp được thể hiện trong các khâu: tiếp thị, thương thảo hợp đồng, vận chuyển hàng hóa đến tận chân công trình, chuẩn mực về khối lượng, chính xác về thời gian, thanh toán thuận lợi, khuyến mãi hấp dẫn, chăm sóc khách hàng thường xuyên,...

Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, tuyên truyền, cổ động nhằm quảng bá chất lượng sản phẩm, khả năng cung cấp và thái độ phục vụ khách hàng của công ty. Phải làm sao để mọi khách hàng, đặc biệt là khách hàng mục tiêu, luôn nghĩ đến sản phẩm của công ty trước tiên mỗi khi họ cần mua sản phẩm gỗ.

Chuyên môn hóa đội ngũ bán hàng, giảm dần khâu trung gian. Đội ngũ

bán hàng của công ty từ lãnh đạo, cán bộ phụ trách cung ứng, nhân viên marketing, nhân viên bán hàng đến những người làm kế toán, lái xe, phục vụ,...đều phải đạt đến trình độ chuyên môn hóa cao, tránh chồng chéo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Công ty cần nghiên cứu giảm bớt những khâu trung gian không cần thiết để sản phẩm đến với khách hàng nhanh hơn, tốt hơn và rẻ hơn.

3.2. TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp marketing cho sản phẩm gỗ của công ty cổ phần VINAFOR đà nẵng trên thị trường nội địa (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)