Chiến tran h nghịch dị sự sống

Một phần của tài liệu Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết việt nam từ 1986 đến 2012 (Trang 93 - 95)

5. Cấu trúc luận án

3.2.3. Chiến tran h nghịch dị sự sống

Không gian chiến tranh trong Nỗi buồn chiến tranh đầy nghịch dị. Chiến tranh đồng nghĩa với chết chóc và đau thương. Không gian chiến trường đậm mùi tử khí với những âm thanh rùng rợn: “Cùng với thời kì bài bạc và hút xách ấy là thời kì mà khắp trung đoàn đầy rẫy những lời đồn đại, những sấm truyền và những điều được tiên tri. Có thể là bởi những cơn mê lú hồng ma chăng mà lính ta đã nhìn thấy tận mắt vô khối sự hảo huyền. Người ta đã trông thấy nhiều quái vật lông lá có cả cánh lẫn vú với cái đuôi kì nhông kéo lết và họ ngửi thấy mùi tanh từ máu của chúng, nghe thấy chúng gào rú và ca hát trong hang động tối om ở chân đèo Thăng Thiên bên kia truông Gọi Hồn” [91,21]. Cảm quan nghịch dị khiến không gian truông Gọi Hồn hiện lên đầy ám ảnh. Người và ma lẫn với nhau. Không gian sặc mùi tử khí. Sự trộn lẫn ma và người trong không gian truông tử khí gợi nhớ đến xóm Giếng Chùa trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường. Qua đó, người đọc thức nhận được bức thông điệp về thân phận mong manh của con người trong chiến tranh. Chiến tranh là đối mặt với cái chết, lằn ranh mong manh giữa sự sống và cái chết khiến người ta luôn biết sống vì nhau. Môtíp hồn ma, cái chết đưa chúng ta đến với thế giới tâm linh. Đời sống văn hóa tâm linh của người Việt vốn rất phong phú, người chết có linh hồn, sống gửi thác về, sau cái chết là sự tái sinh…Từ đó, xác quyết cho những người còn sống thái độ và hành vi ứng xử với những người đã chết – những người đã ngã xuống vì độc lập tự do cho dân tộc, đối với quá khứ hào hùng.

Cũng viết về không gian chiến tranh, Chu Lai trong Ăn mày dĩ vãng đã kiến tạo không gian nghịch dị của sự sống và cái chết: “Một bên là rung giạt lịm hồn, một bên là chiến tranh đẫm máu, bên này là hiện tại rì rầm, bên kia dĩ vãng xa ngái, phía trước là nỗi đau tột cùng, đằng sau lại là hứng cảm tột độ. Tôi chơ vơ đứng giữa, để mặc cho thân mình chìm ngập xuống vùng kí ức lạc lõng có lấm tấm những hạt nắng đang nhảy nhót trên lá bèo lục bình…Mờ sáng hôm đó, chúng tôi đã có mặt ngay bên cạnh nách đối phương trong một lùm bụi rậm rạp đầy gai mắc cỡ. Mắc cỡ gì nữa ơi loài hoa trinh nữ? Chỉ giây lát nữa thôi, tất cả sẽ rừng rực lửa khói, hoa có khép nép xiêm y lức này cũng chả để làm gì” [72,142]. Sự đối lập giữa cái Đẹp (hoa trinh nữ) và sự hủy diệt [bom đạn]

khắc họa đậm nét sự mong manh của phận người. Không chỉ có thế, sự tương phản mạnh mẽ giữa hai không gian bên này sông (căn cứ cách mạng) và bên kia sông (đồn bốt của Địch) là sự đối nghịch giữa cái Đẹp và cái Xấu. Hơn thế nữa, chiến tranh trong con mắt của Chu Lai, không chỉ có chết chóc, hủy diệt mà còn có cả sự tái sinh bởi tình yêu, bởi những cuộc ái ân mang đầy giá trị nhân văn. Hành vi tính giao dưới góc nhìn của cảm quan văn hóa trào tiếu dân gian, đó là cội nguồn của sự sinh sôi nảy nở. Cuộc yêu đầy ấn tượng của Tuấn và Thu trước giờ chiến đấu như là một thách thức với sự khốc liệt của chiến tranh: “Thu ngồi dậy mặc quần áo, gục đầu xuống đầu gối khóc: Tuấn đừng khinh tôi. Tôi không phải là đứa con gái…Thấy Tuấn khổ quá, ngày mai lại lao vào chỗ chết nên…nên tôi không nỡ” [72,146]. Đặc biệt là những cảm xúc thầm kín tỏa hơi ấm gối chăn của Hùng và Sương: “Sương đi rồi, thiếu vắng hơi ấm của cô, anh bừng tỉnh. Lạnh và trống trải. Anh áp má vào thảm lá còn vương lại chút hơi ấm của cô, khẽ mỉm cười bâng quơ…Ôi chao! Nếu những ngày này không có em, không có cái dịu dàng cam chịu, cái thấu đáo thăm thẳm nhân hậu của em, cuộc đánh càn này, cả cuộc chiến đấu này sẽ nhạt nhẽo và khiên cưỡng biết chừng nào” [72,134]. Những căn hầm trong chiến tranh là hình ảnh đẹp của một thời bom đạn. Ở đó, lưu giữ cả sự hào hùng. Ở đó, lưu giữ cả sự lãng mạn. Ở đó, lưu giữ cả mất mát, chết chóc và đau thương. Và ở đó cũng lưu giữ cả sự sợ hãi. Tương phản giữa sự hủy diệt của bom đạn, sự ghê rợn của máu, mùi tanh biểu tượng của cái Xấu với hương sả tỏa ra từ mái tóc con gái, biểu tượng của cái Đẹp trong đoạn văn trên thật sự đầy ám gợi với chúng ta. Chiến tranh không thể nghiền nát và dẫm đạp lên cái Đẹp. Giữa mịt mùng của chết chóc, tuyệt vọng, con người vẫn luôn có hi vọng và niềm tin. Cái Đẹp vẫn hiện hữu và cứu sống con người.

Cũng từ những căn hầm, chúng ta chứng kiến được cuộc đấu tranh trong chính bản thân người lính như Hai Hùng, như Tuấn. Đó là cuộc đấu tranh vất vả nhất, nhọc nhằn nhất và cũng gian nan nhất. Cuộc đấu tranh giữa tính cách anh hùng và hèn nhát, giữa phần ý thức và bản năng. Không ai sinh ra đã là anh hùng, nếu chưa từng trải qua nỗi sợ hãi. Cũng như Tuấn, Hai Hùng-người lính can trường, quả cảm, người anh hùng của Sương cũng đã trải qua nhiều phút yếu đuối, thậm chí còn muốn tự hủy hoại một phần thân thể để được sống và trở về dù tật nguyền. Bảo Ninh đã chạm vào phần sâu thẳm trong mỗi người, ý thức sinh tồn, con người ai cũng muốn được sống, sống hạnh phúc, sống huy hoàng. Không gian chiến trận mà tiêu biểu là các căn hầm, nơi con người từng giây từng phút đã sống, đã chiến đấu vớ kẻ thù và với nỗi sợ hãi của chính mình là không

gian khắc họa mạnh mẽ tính cách anh hùng của người lính. Qua đó, người lính hiện lên thật hơn, đời hơn và cũng nhân văn hơn.

Tư duy nghịch dị chi phối nghệ thuật kiến tạo không gian của tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2012. Có thể nói, phần lớn đó là kiểu không gian đời thường đã được soi chiếu bằng cảm quan bất thường, chứa đựng trong nó là những kì sự, kì nhân, trộn lẫn giữa cái phàm tục, tục tĩu với cái thiêng liêng tâm linh, giữa trang nghiêm và suồng sã, cái Xấu, cái Ác, cái Thiện, cái Mĩ, trên lằn ranh của thật - ảo, huyễn ảo và kinh dị, hữu lí- phi lí, bi- hài. Hoặc đó có thể là những mê cung nơi con người dễ dàng tha hóa với muôn hình muôn dạng. Bên cạnh đó, không gian nghịch dị hòa quyện bởi yếu tố bình thường và cái bất thường. Tất cả lồng quyện vào nhau hé lộ một chiều kích khác về hiện thực đời sống và hiện thực tâm hồn con người. Đó là một hiện thực còn đang hình thành, với nhiều sự đổ vỡ niềm tin vào tình người, với nhiều hoài nghi, nhiều nỗi đau lẫn sự cô đơn. Các kiểu không gian nghịch dị trên là môi trường trong đó nhân vật nghịch dị sẽ thể hiện rõ nhất bi kịch, tính cách của mình. Tuy nhiên, qua không gian nghịch dị, chúng ta vẫn cảm nhận được tinh thần đấu tranh, sự vươn lên, quẫy đạp mạnh mẽ của con người để chống lại với những cái Xấu, cái Ác, cái thấp hèn, dục vọng. Vẫn còn đó khát vọng giữ cho cái Chân, Thiện, Mĩ không bao giờ bị hủy diệt, lụi tàn.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết việt nam từ 1986 đến 2012 (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)