quản thực phẩm, việc chuẩn bị thực phẩm nấu cũng chủ động hơn.
- Thực đơn cần thay đổi món ăn để trẻ khỏi chán. Ví dỤ: sáng ăn thịt, chiều ăn
“ ca. ca. Cần lưu ý thực phẩm thay thế: VD: Thịt heo 100g Thay Thịt bò: 100g Chim, gà, vịt: 150g Cá nạc, mỡ: 200g
Cua đồng, cua biển: 300g
Lươn, mực, tôm đồng, tép, trứng Trai, hến: 10 Lipit— Ghuxit: Gạo: 100g Thay thế Bánh phở : 200g Bánh tươi : 300g Bánh mì : 150g Khoai lang : 300g SỌ, môn : 300g 100g thịt = 2 quả trứng
II.PHẦN THỰC TẾ
2.1 Xây dựng thực đơn cho từng lứa tuổi
2.1.1 Dinh dưỡng cho trẻ 12-18 tháng tuổi
Đây là giai đoạn trẻ phát triển nhanh cả về thể chất và trí tuệ, vì thế cần phải chú ý
việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ, phòng tránh trẻ bị suy dinh dưỡng.
Với lứa tuổi này, dinh dưỡng trong bỮa ăn hàng ngày là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện cả thể lực và trí tuệ, làm nền móng cho sự tăng trưởng trong những thời kì tiếp theo.
Do răng của trẻ khá nhiều và cứng cáp nên trẻ đã có thể ăn cháo ninh nhừ mà không
cần xay kĩ. Mỗi ngày bé ăn 3 bữa chính và 2 đến 3 bữa phụ. Thức ăn phụ có thể là
Sữa chua, pho mát, hoa quả xay hoặc không cần xay.
Bên cạnh thức ăn, bé cần được uống thêm 200-300ml Sữa mỗi ngày (có thể là SỮa
mẹ, Sữa tươi hay Sữa bột). Bé bú Sữa mẹ ít bị nguy cơ mắc bệnh đường ruột hơn các
bé khác. Cơ cấu bữa ăn của trẻ luôn đòi hỏi sự phong phú, sạch sẽ, đầy đủ chất dinh dưỡng, có thế trẻ mới đủ sức đề kháng để chống lại virus và vi khuẩn gây bệnh.Trẻ cần được cung cấp đủ năng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng
Do trẻ chơi, đùa nghịch nhiều (vì lúc này trẻ đã biết đi, biết chạy, tiếp xúc với môi
trường xung quanh) nên năng lượng tiêu hao lớn. Trong bỮa ăn của trẻ cần có:
Chất bột: như bột, cháo, cơm nát (đây là nguồn cung cấp năng lượng chính trong khẩu phần); chất đạm, chất béo ngoài vai trò quan trọng với sự phát triển của cơ thể
cũng có vai trò cung cấp năng lượng. Tỷ lệ thích hợp giữa các chất sinh năng lượng
trên là: Đạm: Béo: Đường bột = 15:20:65.
Chất đạm: rất cần cho sự phát triển cơ thể trẻ, đặc biệt là các tế bào não. Nên ưu
tiên các loại đạm động vật như: thịt, cá, tôm, trứng, sữỮa...vì chúng có giá trị dinh
dưỡng cao, có đủ các axit min cần thiết cho sự phát triển của trẻ, ngoài ra đạm động vật còn giàu các yếu tố vi lượng nhƯ: sắt, kẽm,vitamin A giúp cơ thể khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng với bệnh tật. Tuy nhiên cho trẻ ăn quá nhiều đạm cũng không tỐt vì gan thân sẽ mệt mỏi. Trong bữa ăn của trẻ, chất đạm chỉ có tác dụng cao khi có đủ năng lượng, còn nếu thiếu năng lượng trẻ vẫn có thể bị suy dinh dưỡng.
Chất béo (dầu, mỡ) : vừa cung cấp năng lượng cao, làm tăng cảm giác ngon miệng đồng thời giúp trẻ hấp thu và sử dụng tỐt các vitamin trong chất béo như vitamin A, D,
E, K...rất cần cho trẻ. Các axit béo không no cần thiết như: axit lioleic, axit liolemc,
axit arachidonic rất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ có trong mỡ lợn, mỡ gà. Mỗi khẩu phần ăn của trẻ nên cho từ 1 đến 2 thìa cà phê mỡ hoặc dầu.
Các chất khoáng: rất cần cho sự tạo xương, tạo răng, tạo máu và các hoạt động chức năng sinh lý của cơ thể. Canxi có nhiều trong Sữa và các loài nhuyễn thể (tôm, cua, Ốc. trai...), photpho có trong các loại lương thực, ngũ cốc, tỷ lệ thích hợp giữa hai
chât là 1/1,5 thì sễ giúp trẻ hấp thu và sử dụng tốt. Việc chuyển hoá, hấp thu canxi và
photpho trong cơ thể cần tới vitamin D, vitamin D CÓ nhiều trong lòng đỏ trỨng, thịt và gan. Người lớn thỉnh thoảng nên cho trẻ ra ngoài tắm nắng hoặc uống bổ sung vitamin D vào mùa đông. Còn một chất khoáng nữa là sắt, cần cho sự tạo máu và một số loại men quan trỌng trong cƠ thể. Sắt có trong tim, gan, bầu dục, đậu đỗ và các loại rau có màu xanh thẫm.
Với trẻ mọi vitamin đều quan trọng, nhƯng trong giai đoạn từ 12 đến 18 tháng tuổi thì người ta quan tâm đến vitamin A và C, hai vitamin này rất cần cho sự phát triển bình thường của trẻ, cần cho sự tạo máu, tăng cường sức đề kháng chống đỡ với các yếu tố không thuận lợi. Để cung cấp đủ vitamin cho trẻ cần cho trẻ ăn rau, quả thường xuyên, nhất là các loại có màu đỏ, vàng, Da cam (vừa là nguồn cung cấp caroten - tiền vitamin A, vừa là nguồn cung cấp vitamin C) như: dưa hấu, bưởi, nho tươi, cam, rau ngót, rau mồng tơi...
Những điểm cần lưu ý trong dinh dưỡng cho trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi
-_ Nên cho trẻ ăn ngày ba bữa chính, hai bỮa phụ, sáng ăn no, trưa ăn tỐt, tỐi ăn vừa
phải. TỶ lệ các loại thức ăn cân đối, kết hợp đa dạng, không được để trẻ bị thiếu chất.
-_ Thường xuyên thay đổi cách chế biến để tạo cảm giác ngon miệng. -_ Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt (đường, bánh kẹo).
-_ Thức ăn cho trẻ phải được thái nhỏ, nấu nhừ, hạn chế để mất muối khoáng và
vitamin, hạn chế sử dụng tiêu ớt, hành, gừng.
-_ Cần cho trẻ uống đủ nước giúp trẻ tiêu hoá và hấp thu tốt các loại dinh dưỡng, nước còn có vai trò vận chuyển giúp thải trừ các sản phẩm cặn bã, độc hại của quá trình chuyển hoá ra khỏi cơ thể.
2.1.2 Dinh dưỡng cho trẻ 18-24 tháng tuổi
Bố mẹ nào sinh con ra cũng mong muốn con khỏe mạnh, phát triển tốt. Muốn được như vậy, bố mẹ phải cho trẻ ăn uống đủ và dinh dưỡng phải phong phú.
Và đảm bảo nhữỮng yêu cầu sau:
Đảm bảo dinh dưỡng trong thức ăn hàng ngày
Trong thức ăn có 6 nhóm chất dinh dưỡng: Protein (đạm), chất lipit (béo), gluxit (đường, bột), chất khoáng, vitamin và nước. 6 nhóm dinh dưỡng này đều rất cần thiết cho cơ thể trẻ. Khi được một tuổi, con bạn đã có khả năng nhai và cần calo từ thức ăn
đặc là chủ yếu. Từ 1-2 tuổi, hầu hết các bé cần đền 900 đến 1400 calo mỗi ngày. Tuy nhiên, không nhất thiết phải đếm lượng calo quá kỹ, điều quan trọng là cung cấp cho con nhiều sự lựa chọn tốt.
Bố mẹ cần chú ý chọn thức ăn vừa kinh tế vừa có chất dinh dưỡng phong phú để đảm bảo lượng dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ. Trước tiên là protein rất cần cho sự phát triển nhanh của cơ thể, mỗi ngày trẻ phải được Cung cấp đủ 40 gam protein.
Qua khảo sát sỐ đông trẻ ở lứa tuổi 18-24 tháng thấy răng: lượng protein và chất lượng protein cung cấp cho trẻ thấp thì trẻ sẽ sinh trưởng và phát triển không đảm bảo đủ tiêu chuẩn, sắc tố thấp, trẻ không hồng hào. Ngoài ra, thành phần vitamin A, D
và canxi cũng rất cần thiết cho cơ thể trẻ. Theo các bác sĩ, thiếu vitamin D làm cho cơ thể trẻ không hấp thu canxi và photpho được, thiếu vitamin A sức đề kháng của trẻ yếu, thị lực không thể duy trì tốt được. Cho nên bố mẹ phải cho trẻ ăn thức ăn có hàm lượng vitamin A và D nhiều.
Thức ăn cho trẻ phải đa dạng
Trong khi lựa chọn khẩu phần ăn hàng ngày từ mỗi nhóm thứỨc ăn, người lớn đừng nên quá cầu kỳ. Bé có thể nạp năng lượng từ nhóm thực phẩm này hôm nay và nhóm thực phẩm khác ngày hôm sau. Nếu con bạn ăn đều đặn các thức ăn từ mỗi nhóm, bé sẽ có được sự cân bằng cần thiết sau vài ngày.
Ngũ cốc, đậu xanh và rau họ đậu (4-6 phần mỗi ngày)1/2 lát bánh mỳ.30g ngũ cốc.1/2 chén cơm, mỳ, đậu Hà Lan hoặc đậu xanh nghiền.
Hoa quả và rau.Khẩu phần gợi ý (4-6 phần mỗi ngày, bao gồm ít nhất 1 phần cam, quýt)1/⁄4 chén cải xanh, đậu Hà Lan, rau chân vịt, cà rỐt, ngô hoặc bí ngô.1/2 chén quả như lê, táo hoặc 1/2 chén hoa quả nghiền.
Các chế phẩm Sữa Khầu phần gợi ý (4 phần ăn mỗi ngày):1/2 cốc sỮa.1/2 cốc sứa
chua, 30g pho mát.
Protein (thịt, cá, gia cầm...) Khẩu phần gợi ý:1 quả trứng.60ø thịt, cá hoặc gia cầm.70g đậu phụ.
Khẩu phần ăn ước lượng cho mỗi ngày
1/2 chén hoa quả, rau, mỳ hoặc gạo cỡ một quả bóng tennis hoặc nắm đấm nhỏ.
Một cốc sữa, SỮa chua hoặc rau nghiền cỡ lòng bàn tay nắm gọn quả bóng tennis. 30g pho mát cỡ bằng ngón tay cái của bạn. 30g ngũ cốc cỡ bằng nắm tay của bạn hoặc bằng quả bóng tennis. 85g thịt, cá hoặc thịt gia cầm cỡ một quân bài hoặc lòng bàn tay
phụ nỮ.
Sữa ăn và lượng ăn trong ngày
Trẻ một tuổi trở đi đã có 1 số răng sỮa, tiêu hóa và nhai đã khỏe dần. Trước đây thức ăn của trẻ chính là sỮa, sau chuyển dần sang ăn bột, cháo gạo, thịt, trứng. Mỗi
ngày trẻ ăn 3 bữa chính và 1 bữa phụ. Mỗi bữa cách nhau 3-4 giỜ.
Bữa sáng nên cho trẻ ăn uống nhiều hơn, chất lượng hơn một chút vì nó sễ cung cấp dinh dưỡng cho trẻ hoạt động suỐt buổi sáng.
Đến giữa buổi, ta cho trẻ ăn bữa phụ thứ nhất. Chỉ nên cho trẻ ăn nhẹ, dễ tiêu, để
tới bỮa trưa trẻ còn "có bụng" mà ăn.
Bữa trưa của trẻ cũng cần đầy đủ về chất và lượng.Sau khi ngủ trưa dậy thì cho trẻ ăn thêm bữa phụ.
Bữa tối cho ăn ít hơn 2 bữa trước,thức ăn dễ tiêu hơn sẽ khiến trẻ ngủ ngon hơn. Khi trẻ tập ăn cơm, bố mẹ hãy tập cho trẻ thói quen nhai kỹ, nuốt chậm.