Tích cực phòng ngừa và chống đỡ rủi ro trong hoạt động tín dụng XNK

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng tín dụng XNK tại ngân hàng TMCP XNK Việt Nam chi nhánh Láng Hạ ppt (Trang 83 - 84)

XNK

Những rủi ro mà ngân hàng gặp phải bắt nguồn từ những rủi ro của doanh nghiệp và cả từ phía ngân hàng và thị trường. Để hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng XNK, chi nhánh cần thực hiện ngay những giải pháp sau:

- Thường xuyên tiến hành dự báo đánh giá hoạt động XNK, môi trường kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước.

Bêm cạnh việc phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp XNK chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước, và qua đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thực tế hoạt động tín dụng trong năm 2008 tại chi nhánh đã chứng minh điều đó. Năm 2008 với rất nhiều biến động về tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, hoạt động của các doanh nghiệp XNK gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ như đối với nhóm ngành hàng sắt thép chiếm tới hơn 20% dư nợ tín dụng tại chi nhánh, vào thời điểm đầu năm giá đột ngột tăng cao nên các doanh nghiệp ồ ạt nhập khẩu. Đến thời điểm cuối năm thì giá thép đã giảm tới 40-50% nên các doanh nghiệp gặp thua lỗ rất nhiều. Thêm vào đó chính phủ lại cắt giảm chi tiêu công nên giá lại càng hạ. Các doanh nghiệp vay tiền nhập khẩu mặt hàng này không có khả năng trả nợ đúng hạn, rủi ro với ngân hàng là rất lớn. Do đó dư nợ quá hạn của chi nhánh đối với nhiều mặt hàng trong năm 2008 đã tăng vọt. Chính vì thế mà việc phân tích và dự đoán tình hình kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình hình hoạt động trong tương lai của các đối tác có quan hệ tín dụng tại chi nhánh là hết sức quan trọng và cần phải được tiến hành thường xuyên tại chi nhánh. Từ đó, chi nhánh có kế hoạch điều tiết cho vay hợp lý để hạn chế rủi ro.

- Tiến hành phân loại nợ quá hạn và trích lập dự phòng định kỳ

Khi chi nhánh càng mở rộng hoạt động tín dụng thì khả năng phát sinh nợ quá hạn càng lớn. Việc định kỳ phân loại nợ quá hạn sẽ giúp kiểm soát khoản cho vay và

có biện pháp xử lý kịp thời khi cần thiết. Chi nhánh cần thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định 493 của NHNN.

Đối với các khoản nợ xấu tồn đọng: Chi nhánh nên cùng phối hợp với doanh nghiệp cố gắng tìm biện pháp giải quyết dứt điểm nợ xấu, không để nợ quá hạn tăng cao trên 3% tổng dư nợ. Cơ cấu nợ cho đơn vị có thời gian tiêu thụ hàng hóa trả nợ ngân hàng. Nếu doanh nghiệp không còn có khả năng trả nợ thì chi nhánh sẽ thông qua việc xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ. Kiên quyết xử lý, khởi kiện ra tòa đối với các trường hợp chây ỳ.

- Ngân hàng chỉ chấp nhận vay vốn đối với các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, phương án kinh doanh có tính khả thi cao. Tỷ lệ vốn tự có của khách hàng phải đạt trên 15% số vốn vay và phải có tài sản đảm bảo đối với khoản vay.

- Tích cực phòng ngừa rủi ro hối đoái

Hiện nay các công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn còn khá xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam và được thực hiện rất ít tại các NHTM. Chính vì thế chi nhánh cần đẩy mạnh sử dụng các kĩ thuật phòng chống rủi ro trên để hạn chế rủi ro cho khách hàng và cho chính bản thân mình. Bên cạnh đó, cần tích cực tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trong nước và quốc tế.

3.3. Kiến nghị

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng tín dụng XNK tại ngân hàng TMCP XNK Việt Nam chi nhánh Láng Hạ ppt (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)