Khảo sát hiện trạng mạng lưới của các ISP lớn tại Việt Nam có thể thấy:
Mạng lưới ISP Việt Nam hiện đại, thiết bị có phiên bản mới và được đầu tư, nâng cấp định kỳ. Hầu hết các thiết bị có khả năng hỗ trợ tốt IPv6 nên khả năng chuyển đổi hỗ trợ IPv6 là rất tốt và khả quan.
Thiết bị mạng lưới:
Thiết bị để phục vụ hoạt động của mạng lưới bao gồm thiết bị mạng, máy chủ, máy trạm. Hầu hết các loại thiết bị sản xuất từ năm 2005 hỗ trợ địa chỉ IPv6 nếu cập nhật các phiên bản phần mềm điều hành mới.
- Thiết bị mạng: Router được đầu tư từ năm 2005 có thể hoạt động với
địa chỉ IPv6. Thiết bị mạng của Cisco, Juniper.. đều hỗ trợ IPv6. - Máy chủ: Các hệ điều hành máy chủ Linux, Sun, HP hỗ trợ IPv6
- Máy trạm: đối với máy tính của người sử dụng, địa chỉ IPv6 được hỗ
trợ trong các phiên bản hệđiều hành mới như Window XP.
Các thiết bị này có thể hoạt động đồng thời với địa chỉ IPv4 và địa chỉ IPv6 (dual-stack). Thiết bị đang hoạt động trong mạng IPv4, khi được kích hoạt tính năng IPv6 sẽ hoạt động với cả hai dạng địa chỉ.
Các phần mềm ứng dụng:
Các phần mềm cung cấp các dịch vụ cơ bản: dns, web, mail, fpt…sản xuất sau năm 2005 hỗ trợ tốt địa chỉ IPv6.
Đặc biệt các năm gần đây, tất cả các dự án đầu tư thiết bị, mạng lưới của ISP Việt Nam đều có yêu cầu hỗ trợ IPv6 đối với thiết bịđược đầu tư.
Kinh phí cho việc nâng cấp lên IPv6 không đáng kể với mạng nâng cấp theo chu kỳ và thường xuyên.
Như vậy có thể thấy, thực tế mạng lưới và dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể triển khai địa chỉ IPv6. Dựa trên cơ sở hạ tầng mạng IPv4, nếu có một phương án triển khai phù hợp, việc chuyển đổi sử dụng IPv6 sẽ
không quá khó khăn và chi phí không quá lớn.