4. Bố cục của đề tài
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Thông tin sử dụng cho quá trình nghiên cứu phải đảm bảo các yêu cầu: đầy đủ, chính xác, kịp thời và khách quan.
- Nguồn số liệu thứ cấp: là thông tin đã có sẵn và đã qua tổng hợp đƣợc thu thập từ các tài liệu đã công bố nhƣ: tài liệu nội bộ công ty gồm báo cáo quyết toán của công ty xăng dầu Bắc Thái; tài liệu từ các ấn phẩm đã công bố của nhà nƣớc nhƣ niên giám thống kê, các báo cáo kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn; tài liệu từ các tạp chí khoa học, các bài báo chuyên ngành đăng trên các mạng internet; thông tin của các tổ chức, hiệp hội nghề nghề nghiệp; Số liệu thứ cấp có ƣu điểm là kinh phí tìm hiểu ít, đƣợc cập nhật kịp thời. Tuy nhiên, đây thƣờng là những thông tin cơ bản đã đƣợc tổng hợp qua xử lý nên thƣờng không đƣợc sử dụng để dự báo, số liệu này thƣờng là cơ sở để phát hiện ra vấn đề nghiên cứu.
- Nguồn số liệu sơ cấp: là thông tin thu thập từ các cuộc điều tra, là những dữ liệu chƣa qua xử lý, đƣợc thu thập lần đầu, và thu thập trực tiếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống kê do chính tác giả thực hiện bằng các phƣơng pháp điều tra, thu thập thông tin gồm:
a. Phương pháp điều tra chọn mẫu
- Điều tra chọn mẫu là điều tra không toàn bộ, lựa chọn một cách ngẫu nhiên một số đơn vị đủ lớn đại diện trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể để điều tra, rồi dùng kết quả thu thập đƣợc tính toán, suy rộng thành các đặc điểm của toàn bộ tổng thể.
- Ƣu điểm của phƣơng pháp: tiến hành điều tra nhanh gọn, đảm bảo tính kịp thời của số liệu; tiết kiệm nhân lực và kinh phí trong quá trình điều tra; cho phép thu thập đƣợc nhiều chỉ tiêu, nhất là với những chỉ tiêu phức tạp không cho phép điều tra ở diện rộng.
- Đề tài đƣợc sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, các đơn vị đƣợc chọn trên cơ sở phân tích đặc điểm của hiện tƣợng và kinh nghiệm thực tế. Cụ thể đề tài tập trung nghiên cứu ở các điểm trung tâm thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, khu gang thép Thái Nguyên. Đây là những nơi tập trung đông dân cƣ, có nhiều doanh nghiệp và khu công nghiệp đặc trƣng của tỉnh. Đối tƣợng điều tra chủ yếu là các khách hàng của Công ty bao gồm: Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, khách hàng cá nhân. Tác giả đã điều tra 80 mẫu trong đó có:
+ Tác giả dựa vào số lƣợng các Doanh nghiệp vận tải kinh doanh trên đại bàn trung tâm thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, khu gang thép Thái Nguyên là khách hàng của công ty, trên các địa bàn nói trên có khoảng hơn 100 Doanh nghiệp là khách hàng của công ty, tác giả dùng phƣơng pháp chọn mãu phi ngẫu nhiên để suy rộng ra cho tổng thể cụ thể tác giả chọn 10 (~ 10%) mẫu phiếu điều tra các khách hàng là doanh nghiệp kinh doanh vận tải.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
+ Tác giả lựa chọn 70 mẫu phiếu điều tra các khách hàng là cá nhân tuy các khách hàng cá nhân là rất đông, tuy nhiên do hành vi tiêu dùng của khách hàng cá nhân khá giống nhau (hết xăng, dầu mới mua) nên tác giả chỉ chọn 70 mẫu rồi suy rộng ra cho tổng thể.
b. Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phỏng vấn là một phƣơng pháp quan trọng để thu thập dữ liệu về các yêu cầu của hệ thống thông tin cần thu thập. Việc phỏng vấn các chuyên gia trong doanh nghiệp nhƣ: Giám đốc - Phó Giám đốc Công ty, Trƣởng/phó phòng kinh doanh, trƣởng/phó phòng quản lý kỹ thuật của Công ty… nhằm thu thập thông tin về: các ý kiến, cảm giác của ngƣời đƣợc phỏng vấn về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp; trạng thái hiện tại của doanh nghiệp; mục tiêu của con ngƣời và tổ chức đƣợc phỏng vấn có ảnh hƣởng thế nào đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các bƣớc lập kế hoạch phỏng vấn: Thiết lập mục tiêu phỏng vấn từ đó xác định hệ thống câu hỏi với nguyên tắc các câu hỏi đƣợc đƣa ra phải đảm bảo nguyên tắc ngắn gọn, thích hợp, có mục tiêu, không mơ hồ, không nhiều nghĩa và có tính đặc trƣng.
- Sử dụng câu hỏi phỏng vấn là câu h ỏi mở cho phép ngƣời phỏng vấn đƣợc trả lời những gì họ mong muốn nhằm phản ánh thái độ, các giá trị và niềm tin của ngƣời đƣợc phỏng vấn với doanh nghiệp.
- Thực hiện các phƣơng pháp phỏng vấn gồm:
Phƣơng pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp: Tác giả đến gặp trực tiếp đối tƣợng đƣợc điều tra để phỏng vấn theo một số nội dung đƣợc chuẩn bị từ trƣớc.
Phƣơng pháp phỏng vấn bằng điện thoại: tác giả phỏng vấn các đối tƣợng điều tra là những khách hàng mua lẻ khi cần tìm hiểu về các câu hỏi nhạy cảm nhƣ thái độ phục vụ bán hàng của nhân viên Công ty.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Phƣơng pháp quan sát cung cấp sự hiểu biết về những gì mà doanh nghiệp đang thực sự hoạt động, nhìn nhận trực tiếp các quan hệ tồn tại giữa những ngƣời ra quyết định và các thành viên khác trong doanh nghiệp. Cụ thể tác giả tiến hành quan sát những nội dung sau:
- Quan sát các quy tắc thủ tục quản lý trong doanh nghiệp là những quy định trình tự cần tuân thủ và thực hiện để đảm bảo yêu cầu và mục tiêu quản lý. Ví dụ nhƣ quy định về việc ký kết hợp đồng kinh tế của doanh nghiệp.
- Quan sát các qui tắc và thủ tục về tổ chức là những quy định, trình tự làm việc cần tuân thủ của doanh nghiệp nhƣng sau này có thể thay đổi đƣợc. (Ví dụ: quy tắc về bộ phận bán hàng đối với thời gian giao hàng).
- Quan sát các quy tắc và thủ tục về kỹ thuật nhƣ những quy định, trình tự nhằm đảm bảo quản lý kỹ thuật và chất lƣợng công trình.
Từ những quan sát trên ghi chép đầy đủ mọi quy tắc và trình tự hoạt động của doanh nghiệp để có thể xem xét loại bỏ những quy tắc đã lạc hậu, ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đƣa ra những cải tiến về tổ chức, quản lý trong doanh nghiệp.
2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin
- Căn cứ số phiếu điều tra thu đƣợc, tiến hành kiểm tra và hiệu chỉnh lại trƣớc khi tổng hợp.
- Tổng hợp và xử lý thông tin, sử dụng các công cụ tính toán trên phần mềm Microsoft Excel,..
2.2.3. Các phương pháp phân tích
2.2.3.1. Phương pháp phân tổ thống kê
- Thống kê là hệ thống các phƣơng pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lƣợng) của những hiện tƣợng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
- Phƣơng pháp thống kê gồm có các bƣớc: thu thập, xử lý số liệu kết quả có đƣợc giúp khái quát đặc trƣng của tổng thể; nghiên cứu các hiện tƣợng trong hoàn cảnh không chắc chắn, nhƣ nhu cầu sản phẩm của thị trƣờng ở mức độ nào, tình trạng nền kinh tế ra sao để nắm các thông tin này một cách rõ ràng là một điều không chắc chắn; điều tra chọn mẫu chỉ cần nghiên cứu một bộ phận của tổng thể có thể suy luận cho hiện tƣợng tổng quát mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phép; nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tƣợng; dự đoán.
- Phân tổ đƣợc gọi là phân lớp thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để chia các đơn vị tổng thể ra thành nhiều tổ, lớp, nhóm khác nhau. Phân tổ thống kê phải đảm bảo đƣợc nguyên tắc một đơn vị của tổng thể chỉ thuộc một tổ duy nhất và một đơn vị thuộc một tổ nào đó phải thuộc tổng thể.
- Đề tài lựa chọn phƣơng pháp phân tổ kết cấu nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tƣợng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng trong thời gian qua đi tới kết luận. Qua thực hiện phƣơng pháp phân tổ tiến hành so sánh: so sánh về sản lƣợng, doanh thu, hệ thống cửa hàng, hệ thống khách hàng qua các năm, số lao động, trình độ lao động...Phân tổ theo từng nhóm khách hàng: Tổng đại lý, đại lý, mua buôn, mua lẻ...
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Chỉ tiêu đánh giá: Gía cả, khối lƣợng tiêu thụ, tỷ lệ chiết khấu, thu nhập trƣớc thuế, doanh thu, lãi lỗ
Một số chỉ tiêu phân tích: Khối lƣợng sản phẩm hàng hóa có thể biểu hiện dƣới hình thức giá trị, nó phản ánh bằng tiền của khối lƣợng sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp bán ra ngoài phạm vi của mình trong năm.
Các chỉ tiêu về kết quả của kênh tiêu thụ sản phẩm Doanh số bán (triệu đồng) = số lƣợng x giá thành
Doanh số bán: là chỉ tiêu phổ biến nhất đƣợc sử dụng trong đo lƣờng quy mô và có thể biểu hiện trên hình thức giá trị và hiện vật. Ngoài ra doanh số bán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
còn là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả nhất kết quả hiệu năng của các nhân tố tổ chức công nghệ và lao động của công ty đồng thời là chỉ tiêu có thể so sánh đƣợc.
Hệ số tiêu thụ: Phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch của công tác tiêu thụ sản phẩm. Chỉ tiêu này cho chúng ta biết tình hình tiêu thụ sản phẩm trong kì của Doanh nghiệp có đạt đƣợc kế hoạch đề ra hay không?
Hệ số tiêu thụ (%) = Khối lƣợng bán kế hoạch Khối lƣợng bán thực
Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu sản phẩm tiêu thụ: Chỉ tiêu này cho biết cơ cấu của 1 loại sản phẩm đƣợc tiêu thụ so với tổng sản lƣợng tiêu thụ của tất cả sản phẩm. Dựa vào chỉ tiêu này ta biết đƣợc sản phẩm nào đang chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản lƣợng tiêu thụ của Doanh nghiệp
Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ (%) =
Tổng sản lƣợng tiêu thụ của 1 sản phẩm Tổng sản lƣợng tiêu thụ của tất cả sản phẩm Quan hệ giữa Doanh thu và chi phí của Doanh nghiệp trong kì ở đây là số thuế Thu nhập Doanh nghiệp mà Doanh nghiệp phải nộp.
Số thuế TNDN Doanh nghiệp phải nộp (triệu đồng) =
Thu nhập tính thuế x
Thuế suất thuế TNDN Trong đó:
Thu nhập tính thuế đƣợc xác định theo công thức sau: Thu nhập tính thuế (triệu đồng) = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập đƣợc miễn thuế - Các khoản lỗ đƣợc chuyển theo quy đinh
Thu nhập chịu thuế trong kì đƣợc xác định nhƣ sau: Thu nhập chịu thuế
(triệu đồng) = Doanh thu -
Chi phí đƣợc trừ +
Các khoản thu nhập khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
doanh thu bán hàng Doanh thu
Lợi nhuận tính trên 1 đồng chi
phí bán hàng =
Lợi nhuận CP bán hàng
Ngoài ra còn các chỉ tiêu về các loại thuế phải nộp nhƣ: Thuế GTGT phải nộp , thuế tiêu thụ đặc biệt…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC THÁI 3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km² Phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn
Phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang Phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang Phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội.
Tỉnh Thái Nguyên cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi phía bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lƣu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lƣu đã đƣợc thực hiện thông qua hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.
3.1.2. Đặc điểm địa hình
Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hƣớng bắc - nam và thấp dần xuống phía nam. Cấu trúc vùng núi phía bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ.
Phía bắc Thái Nguyên gồm rừng núi và đồng lầy. Về phía đông có những dãy núi cao nằm giữa những ngọn núi đá vôi ở phố Bình Gia. Về phía đông bắc, có cao nguyên Vũ Phái đƣợc giới hạn bởi những dãy núi đá vôi và có khu rừng núi ngăn chia Lâu Thƣợng và Lâu Hạ ở phƣơng Nam. phía tây bắc Thái Nguyên có thung lũng Chợ Chu bao gồm nhiều cánh đồng và những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
thung lũng nhỏ. Giữa Đồn Đủ và Cổ Lƣơng là một cánh đồng giáp với cao nguyên Trúc Thanh và Độ Tranh gồm nhiều đồi núi lan tới tận khu đồng lầy Phúc Linh. Phía tây nam có dãy Tam Đảo dọc theo cao nguyên Văn Lang và cánh đồng Đại Từ. Tam Đảo có đỉnh cao nhất 1.591 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hƣớng tây bắc - đông nam. Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hƣớng đông bắc - tây nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cùng chạy theo hƣớng tây bắc - đông nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhƣng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.
3.1.3. Đất đai
Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm các loại sau:
Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, hình thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhƣng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lƣơng thực cho nhân dân vùng cao.
Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng nhƣ Đại Từ, Phú Lƣơng... ở từ độ cao 150 m đến 200 m có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè (trà) (một đặc sản của Thái Nguyên).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán...) khó khăn cho việc canh tác.
Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22% diện tích đất tự nhiên) và đất chƣa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78% diện tích tự nhiên). Trong đất chƣa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp.