2. Giải pháp cho các vấn đề phát sinh
2.2.1.2 .Những giải pháp nếu doanh nghiệp là nhà xuất khẩu khi lựa chọn
chọn phương thức thanh toán bằng thư tín dụng
Ngân hàng chỉ thanh toán cho người xuất khẩu khi người này xuất
trình được bộ chứng từ đúng như quy định của L/C . Do đó đây là nội dung
tối quan trọng đối với người xuất khẩu , cho nên khi nhận được L/C người
xuất khẩu phải kiểm tra kỹ quy định về bộ chứng từ trên các khía cạnh :
Số lượng chúng từ phải xuất trình
Số lượng chứng từ phải làm đối với từng loại (thông thường lập 3
bản)
Nội dung cơ bản được yêu cầu đối với từng loại
Thời hạn muộn nhất phải xuất trình các chứng từ
Quy định cách thức trả tiền : cho phép bồi hoàn bằng điện hay không
Nhà xuất khẩu cần thận trọng so sánh với hợp đồng ngoại thương và đánh giá khả năng của mình trong việc làm các chứng từ . Nếu không thể
thực hiện được chứng từ nào thì phải đề nghị tu chỉnh L/C trước khi giao
hàng . Trong thực tế , nhà nhập khẩu chỉ đề nghị tu chỉnh trong một số ít trường hợp do điều khoản L/C đã mở không chính xác . Thường việc đề
nghị tu chỉnh L/C xuất phát từ người xuất khẩu khi họ nhận thấy việc thực
hiện các điều khoản của L/C vượt quá khả năng hoặc ảnh hưởng đến quyền
lợi ích kinh tế của mình . Ngoài ra , khi người xuất khẩu lập bộ chứng từ không đúng với quy định của L/C thì giải pháp tốt nhất trong trường hợp
này là : Bố trí nhân sự giỏi về nghiệp vụ ở khâu lập bộ chứng từ . Lựa chọn đối tác nhập khẩu có thiện chí . Đọc , nghiên cứu kỹ quy định của L/C đối
với bộ chứng từ . Nghiên cứu kỹ những rủi ro sai sót thường gặp đối với
từng chứng từ lập và cách khắc phục . Thỏa thuận ngay với nhà nahạp khẩu
từ khâu ký hợp đồng ngoại thương về các chứng từ cần xuất trình khi
thanh toán. Đề nghi. Tu chỉnh L/C khi cần.
2.3.Nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong nghiệp vụ xuất khẩu
Giá hàng nguyên liệu trong trao đổi với sản phẩm
Thống kê về số lượng và giá trị tính theo giá CIF hàng nhập khẩu
Giá cước vận tải
Thuế và chi phí nhập khẩu
Nước cung cấp ( hoặc sản xuất ), nước sản xuất
Danh mục các nhà sản xuất Đặc tính , tiêu chuẩn sản phẩm
Nguồn thông tin về giá cả của các nhà sản xuất
Quy định về giá xuất nhập khẩu ở nước người xuất nhập khẩu
Chỉ số giá được sử dụng trong công thức tính giá và do các tổ chức
của các nước xuất nhập khẩu công bố chính thức .
Đánh giá nhu cầu : Sự thiếu hụt hàng xuất nhập khẩu và chu kỳ thời
gian của nó
Đánh giá môi trường kinh tế chung và triển vọng của nó
Thông tin về cung và cầu toàn cầu của hàng hóa hoặc sản phẩm đang
kinh doanh
Tỷ giá hối đoái và xu hướng
Lãi suất trong nước và nước ngoài
Những nguồn thông tin mà tính chất tòan diện và chiều sâu nội dung
của nó gần sát với yêu cầu của tổ chức xuất nhập khẩu ( không nên thiếu
hoặc quá thừa những thông tin không cần thiết ). Những nguồn thông tin
mang tính chất thời sự , được xuất bẩn định kỳ với mức độ vừa phải.
Những nguồn thông tin được tín nhiệm theo truyền thống về sự thành công của nàh xuất bản và sự đánh giá của người sử dụng theo thời gian .Điều tra
“ Khảo sát kinh tế của các bộ ’, tổng cục , viện nghiên cứu , ngân hàng
thương mại , hiệp hội kinh tế , các tuần báo chuyên đề . Thông báo về
chính sách xuất nhập khẩu của Chính Phủ . Các ấn phẩm của Chính Phủ về
thống kê thương mại và kinh tế
Báo cáo của các đại diện thương mại ở nước ngoài và của các tổ
chức nước ngoài ở nước mình .
Các danh mục và hướng dẫn về luật lệ buôn bán , cơ cấu thuế , thủ
tục hải quan và luôn được bổ sung thông tin mới nhất . Văn phòng đại diện ở nước ngoài và địa diện thương mại nước ngoài tại nước mình . Phòng
thương mại của các hiệp hội kinh doanh và công nghiệp trong và ngoài nứoc
Đại lý tạiđịa phương của những người cung cấp hàng ngoài nước
Các nhà nhập khẩu khác cùng kinh doanh các sản phẩm tương tự
Hội chợ thương mại , triển lãm …
Các tổ chức dịch vụ ( ngân hàng , vận tải….)
2.3.1.Nghiên cứu , phân tích, nhận dạng và làm rõ những phát sinh trong kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
Nhận dạng và làm rõ những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng để từ đó có thể giảm thiểu rủi ro , tổn thất cho các
doanh nghiệp . Đó là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các vấn đề
xuất nhập khẩu. Các hoạt động nhận dạng nhằm thu thập , phát triển thông
tin về các vấn đề phát sinh để từ đó có thể làm rõ các thông tin ,nhằm tránh được những rủi ro cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương .
Nghiên cứu, nhận dạng những vấn đề phát sinh trong quá trình thực
hiện hợp đồng là sử dụng biện pháp tư duy , kinh tế , kỹ thuật nhằm phát
hiện một cách có hệ thống các vấn đề phát sinh có thể gây rủi ro thiệt hại ,
có khả năng xảy ra hoặc đã xảy ra đối với doanh nghiệp nhằm rút ra những
bài học kinh nghiệm . Để nhận dạng được các vấn đề phát sinh trong quá
trình thực hiện hợp đồng thì các doanh nghiệp cần thực hiện một số nội
dung sau :
Nghiên cứu vè nguồn gốc của các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng
Nguồn gốc của các vấn đè phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng là nguồn các yếu tố góp phần vào các kết quả tiêu cực hay tích cực
trong quá trình hoạt động kinh doanh ngoại thương của doanh nghiệp
Phân loại : Thông thường nguồn gốc của các vấn đề phát sinh trong
quá trình thực hiện hợp đồng được phân chia theo sự tác động tới hoạt động của doanh nghiệp , chẳng hạn :
+ Môi trường vật chất
+ Môi trường pháp luật + Môi trường kinh tế + Môi trường hoạt động + Môi trường xã hội
Mỗi môi trường cụ thể , nguồn gốc các phát sinh được hình thành một cách khác nhau
Phương pháp nhận dạng những phát sinh trong quá trình thực hiện
phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương của doanh
nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu . Vì vậy, thiết lập hệ thống các phương
pháp nhạn dạng các vấn đề phát sinh khi thực hiện hợp đồng ngoại thương
có hệ thống là rất cần thiết .Khi áp dụng các phương pháp nghiên cứu nhận
dạng những phát sinh khi thực hiện hợp đồng ngoại thương cần chú ý đến
một số điểm như sau :
Thứ nhất , doanh nghiệp không nên chỉ dựa vào một phương pháp
mà cần sử dụng nhiều phương pháp để hỗ trợ bổ sung cho nhau
Thứ hai , việc nhận dạng những vấn đề phát sinh khi thực hiện hợp đồng ngoại thương là một quá trình thường xuyên , vì nguy cơ của những
phát sinh có thể thay đổi theo thời gian
Thứ ba , việc áp dụng bảng liệt kê các vấn đề phát sinh khi thực hiện
hợp đồng ngoại thương ở dạng tiềm năng có thể gợi ra một vài sự điều
chỉnh bảng liệt kê đó