2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.1. Quá trình hình thành
Chi nhánh Điện Bình Phú đƣợc thành lập ngày 01/07/1983 theo Quyết định số: 24ĐL/TCCB ngày 01/07/1983 của Bộ Điện Lực về việc thành lập Chi nhánh Điện thuộc Sở Điện Lực Thành phố Hồ Chí Minh.
Đến ngày 13/05/1995 Chi nhánh Điện Bình Phú đƣợc đổi tên thành Điện Lực Bình Phú theo Quyết Định số 333/ĐVN/TCCB-LĐ, ngày 13/05/1995 của Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam về việc tổ chức lại Chi nhánh điện Bình Phú thành Điện Lực Bình Phú.
Quyết định thành lập công ty Điện lực Bình Phú căn cứ theo Quyết định số 229/QĐ-EVN ngày 14/04/2010 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc đổi tên các điện lực trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Thành Phố Hồ Chí Minh.
Công ty Ðiện lực Bình Phú có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng để giao dịch, ký hợp đồng, đƣợc mở tài khoản tại Ngân hàng theo phân cấp của Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh và hạch toán phụ thuộc với Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (HCMC) và đƣợc đăng ký kinh doanh theo nhiệm vụ qui định.
Trụ sở Công ty Điện lực Bình Phú đặt tại:
- Số 718 đƣờng Kinh Dƣơng Vƣơng, P.13, Q.6, TP.Hồ Chí Minh - Điện thoại: (08) 38777044
- Fax: (08) 38 756 679
- Website Tổng Công ty điện lực TP.HCM: www.hcmpc.vn Chức năng và nhiệm vụ:
Công ty Ðiện lực Bình Phú hoạt động quản lý lƣới điện trên địa bàn Quận 6 và Quận Bình Tân về chuyên ngành kinh doanh điện năng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm:
- Phân phối và kinh doanh điện năng;
- Quản lý vận hành ổn định, an toàn, liên tục, lƣới điện phân phối;
- Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp lƣới điện phân phối và một số dịch vụ khác liên quan;
- Tƣ vấn giám sát thi công xây lắp các công trình lƣới điện đến cấp điện áp 22kV;
- Tƣ vấn quản lý dự án đầu tƣ xây dựng các công trình điện; - Mua sắm vật tƣ, thiết bị điện;
- Dịch vụ tổ chức bán đấu giá tài sản; - Tƣ vấn giám sát chất lƣợng xây dựng;
Trong những ngày đầu thành lập, tài sản hầu nhƣ không có gì đáng kể với một hệ thống lƣới điện cũ nát, cơ sở vật chất thiếu thốn lạc hậu, đội ngũ CBNV của Công ty ĐLBP vừa thiếu lại vừa yếu, sự cố lƣới điện xảy ra liên tục, chất lƣợng điện năng không bảo đảm yêu cầu,... làm ảnh hƣởng đến uy tín của ngành điện lúc bấy giờ. Trãi qua một quá trình phát triển lâu dài, với sự đầu tƣ rất lớn tiền của đóng góp của ngƣời dân và ngân sách của thành phố, của Ngành, Tính đến nay, Công ty ĐLBP quản lý 3.128 trạm biến thế (dung lƣợng tƣơng ứng là 1.246.000 kVA), 584 km đƣờng dây trung thế, 1.316 km đƣờng dây hạ thế, cung cấp điện cho 220.563 khách hàng lớn nhỏ, với tổng cộng CBNV là 487 ngƣời. Bộ máy tổ chức của Công ty ĐLBP gồm có: Ban Giám đốc (04 ngƣời) và 14 phòng ban đội trực thuộc.
Với hơn 30 năm thành lập và phát triển, cơ sở vật chất đƣợc đầu tƣ nâng cấp, đội ngũ CBNV không ngừng phát triển và trƣởng thành cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng.
Năng lực quản trị doanh nghiệp ngày càng đƣợc chú trọng và nâng cao. Trong các năm qua, Công ty ĐLBP cơ bản hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu do Tổng công ty Điện lực TP HCM giao, đáp ứng đƣợc yêu cầu sử dụng điện của nhân dân địa phƣơng, nhiều trạm biến áp phân phối đƣợc xây dựng mới, lƣới điện phân phối đã đƣợc nâng cấp cải tạo và mở rộng, nhiều công trình ngầm hóa lƣới điện và dây thông tin đƣợc thực hiện góp phần đảm bảo cung cấp điện an toàn liên tục; góp phần vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận 6 và quận Bình Tân. Tính đến 31/12/2013, tổng giá trị tài sản của công ty là 1.235 tỷ triệu đồng.
2.1.1.2. Sự phát triển qua từng năm giai đoạn 2009-2013 Bảng 2.1 Bảng số liệu khối lƣợng quản lý giai đoạn 2009-2013
Năm
Trạm biến áp Đƣờng dây
Tổng số trạm Công suất Đƣờng dây trung thế Đƣờng dây hạ thế
Số trạm Tăng trƣởng % MVA Tăng trƣởng % km Tăng trƣởng % km Tăng trƣởng % 2009 2,802 1,085 400 790 2010 2,826 0.86 1,099 1.29 415 3.75 822 4.05 2011 3,028 7.15 1,212 10.28 457 10.12 824 0.24 2012 3,056 0.92 1,224 0.99 497 8.75 834 1.21 2013 3,128 2.36 1,246 1.80 584 17.51 1,316 57.79
(Nguồn: Báo cáo SXKD hằng năm của Công ty ĐLBP)
2.1.2. Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực
2.1.2.1. Bộ máy tổ chức
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty ĐLBP hiện nay đƣợc trình bày ở hình 2.2. bên dƣới
Nhận xét: Bộ máy tổ chức của Công ty ĐLBP đƣợc xây dựng theo mô hình trực tuyến - chức năng phù hợp với loại hình của một công ty quản lý và phân phối điện: có ba mảng chính là quản lý kỹ thuật - vận hành lƣới điện, quản lý kinh doanh dịch vụ khách hàng và đầu tƣ xây dựng lƣới điện. Mô hình này giúp cho công ty quản lý điều hành chặt chẽ các chức năng, nghiệp vụ chuyên biệt và quản lý vận hành lƣới điện đảm bảo an toàn, chất lƣợng trong cung cấp điện trên toàn địa bàn quản lý.
2.1.2.2. Nguồn nhân lực
Đề cập đến nguồn nhân lực, tác giả luận văn phân tích về tình hình lao động, cơ cấu lao động.
Về tình hình lao động, bảng 2.2 trình bày tình hình phân bổ lao động giữa các khối qua lại của các năm 2009-2013.
Bảng 2.2: Bảng phân bố lao động theo khối sản xuất
Năm
Khối gián tiếp Khối gián tiếp Số lƣợng Tỷ lệ tăng % Số lƣợng Tỷ lệ tăng % 2009 184 311 2010 189 2.65 306 -1.63 2011 193 2.07 299 -2.34 2012 192 -0.52 297 -0.67 2013 188 -2.13 291 -2.06 (Nguồn: Phòng TC-NS Công ty ĐLBP)
Nhận xét: Khối gián tiếp có tỷ lệ lao động giảm đều, khối sản xuất trực tiếp hai năm 2010 và 2011 tăng, còn 2012 và 2013 giảm. Điều này phản ánh Công ty ĐLBP đang trong xu thế sắp xếp nhân sự hợp lý, không tăng nhân sự nhằm nâng cao năng suất lao động, tang thu nhập cho nhân viên.
Cơ cấu lao động theo trình độ đƣợc trình bày tại bảng 2.3 dƣới đây.
Bảng 2.3: Bảng cơ cấu lao động theo trình độ
Ngành nghề 2009 2010 2011 2012 2013 Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Đại học và trên đại học 90 18.18 95 19.19 98 19.92 106 21.68 104 21.71 Cao đắng, trung cấp chuyên nghiệp 32 6.46 36 7.27 35 7.11 31 6.34 31 6.47 Trung cấp nghề, sơ cấp nghiệp vụ 311 62.83 306 61.82 299 60.77 297 60.74 291 60.75 Chƣa qua đào
tạo 62 12.53 58 11.72 60 12.20 55 11.25 53 11.06
Tổng cộng 495 100 495 100 492 100 489 100 479 100
(Nguồn: Phòng TC-NS Công ty ĐLBP)
Phân tích cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn ở bảng 2.3 cho thấy tỷ lệ trình độ đại học trở lên tăng từ 18,18% (năm 2009) lên 21,71% (năm 2013), trong khi đó tỷ lệ trình độ trung cấp nghề (công nhân kỹ thuật) và sơ cấp nghiệp vụ có xu hƣớng giảm dần từ 62,83% (năm 2009) giảm xuống 60,75%
(năm 2013). Tỷ lệ đại học/cao đẳng-trung cấp/công nhân, sơ cấp năm 2013 của Công ty ĐLBP là: 1,0/0,35/3,0. So với tỷ lệ của ngành 1,0/1,75/1,8 thì cơ cấu của Công ty ĐLBP có lực lƣợng trình độ đại học đông hơn trình độ cao đẳng- trung cấp. Công ty ĐLBP cần nghiên cứu xây dựng mức tỷ lệ hợp lý của các trình độ chuyên môn để đảm bảo sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả. Cơ cấu lao động theo nghề nghiệp đƣợc trình bày tại bảng 2.4 dƣới đây.
Bảng 2.4: Bảng cơ cấu lao động theo nghề nghiệp
Ngành nghề 2009 2010 2011 2012 2013 Số lƣợng lệ % Tỷ lƣợng Số lệ % Tỷ lƣợng Số Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Chuyên điện 386 78.0 375 75.8 390 79.3 392 80.2 396 82.7 Tài chính -kế toán 21 4.2 30 6.1 30 6.1 28 5.7 28 5.8 Quản trị kinh doanh 18 3.6 17 3.4 18 3.7 17 3.5 17 3.5 Công nghệ thông tin 7 1.4 5 1.0 6 1.2 8 1.6 8 1.7 Ngành nghề khác 63 12.7 68 13.7 48 9.8 44 9.0 30 6.3
Tổng cộng 495 100 495 100 492 100 489 100 479 100
(Nguồn: Phòng TC-NS Công ty ĐLBP)
Nhận xét: Lao động chuyên ngành điện xu hƣớng 3 năm cuối giai đoạn đều tăng và chiếm tỷ lệ rất cao (khoảng trên 80%), các ngành nhƣ tài chính kế toán, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin cơ bản không thay đổi nhiều, riêng các ngành nghề khác thì xu hƣớng giảm đáng kể do Công ty chủ trƣơng thuê nhân công ngoài để thực hiện các công việc nhƣ bảo vệ, tạp vụ ...
Cơ cấu lao động theo độ tuổi đƣợc trình bày tại bảng 2.5 dƣới đây.
Bảng 2.5: Bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi
Độ tuổi Số lƣợng Tỷ lệ % Dƣới 30 63 13.15 Từ 30 đến dƣới 40 247 51.57 Từ 40 đến dƣới 50 124 25.89 Trên 50 45 9.39 Tổng cộng 479 100 (Nguồn: Phòng TC-NS Công ty ĐLBP)
Nhận xét: Tuổi từ 30 đến dƣới 40 chiếm tỷ lệ cao nhất (51,57%), tuổi từ trên 50 trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất (9,39%). Độ tuổi dƣới 40 chiếm tỷ lệ khá cao (64,72%), trong khi đó tuổi từ 40 trở lên chiếm tỷ lệ thấp hơn (35,28%). Điều này cho thấy công ty có thuận lợi trong việc phát huy sức sáng tạo, năng động trong lực lƣợng cán bộ nhân viên trẻ, đây cũng là lực lƣợng lao động kỹ thuật nòng cốt, trực tiếp vận hành và sửa chữa lƣới điện. Lực lƣợng công nhân ở độ tuổi này có thế mạnh là có khả năng thao tác trực tiếp tốt trên lƣới, có thể lực,
có kỹ năng và có chuyên môn công tác.
Cơ cấu lao động theo thâm niên đƣợc trình bày tại bảng 2.6 dƣới đây
Bảng 2.6:Bảng cơ cấu lao động theo thâm niên
Thâm niên công tác Số lƣợng Tỷ lệ %
Dƣới 5 năm 36 7.52
Từ 5 năm đến dƣới 10 năm 132 27.56
Từ 10 năm đến dƣới 20 năm 213 44.47
Trên 20 năm 98 20.46
Tổng cộng 479 100
( Nguồn: Phòng TC-NS Công ty ĐLBP)
Nhận xét: Thâm niên từ 10 đến 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (44,47%), thâm niên dƣới 05 năm khá thấp ( chỉ 7,52%); đây thể hiện ngƣời lao động đa số gắn bó lâu năm với công ty, có nhiều kinh nghiệm và là điều kiện khá tốt để công ty thực hiện các chiến lƣợc nâng cao năng suất lao động, cũng nhƣ áp dụng cải tiến trong kỹ thuật vận hành lƣới điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. Lực lƣợng này vừa có kinh nghiệm, năng động, có sức khỏe, có khả năng tốt nhất trong việc tiếp thu trình độ khoa học công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến; có khả năng đáp ứng đƣợc các yêu cầu phát triển mới của Công ty.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
2.1.3.1. Hoạt động kinh doanh điện năng
Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh điện năng giai đoạn 2009-2013
Năm
Tổng doanh thu Tổng số khách hàng Điện thƣơng phẩm
Thực hiện (triệu đồng) Tăng trƣởng % Khách hàng Tăng trƣởng % triệu kWh Tăng trƣởng % 2009 2,105,795 176,293 1,924 2010 2,466,902 17.15 186,943 5.70 2,094 8.12 2011 2,845,163 15.33 195,241 4.25 2,178 3.86 2012 3,274,577 15.09 200,038 2.40 2,259 3.59 2013 3,844,474 17.40 207,814 3.74 2,405 6.07
(Nguồn: Báo cáo SXKD hàng năm của Công ty ĐLBP)
Nhận xét: Doanh thu bán điện thực hiện đều tăng trƣởng qua mỗi năm, tốc độ phát triển điện thƣơng phẩm, số khách hàng luôn tăng cao, tuy hai năm 2011 và 2012 tăng chậm do ảnh hƣởng chung của nền kinh tế trong nƣớc và thế giới, nhất là Nghị quyết 11 của Chính phủ trong vấn đề đầu tƣ công.
2.1.3.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh khác
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh khác đƣợc trình bày ở bảng 2.8.
Bảng 2.8: Kết quả hoạt động SXKD khác giai đoạn 2009-2013
ĐVT: Triệu đồng STT Nguồn thu 2009 2010 2011 2012 2013 1 Mắc điện 4,242 5,247 4,629 3,998 4,914 2 ĐTXD + SCL 60 806 591 40 322 3 Bảo trì trạm KH 29 60 152 4 Dịch vụ khác 7,094 6,995 9,949 8,595 7,333 Tổng cộng 11,396 13,048 15,198 12,693 12,721
(Nguồn: Báo cáo SXKD hàng năm của Công ty ĐLBP)
Nhận xét: Nguồn thu từ sản xuất khác khá ổn định hằng năm, do đó Công ty cần tăng cƣờng tự thực hiện thêm nhiều công trình ĐTXD và SCL vì hiện tại nguồn thu từ công tác này còn rất thấp để tăng thêm thu nhập cho ngƣời lao động.
2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động QTNNL
2.2.1. Đánh giá thực trạng hoạch định nguồn nhân lực
Cho đến năm 2012, Công ty ĐLBP hầu nhƣ chƣa có chiến lƣợc để hoạch định nguồn nhân lực, toàn bộ vấn đề nhân sự, định biên, biên chế đều theo hƣớng dẫn, sắp xếp phân công điều động của Tổng công ty Điện lực TP HCM. Đến năm 2013, Công ty ĐLBP mới bắt đầu đề cập đến chiến lƣợc nâng cao năng lực nhân viên để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng dịch vụ khách hàng sử dụng điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, tối ƣu hóa chi phí trong đầu tƣ xây dựng, để tăng năng suất lao động theo chiến lƣợc của Tổng công ty. Sau đây, tác giả luận văn phân tích đánh giá thực trạng quá trình hoạch định nguồn nhân lực ở Công ty ĐLBP.
Là một đơn vị thành viên của Tổng công ty Điện lực Tp HCM, hoạt động theo hình thức hạch toán phụ thuộc, do đó mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là vấn đề vốn và nhân sự đều chịu sự chi phối và chỉ đạo từ Tổng công ty, nên đã phần nào làm hạn chế tính chủ động của công ty trong nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề về nhân lực.
Về việc phân tích hiện trạng QTNNL: Công ty ĐLBP chƣa phân tích hiện trạng QTNNL nhằm xác định những điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn,
thuận lợi về QTNNL của công ty. Công ty cũng chƣa đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động QTNNL hiện tại; vì vậy, công ty chƣa có cơ sở để xác định chiến lƣợc QTNNL phù hợp. Kết quả là đến nay, công ty vẫn còn tình trạng thiếu hụt nhân sự ở vài bộ phận, phải tăng ca thƣờng xuyên làm ảnh hƣởng đến tâm lý không tốt cho nhân viên và công tác quản lý vận hành lƣới điện, nâng cao chất lƣợng dịch vụ khách hàng sử dụng điện.
Về dự báo khối lƣợng công việc (đối với mục tiêu, kế hoạch dài hạn, trung hạn) hoặc xác định khối lƣợng công việc và tiến hành phân tích công việc (đối với mục tiêu, kế hoạch ngắn hạn): Hàng năm, căn cứ theo mục tiêu và kế hoạch do Tổng công ty giao, công ty xác định khối lƣợng công việc và từ đó thực hiện phân tích công việc để có cơ sở xác định nhu cầu số lƣợng nhân viên. Nhƣng do chƣa dự báo, cũng nhƣ chủ động đƣợc cụ thể mục tiêu và kế hoạch dài hạn, trung hạn; vì vậy, công ty chƣa thể dự báo đƣợc khối lƣợng công việc theo kế hoạch dài hạn, trung hạn.
Về dự báo nhu cầu nguồn nhân lực: Do những lý do trên đây nên hiện nay công ty chƣa có dự báo trung, dài hạn nhu cầu nguồn nhân lực. Công ty chỉ xác định nhu cầu nguồn nhân lực ngắn hạn dựa theo chỉ tiêu năng suất lao động do cấp trên giao. Căn cứ vào dự báo sản lƣợng điện thƣơng phẩm hàng năm, Công ty ĐLBP xác định nhu cầu lao động sao cho năng suất lao động bình quân năm sau cao hơn năm trƣớc. Đồng thời dự báo nhu cầu lao động năm kế tiếp (n+1) theo định biên Tổng công ty quy định trên cơ sở dự báo sản lƣợng, khách hàng, khối lƣợng lƣới điện quản lý để tính định biên lao động cho năm đó. Từ kết quả tính toán này, công ty đề xuất Tổng công ty tuyển dụng hoặc phân cấp cho công ty tự tuyển dụng với số lƣợng cụ thể theo từng chức danh, vị trí, trình độ, ngành