3.3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi
đến tháng 4 năm 2017.
- Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển của cây: Chiều cao cây, số lá/cây. - Các chỉ tiêu về sâu hại: Mật độ sâu, tỉ lệ bị hại.
- Chỉ tiêu hiệu lực của chế phẩm thảo mộc trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng.
- Chỉ tiêu năng suất, các yếu tố về năng suất: Năng suất lý thuyết, năng suất sinh học, năng suất thực thu, khối lượng tươi toàn cây.
- Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế: Tổng thu, tổng chi, lãi thuần, hiệu suất lợi nhận cận biên.
3.3.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
- Các chỉ tiêu về thời tiết khí hậu: Thu thập số liệu về diễn biến các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa từ tháng 2 năm 2017 đến tháng 4 năm 2017 tại trạm khí tượng thủy văn.
- Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển của cây: Sau cấy và trước thu hoạch, trên mỗi ô thí nghiệm đánh dấu 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm theo dõi 2 cây, đánh dấu cây theo dõi cố định theo chiều kim đồng hồ tại các thời điểm 5, 10, 15, 20, 25, 30 ngày sau trồng và trước khi thu hoạch để theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển sau:
+ Chiều cao cây (cm): Ðo chiều cao từ điểm gốc đến đỉnh lá cao nhất của từng cây.
+ Số lá( nhánh): Ðếm số lá(nhánh) còn xanh của từng cây qua các thời kỳ theo dõi, tính số lá trung bình.
- Các chỉ tiêu về sâu hại
Thực hiện theo QCVN 01- 138:2010/Bộ NN&PTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.
Điều tra 5 điểm, mỗi điểm 1 khung 40*50m, 7 ngày điều tra 1 lần. quy đổi mật độ từ khung điều tra ra m2(con/m2)= Số sâu điều tra được/khung x 5 (5 khung = 1m2).
+ Mật độ: MĐ (con/m2):
Xi = Tổng số sâu điều tra được Tổng m2 điều tra
+ Tỉ lệ bị hại: TLBH (%)
TLBH (%) = Tổng số cây bị hại Tổng số cây điều tra - Phương pháp theo dõi và tính hiệu lực chế phẩm Hiệu lực tiêu diệt được tính theo công thức Abbott, 1925:
Ak - Tk
K(%) = x100 Ak
Trong đó: K: Hiệu lực tiêu diệt (%)
Ak: Là số sâu sống ở công thức đối chứng sau thí nghiệm Tk: Là số sâu sống ở công thức thí nghiệm sau thí nghiệm
Chỉ tiêu theo dõi hàng ngày: số sâu sống chết ở mỗi công thức và hiệu quả xua đuổi được tính theo công thức:
Cb - Tb
E(%) = x 100 Cb
Trong đó: E: Hiệu lực xua đuổi (%)
Tb: Số sâu còn sống ở công thức thí nghiệm sau thí nghiệm
+ Đánh giá hiệu lực của chế phẩm nghiên cứu đối với sâu hại được tính theo công thức của Henderson – Tilton:
Ta x Cb
H(%) = 1 - x 100 Ca x Tb
Trong đó: H: Hiệu lực của chế phẩm(%)
Ta: Số cá thể sống ở công thức xử lý sau phun chế phẩm
Cb: Số cá thể sống ở công thức đối chứng trước phun chế phẩm Ca: Số cá thể sống ở công thức đối chứng sau phun chế phẩm Tb: Số cá thể sống ở công thức xử lý trước khi phun chế phẩm - Đối với bệnh hại:
+ Theo dõi 5 điểm trên ô, theo 2 đường chéo góc, định kỳ điều tra 7 ngày một lần, điểm điều tra ngẫu nhiên
Tỷ lệ bệnh (%) = Tổng số lá bị bệnh x 100 Tổng số lá điều tra Chỉ số bệnh (%) = [(N1 x 1) + .... + (Nn x n)] x 100 N x 9 Trong đó: N1: là số lá bị bệnh ở cấp 1; Nn: là số lá bị bệnh ở cấp n; N: là tổng số lá điều tra;
9: là cấp bệnh cao nhất của thang phân cấp. - Các chỉ tiêu về năng suất:
+ Năng suất lý thuyết (NSLT, tấn/ha ) NSLT (tấn/ha ) = số cây/m
2 x Khối lượng trung bình 1 cây (g) x 10.000 1000000
+ Năng suất sinh học (NSSH, tấn/ha):
NSSH (tấn/ha) =
Khối lượng trung bình 1m2 (kg) x 10000 1000
+ Năng suất thực thu: Thu hoạch riêng từng ô, cân khối lượng rau từng ô, sau đó quy ra năng suất tạ/ha.
+ Khối lượng toàn cây tươi (g/cây): Sau khi thu hoạch, rửa sạch rồi đem cân.
3.3.4.3. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế
- Tổng chi (triệu đồng/ha ) = chí phí vật chất + công lao động + các chi phí khác. - Tổng thu (triệu đồng/ha ) = Năng suất thực thu × giá bán.
- Lãi thuần = Tổng thu - tổng chi.
+ Tỷ suất chi phí lợi nhuận cận biên (MBCR)
MBCR = Giá trị sản phẩm tăng thêm do thuốcChi phí phun thuốc tăng thêm Chỉ tiêu đánh giá MBCR:
MBCR < 1,5: Lợi nhuận thấp, không nên áp dụng
MBCR 1,5 - 2,0: Lợi nhuận trung bình, có thể chấp nhận được MBCR ≥ 2,0:Lợi nhuận cao, chấp nhận cho phát triển