C c yế ut về sn phẩ th y thế
2.3.2 Môi trƣờn bên trong Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực
Yếu tố nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào không những vậy nó còn được xem là một trong những lợi thế cạnh tranh của một công ty. Nếu một công ty có chiến lược hoàn hảo và đúng đắn nhưng không có nguồn nhân lực làm việc hiệu quả, không có trách nhiệm thì công ty đó sẽ không thành công.
Bảng 2.6: Bảng tình hình nhân lực của công ty năm 2012
Đơn vị tính: người S T T PHÒNG TRÌNH ĐỘ TỔNG SỐ
ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TRUNG CẤP LAO ĐỘNG PT
S lƣợng lƣợng Tỉ l % S lƣợng Tỉ l % S lƣợng Tỉ l % S lƣợng Tỉ l % 1 Nhân sự 8 47.5 4 23.5 3 17.6 2 11.8 17 2 Tổng vụ 6 46.1 3 23.07 2 15.4 2 15.4 13 3 Kế toán 5 50 1 10 4 40 - - 10 4 Nghiên cứu chất lƣợng 7 35 5 25 - - 8 40 20 5 Thiết kế 5 41.6 3 25 4 33.3 - - 12 6 Kế ho ch, s n xuất 6 2.04 7 2.38 36 12.2 245 83.3 294 7 Kinh doanh 9 21.4 7 16.6 2 4.76 24 57.14 42 Tổng 46 11.3 30 7.35 51 12.5 281 68.8 408
Nguồn: Phòng nhân sự của công ty
Nhận xét
Qua bảng 2.5 ta thấy năm 2012 số lượng lao động của công ty là 408 người. Trong đó, lao động có trình độ đại học trở lên chỉ có 46 người (chiếm tỉ lệ 11.3%), lao động
trình độ cao đẳng gồm 30 người (chiếm 7.35%), lao động trình độ trung cấp là 51 người (chiếm 12.5%), còn lại phần đông vẫn thuộc về lao động trực tiếp sản xuất có trình độ phổ thông (chiếm 68.8%). Tỉ lệ người lao động có trình độ đại học trở lên tuy không chiếm số lương lớn nhưng được phân bổ đều ở các bộ phận phòng ban quan trọng của công ty và phần lớn số này có kinh nghiệm trong việc quản lý điều hành kinh doanh. Đây cũng là một thế mạnh về nhân sự của công ty.
Do nhu cầu phát triền ngày càng cao của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đòi hỏi chuyên môn của người lao động được nâng cao. Vì thế trong những năm gần đây công tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho công ty luôn được chú trọng. Nhiều công nhân và kỹ sư được công ty cho đi đào tạo và đào tạo lại ở nước ngoài. Đối với một dây chuyền máy móc mới được nhập về, công ty luôn mời những chuyên gia từ tập đoàn Lock&Lock ở Hàn Quốc về tập huấn, hướng dẫn cho các kỹ sư của công ty. Một trong những nguyên nhân thành công của công ty trong phát triển sản xuất có hiệu quả là do ở đây có độ ngũ công nhân giỏi, cán bộ kỹ thuật và quản lý vững vàng trong tiếp thu công nghệ tiến tiến và làm chủ thiết bị hiện đại.
Bên cạnh đó, thế mạnh của nguồn lao động tại Việt Nam là sự khéo tay, chịu khó của đội ngũ lao động. Chính điều này đã giúp ích rất nhiều cho công ty trong quá trình hoàn thiện mẫu mã sản phẩm mới, giảm thiểu được rất nhiều hao phí trong quá trình sản xuất.
Ngoài ra, trong những thời điểm nhu cầu thị trường tăng nhanh hay đơn hàng nhiều, lực lượng lao động của công ty không thể đáp ứng kịp tiến độ sản xuất, công ty còn sử dụng một lượng khá lớn công nhân thời vụ. Tuy nhiên, đa phần lượng công nhân này trước khi vào làm việc chưa qua đào tạo tay nghề, thời gian lao động trong doanh nghiệp ngắn nên nhìn chung chất lượng lao động chưa cao.
Tài chính
Với lợi thế về tiềm lực kinh tế mạnh nên mặc dù có mặt ở thị trường Việt Nam chưa lâu nhưng Lock&Lock vẫn chứng tỏ được vị thế của mình trên thị trường nhựa gia dụng cao cấp của Việt Nam. Đặc biệt, Lock&Lock Việt Nam luôn nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ tập đoàn Lock&Lock Hàn Quốc với vốn đầu tư ban đầu khi gia nhập vào
thị trường Việt Nam là hơn 5000 tỷ đồng cùng với các máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại, tiên tiến và chuỗi nhà máy sản xuất tại các địa điểm trọng yếu như: Đồng Nai, Vũng Tàu.
Tính đến cuối năm 2012, giá trị thị trường của Lock&Lock đã đạt hơn 2 tỷ USD, doanh thu đạt hơn 500 triệu USD. Đây là những con số không hề nhỏ, nó là minh chứng cho sự nỗ lực của công ty trong việc không ngừng nghiên cứu, phát triển và đa dạng hóa các dòng sản phẩm.
S n xuất
Quy trình sản xuất của công ty luôn áp dụng theo quy trình khép kín và luôn tuân theo tiêu chuẩn hệ thống chất lượng của tập đoàn Lock&Lock Hàn Quốc, đạt chứng nhận tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm quốc tế như: ISO 9001, ISO 14001, SGS, SGS FDA, Q mark…
Điểm mạnh về quá trình sản xuất của công ty Lock&Lock đó là việc kế thừa hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại từ tập đoàn Lock&Lock tại Hàn Quốc nên đảm bảo các sản phẩm làm ra đều đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ làm cho sản phẩm của Lock & Lock ngày càng tiến bộ và tiến dụng
Hệ thống tạo khuôn mẫu sản phẩm bắt đầu từ khâu nguyên liệu, hạt nhựa, thông qua các tiến trình tạo ra sản phẩm mà không có bất kỳ sự gián đoạn nào, tất cả các quá trình sản xuất được kiểm soát tự động.
Hiện nay Lock&Lock đã trở thành nhà sản xuất hàng đầu thế giới chuyên sản xuất hàng tiêu dùng với hơn 100 bằng sáng chế và 40 giải thưởng trong nước và quốc tế về thiết kế và chất lượng.
Các sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Lock&Lock tại Việt Nam được xuất khẩu sang 112 quốc gia trên thế giới, trong đó tập trung xuất khẩu sang các thị trường Bắc Trung Mỹ và Châu Âu như Anh, Mỹ, Đức, Italy, Pháp, Đan Mạch, Úc, Brazil, Argentina…và được người nội trợ tại các quốc gia yêu mến, tin dùng trong nhiều năm qua.
Nghiên cứu và phát triển
Lock&Lock đầu tư hơn 5% tổng doanh số hàng năm của mình cho việc nghiên cứu và phát triển nhằm mang đến sự hài lòng cho người dùng, đồng thời khuyến khích các phát minh và sản phẩm mới. Hơn 700 sản phẩm mới mang thương hiệu Lock&Lock được giới thiệu hàng năm đồng nghĩa với việc mỗi ngày có hơn 2 sản phẩm mới được phát triển.
Hiện tại danh mục sản phẩm của công ty hầu hết đều là thành quả công tác nghiên cứu và phát triển của tập đoàn Lock&Lock Hàn Quốc. Hoạt động nghiên cứu chất lượng của công ty hầu như chỉ mang tính đóng góp, hoặc chỉ chỉnh sửa một số đặc điểm của của sản phẩm sẵn có để thích hợp với thị hiếu của thị trường Việt Nam.
Hiệu quả hoạt động của bộ phận nghiên cứu thị trường cũng chưa cao do tính chuyên môn hóa thấp và lực lượng làm công tác này rất mỏng.Việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm của công ty gần như phụ thuộc hoàn toàn vào tập đoàn như hiện nay cũng là yếu tố gây bất lợi cho Lock&Lock Việt Nam trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ.
Trong tương lai gần, để đạt được mục tiêu mở rộng thị trường tại Việt Nam, công ty cần có những chiến lược cụ thể để nghiên cứu và phát triển nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào tập đoàn và sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam.