2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM
4.3.3 Phân tích tình hình dƣ nợ
* Theo thời hạn
Nếu doanh số cho vay của ngân hàng phản ánh quy mô hoạt động tín dụng, doanh số thu nợ phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng, thì dư nợ là một yếu tố phản ánh thực tế kết quả hoạt động của ngân hàng. Dư nợ của ngân hàng trong năm được xác định bằng cách lấy dư nợ từ cuối năm chuyển sang cộng với doanh số cho vay trong năm và trừ đi doanh số thu hồi được trong năm. Với việc tính toán như vậy thì dư nợ sẽ phản ánh chính xác hơn về tốc độ sử dụng vốn so với tốc độ huy động vốn, phản ánh mức độ đầu tư và liên quan đến việc tạo ra lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng dư nợ của ngân hàng luôn tăng, tốc độ tăng trưởng có phần chênh lệch qua các năm. Trong đó, dư nợ trung-dài hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng rất thấp chủ yếu là cho vay mua máy móc thiết bị, tài sản cố định của doanh nghiệp; còn dư nợ ngắn hạn chiếm khoảng 90% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng, chủ yếu để phục vụ sản xuất lúa, chăn nuôi, xây dựng nông thôn phục vụ đời sống. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn luôn chiếm cao là do địa bàn huyện làm lúa nước, nông dân chủ yếu vay ngắn hạn theo mùa vụ 3 tháng một lần.
Trong những năm qua, doanh số dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung-dài hạn luôn tăng. Trong thời gian qua, Agribank huyện Tân Hiệp tiếp tục tập trung mở rộng cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân; cho vay hộ sản suất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa…làm doanh số cho vay trong thời gian này không ngừng tăng, nhưng chưa hoàn tất vòng quay vốn nên mới làm cho dư nợ tăng, cộng thêm một phần là do trong thời gian trên thu nhập của nông dân cả nước sụt giảm, do lúa gạo mất giá trầm trọng.
Qua 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ cho vay sụt giảm. Trong đó, 6 tháng năm đầu năm 2014 dư nợ ngắn hạn giảm. Tất cả cũng vì nền kinh tế còn chưa thoát ra khỏi khó khăn, các ngân hàng thương mại vì mục tiêu “an toàn, bền vững” vẫn dè dặt trong cho vay, đi đôi với áp dụng chính sách tín dụng chặt chẽ, cho vay thận trọng. Sự “biến mất” của hàng trăm doanh nghiệp sau khi thành lập trên địa bàn trong thời gian qua, khiến các tổ chức tín dụng không thể không lưu tâm. Ngoài ra các doanh nghiệp, hộ cá thể có thể hoàn tất chu kỳ kinh doanh, thu hồi vốn trả nợ ngân hàng và tạm thời chưa có nhu cầu vay mới nên dư nợ cho vay sụt giảm.
58
Bảng 4.7: Dư nợ theo thời hạn của NHNo&PTNT Tân Hiệp giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank huyện Tân Hiệp từ 2011 đến 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng 2013 6 tháng 2014 2012/2011 2013/2012 6 tháng 2014/6 tháng 2013
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 693.858 827.326 937.042 862.702 850.127 133.468 19,236 109.716 13,262 (12.575) (1,458) Trung – Dài hạn 51.709 75.214 84.437 75.230 75.788 23.505 45,456 9.223 12,262 558 0,742 Dƣ nợ 745.567 902.540 1.021.479 937.932 925.915 156.973 21,054 118.939 13,178 (12.017) (1,281)
59
*Theo khách hàng
Dư nợ đối với hộ nông dân thường chiếm tỷ trọng rất cao trong địa bàn, khoảng 80% doanh số dư nợ. Từ năm 2012 đến năm 2013, dư nợ cho vay đối với đối tượng là hộ nông dân luôn tăng. Nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn tăng là do người dân ngày càng mở rộng chăn nuôi, trồng trọt, cấy thêm lúa vụ 3 để tăng thêm thu nhập, do những món vay chưa tới thời hạn trả nợ, cũng có một số trường hợp khách hàng vay đã đến hạn trả nhưng không có khả năng thanh toán gốc và lãi cho ngân hàng nên làm cho dư nợ tăng cao, mặt khác doanh số cho vay lại liên tục tăng qua các năm nên làm dư nợ tăng.
Bước sang 6 tháng đầu năm 2014, dư nợ ngắn hạn giảm. Trong năm 2013 chuyển biến nền kinh tế có nhiều bất ổn, xuất khẩu ảm đạm làm cho giá lúa xuống thấp, ảnh hưởng tới tâm lý người dân nên có nhiều hộ nông dân rất dè dặt trong việc vay vốn của ngân hàng để kinh doanh vì sợ kết quả thu được không cao, làm cho dư nợ trong thời kì này giảm.
Tỷ trọng dư nợ đối với doanh nghiệp trên địa bàn trong tổng dư nợ là không cao. Cụ thể năm 2012 dư nợ đối với doanh nghiệp tăng, tỷ trọng giảm. Sang năm 2013 tỷ trọng tăng, dư nợ tăng mạnh và tiếp tục có xu hướng tăng khi qua 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân là do lãi suất cho vay trong những năm gần đây của ngân hàng có phần sụt giảm, ngân hàng đáp ứng cho vay để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cần thêm vốn, khi làm ăn ngày càng có hiệu quả.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, bám sát chủ trương, chính sách, mấy năm qua, Agribank huyện Tân Hiệp đã có sự cố gắng nhất định trong việc đáp ứng nguồn vốn, giúp hộ nông dân, các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như các nhu cầu khác của các thành phần kinh tế trong xã hội. Hoạt động của các ngân hàng nói chung là đúng sự chỉ đạo, định hướng của Chính phủ, của ngành. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã tích cực triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ nông nghiệp, các doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất theo chủ trương của Chính phủ, tập trung chủ yếu vào cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và tích cực khai thác các sản phẩm dịch vụ.
Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần chú ý đến chất lượng của khoản vay, không nên vì lợi nhuận mà cho vay ồ ạt để tránh tình trạng dư nợ trở thành nợ xấu và nên tích cực giám sát hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng.
60
Bảng 4.8: Dư nợ theo đối tượng của NHNo&PTNT Tân Hiệp giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank huyện Tân Hiệp từ 2011 đến 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng 2013 6 tháng 2014 2012/2011 2013/2012 6 tháng 2014/6 tháng 2013
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Hộ gia đình – cá thể 630.202 784.294 876.792 819.301 806.974 154.092 24,451 92.498 11,794 (12.327) (1,505) Doanh nghiệp 115.365 118.246 144.507 118.631 118.941 2.881 2,497 26.261 22,209 310 0,261 Dƣ nợ 745.567 902.540 1.021.479 937.932 925.915 156.973 21,05 118.939 13,18 (12.017) (1,28)
62