Nhằm đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất mục đích và mục tiêu của đề tài đã đề ra, tác giả sẽ sử dụng một số phƣơng pháp thu thập dữ liệu sau đây:
Thu thập dữ liệu thứ cấp: Tác giả tìm kiếm tài liệu sách báo chuyên ngành thông qua thƣ viện, các trang mạng điện tử, các báo cáo, kết luận cuộc họp, quy định nội bộ, quy trình nội bộ...sau đó phân loại. Sau khi phân loại tác giả đã xác định các vấn đề liên quan cần đọc. Khi nghiên cứu tài liệu, tác giả đánh dấu toàn bộ các thông tin cần thiết phục vụ cho việc tra cứu sau này. Một số thông tin tác giả đã trích dẫn trực tiếp, một phần tác giả tổng hợp hoặc khái quát ý để diễn đạt lại trong luận văn.
Thu thập dữ liệu sơ cấp: Đề tài tiến hành khảo sát để thu thập liệu để
từ đó đƣa ra các phân tích, đánh giá. Mẫu đƣợc chọn trong nghiên cứu là toàn bộ Ban Lãnh đạo, cán bộ công chức hiện đang làm việc tại Chi cục Thuế Quận Nam Từ Liêm. Để có đƣợc thông tin của nhóm đối tƣợng này tác giả đã liên hệ với Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ để xin danh sách toàn bộ cán
bộ cùng với địa chỉ mail nội bộ của họ. Bảng câu hỏi nghiên cứu đƣợc gửi qua mail và trực tiếp đến tay ngƣời đƣợc hỏi. Tổng số có 68 phiếu đã đƣợc phát ra.
Ƣu điểm nổi bật của phƣơng pháp khảo sát là nó cho cách tiếp cập tƣơng đổi đơn giản trong nghiên cứu hành vi, thái độ, giá trị, niềm tin và động cơ của đối tƣợng nghiên cứu, có thể cho phép thu thập đƣợc một lƣợng lớn các dữ liệu đƣợc nghiên cứu.
Hạn chế của phƣơng pháp này là: dữ liệu thu thập đƣợc từ phƣơng pháp khảo sát lại dễ bị ảnh hƣởng bởi đặc điểm của ngƣời trả lời (nhƣ trí nhớ, kiến thức, kinh nghiệm, động cơ và tính cách. Bên cạnh đó, ngƣời trả lời cũng không nhất thiết phải báo cáo niềm tin thái độ của họ một cách chính xác.
- Thiết kế bảng hỏi:
Nhằm thu thập thông tin về mức độ hiểu biết và thực hiện văn hóa tổ chức tiếp cận từ phía cán bộ, công chức. Phiếu câu hỏi đƣợc thiết kế để hỏi cán bộ, công chức hiện đang làm việc tại Chi cục. Chi tiết phiếu câu hỏi (phụ lục 01) gồm 2 phần chính:
Phần 1: Đƣợc thiết kế gồm 9 câu hỏi nhằm xem xét đánh giá mức độ hiểu biết và nhận thức về văn hóa tổ chức của cán bộ, công chức trên 3 nội dung chính theo hệ thống tiêu chí đánh giá văn hóa tổ chức: những cấu trúc hữu hình, các giá trị công bố, những giá trị ngầm định.
Phần 2: Đƣợc thiết kế 2 câu hỏi nhằm xem xét đánh giá mức độ hiểu biết về văn hóa tổ chức của Ban Lãnh đạo Chi cục Thuế.
Các phiếu điều tra thu về sau khi loại bỏ đi những phiếu không đạt yêu cầu sẽ đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp thống kê toán học.
Phƣơng pháp so sánh: là phƣơng pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích
bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một số chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) để thấy rõ đƣợc sự biến động hay khác biệt của từng chỉ tiêu phân tích. Tiêu
chuẩn để so sánh thƣờng là: Chỉ tiêu của kỳ này với chỉ tiêu của kỳ trƣớc, kết quả thu NSNN của kỳ này so với kỳ trƣớc, năm nay so với năm ngoái. Điều kiện để so sánh là các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp với các yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lƣờng, phƣơng pháp tính toán. Phƣơng pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tƣơng đối là tỉ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trƣởng.
So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi, phổ biến trong nghiên cứu khoa học. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trƣng riêng có của đối tƣợng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các đối tƣợng quan tâm có căn cứ để quyết định lựa chọn.
Trong bài luận văn của tác giả sử dụng hình thức so sánh tƣơng đối để làm nổi bật sự biến đổi trong văn hóa tổ chức của Chi cục Thuế trong giai đoạn từ 2012 - 2014.
Phƣơng pháp quan sát: phƣơng pháp thu thập dữ liệu bằng việc quan
sát, ghi chép, mô tả, phân tích và diễn giải một cách hệ thống các hiện tƣợng, quan sát hành vi ứng xử, tác phong làm việc, mọi vấn đề liên quan tới văn hóa trong Chi cục.