7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
4.1.3 Thị trƣờng xuất khẩu
Sản phẩm hồ tiêu của Công ty cổ phần XNK Petrolimex (PITCO) đƣợc xuất khẩu đến nhiều nƣớc trên thị trƣờng thế giới nhƣ Mỹ, Đức, Pháp, Nga, Ba Lan, Singapore, Dubai… Vì vậy, việc phân tích, nghiên cứu xem đâu là thị trƣờng chủ lực, thị trƣờng tiềm năng đáng để đầu tƣ nhiều trong tƣơng lai, hay thị trƣờng nào chứa nhiều rủi ro, tăng trƣởng chậm mà công ty cần hạn chế; từ đó đƣa ra đƣợc kế hoạch kinh doanh phù hợp với từng thị trƣờng là việc hết sức cần thiết hiện nay, nhằm góp phần tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Bảng 4.4: Giá trị và tỷ trọng thị trƣờng xuất khẩu tiêu của công ty PITCO từ năm 2011 đến 9 tháng năm 2014
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 9 tháng năm
2014 Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Châu Âu 11,11 37,56 9,04 39,49 12,17 35,09 23,16 25,49 Châu Á 10,6 35,83 8,28 36,16 12,7 36,62 38,77 42,67 Châu Mỹ 6,095 20,61 3,82 16,71 7,01 20,23 21,81 24,0 Châu Phi 1,775 6,0 1,75 7,64 2,79 8,06 7,13 7,84 Tổng 29,58 100 22,89 100 34,67 100 90,87 100
39
Nguồn: Phòng Kinh doanh - Công ty CP XNK Petrolimex
Hình 4.3 Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu tiêu của công ty PITCO từ năm 2011 đến năm 2013
Qua bảng và đồ thị trên, ta thấy công ty PITCO đã xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu của mình đến nhiều quốc gia trên khắp thế giới, trong đó Châu Âu và Châu Á là hai thị trƣờng xuất khẩu chủ lực của công ty. Thêm vào đó, điểm nổi bật nhất là sự thay đổi trong cơ cấu thị trƣờng, nếu nhƣ vào năm 2011, hai thị trƣờng Châu Âu và Châu Á chiếm tỷ trọng gần bằng nhau (37,56% và 35,83%) thì đến cuối tháng 9 năm 2014, Châu Á lại chiếm gần một nửa cơ cấu thị trƣờng (42,67%), gấp 1,6 lần tỷ trọng của thị trƣờng Châu Âu (25,49%). Trong khi đó, hai thị trƣờng Châu Mỹ và Châu Phi vẫn còn nhiều tiềm năng để đẩy mạnh xuất khẩu song cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện về nhiều mặt, đặc biệt là khâu kiểm soát chất lƣợng hàng hóa.
4.1.3.1 Thị trường Châu Âu
Trên thị trƣờng hồ tiêu hiện nay, Châu Âu luôn nằm trong top những thị trƣờng nhập khẩu tiêu đứng đầu thế giới. Theo thống kê của phòng kinh doanh của công ty PITCO, trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết 9 tháng năm 2014, nhìn chung thì kim ngạch xuất khẩu sang thị trƣờng Châu Âu đang trên đà sụt giảm, từ 11,11 triệu USD vào năm 2011 (chiếm tỷ trọng 35,76%), qua 9 tháng năm 2014, kim ngạch xuất khẩu sang thị trƣờng này chỉ còn 23,16 triệu USD (chiếm trên 25% trong cơ cấu xuất khẩu).
37,56 39,49 35,09 35,83 36,16 36,62 20,61 16,71 20,23 6 7,64 8,06 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 2013 %
40
Phân tích sự sụt giảm trong kim ngạch cũng tỷ trọng xuất khẩu của thị trƣờng Châu Âu trong gần 4 năm trở lại đây có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhƣng chủ yếu là do các biện pháp bảo hộ thƣơng mại, tiêu chuẩn về xuất xứ, an toàn vệ sinh, chất lƣợng sản phẩm… ngày càng khắt khe cũng nhƣ sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đến từ các công ty trong nƣớc và quốc tế. Hiện nay, chỉ tính riêng trong Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) thì đã có gần 50 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hồ tiêu trực tiếp, còn số doanh nghiệp nằm ngoài VPA có khoảng 75 công ty(VPA, 2013). Công ty PITCO hiện là một trong năm công ty xuất khẩu tiêu hàng đầu Việt Nam nên cũng có đƣợc một số lợi thế nhất định khi xuất khẩu ra nƣớc ngoài, nhƣng đồng thời công ty cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả, chất lƣợng, thƣơng hiệu… nếu muốn gia tăng tỷ trọng xuất khẩu ở thị trƣờng Châu Âu.
Thêm vào đó, kinh tế Châu Âu đang trải qua giai đoạn khó khăn, đình trệ do ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ năm 2009. So với cùng kỳ năm 2013, GDP trong quý 2/2014 của khu vực EU và Eurozone (khu vực đồng tiền chung Châu Âu) chỉ tăng trƣởng lần lƣợt 1,2% và 0,7% (Anh Quân, 2014). Bộ ba nền kinh tế đầu tàu của khu vực Eurozone là Đức, Pháp, Italy đồng thời cũng là ba quốc gia nằm trong top các nƣớc nhập khẩu tiêu của công ty PITCO, thì đều suy giảm hoặc đình trệ với mức tăng GDP dƣới 1%, dẫn đến sự sụt giảm mạnh trong số đơn hàng nhập khẩu tiêu đến từ ba nƣớc trên.
4.1.3.2 Thị trường Châu Á
Bên cạnh thị trƣờng Châu Âu thì Châu Á cũng là một thị trƣờng chủ lực của công ty PITCO. Từ năm 2011 đến 9 tháng năm 2014, ngoài sự tăng giảm liên tục trong kim ngạch xuất khẩu sang thị trƣờng Châu Á (từ 10,6 triệu USD giảm còn 7,82 triệu USD, sau tăng lên đến 38,77 triệu USD) thì còn có sự thay đổi giữa tỷ trọng của khu vực Châu Âu và Châu Á trong cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu tiêu. Nếu nhƣ trong năm 2011, thị trƣờng Châu Á chiếm khoảng 35,83%, xấp xỉ với tỷ trọng của khu vực Châu Âu thì đến hết 9 tháng năm 2014, thị trƣờng Châu Á đã chiếm gần một nửa tỷ trọng trong cơ cấu xuất khẩu tiêu (42,66%), gấp 1,6 lần tỷ trọng của khu vực Châu Âu (25,49%). Nguyên nhân chính đƣợc cho là do các mặt hàng tiêu việt nói chung và sản phẩm tiêu của công ty nói riêng ngày càng đƣợc ƣu chuộng hơn ở thị trƣờng Châu Á nhờ ƣu thế về giá cả cạnh tranh cùng với những nét tƣơng đồng về các phƣơng diện văn hóa – xã hội, phong tục tập quán, thị hiếu, thói quen tiêu dùng…
41
Mặt khác, công ty PITCO cũng đã thiết lập đƣợc quan hệ mua bán hàng hóa với nhiều đối tác thuộc thị trƣờng này, điển hình nhƣ Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Các tiểu vƣơng quốc Ả Rập (UAE), Nhật Bản, Malaysia, Pakistan… Trong số đó, khu vực Nam Á đƣợc xem là thị trƣờng đầy tiềm năng để phát triển mặt hàng tiêu của công ty vì có số dân đông nhất thế giới (1,7 tỷ ngƣời) cùng thói quen sử dụng gia vị trong việc chế biến món ăn, đặc biệt là hạt tiêu (Bộ Công Thƣơng, 2014). Hơn nữa, mặt hàng hồ tiêu tại thị trƣờng Ấn Độ, một trong những quốc gia sản xuất hồ tiêu hàng đầu thế giới, luôn cung không đủ cầu, khiến giá tiêu tại nƣớc này tăng cao hơn rất nhiều so với giá tiêu thế giới, trong đó có Việt Nam. Chính điều này đã khiến cho các thƣơng nhân Ấn Độ phải đẩy mạnh nhập khẩu hồ tiêu từ thị trƣờng nƣớc ngoài và tiêu Việt Nam là mặt hàng đƣợc ƣa chuộng hơn cả vì giá cả thấp.
Từ những phân tích trên, có thể nói Nam Á là khu vực đầy triển vọng đối với mặt hàng tiêu của Việt Nam nói chung và của công ty PITCO nói riêng. Vì thế, công ty PITCO cần chủ động nghiên cứu, tìm hiểu thị trƣờng, nắm bắt thói quen sử dụng tiêu của ngƣời dân bản địa (dạng hạt hay dạng bột, sản phẩm tiêu riêng hay trộn cùng các loại gia vị khác…), hƣớng tới phát triển các giống tiêu có giá trị cao và đƣợc sử dụng nhiều tại các nƣớc trong khu vực này, đồng thời nâng cao kỹ thuật, đảm bảo chất lƣợng đối với các quy trình từ thu hoạch đến đóng gói, phân phối, nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Bên cạnh đó, công ty cũng nên tích cực tham dự các hội chợ, triển lãm ngành hàng nông sản tại các nƣớc trong khu vực nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tiêu vào khu vực Châu Á hay cụ thể hơn là khu vực Nam Á.
4.1.3.3 Thị trường Châu Mỹ
Cũng nhƣ thị trƣờng Châu Âu, Châu Mỹ cũng là một thị trƣờng áp dụng nhiều biện pháp bảo hộ mậu dịch nhƣ thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ giá, các tiêu chuẩn về chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trƣờng, xuất xứ… Mặc dù vậy, công ty PITCO vẫn đạt đƣợc những thành tích kinh doanh khá khả quan khi xuất khẩu sang thị trƣờng này. Trong năm 2011, xuất khẩu hạt tiêu sang thị trƣờng Châu Mỹ đạt 6,095 triệu USD, chiếm 20,61% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành tiêu của công ty. Qua hai năm tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu tiêu sang thị trƣờng này có sự biến động tăng giảm liên tục, cụ thể năm 2012, kim ngạch xuất sang thị trƣờng này giảm xuống còn 4,51 triệu USD, nhƣng đến năm 2013 lại tăng thêm 3,37 triệu USD, tăng xấp xỉ 75% so với năm ngoái. Theo đó, tỷ trọng xuất khẩu sang Châu Mỹ cũng lần lƣợt giảm xuống 3,9% trong giai đoạn
42
2011 – 2012 và tăng lên thêm 3,52% trong giai đoạn 2012 – 2013. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu hồ tiêu của thị trƣờng Châu Mỹ cuối năm 2013 vẫn thấp hơn 0,38% so với năm 2011.
Mặt khác, tính đến hết tháng 9 năm 2014, xuất khẩu hồ tiêu sang thị trƣờng Châu Mỹ đạt giá trị 21,81 triệu USD, chiếm 24% trong cơ cấu xuất khẩu, gần bằng với tỷ trọng của thị trƣờng Châu Âu (25,49%).
Nguyên nhân dẫn đến sự biến động trong tỷ trọng xuất khẩu sang thị trƣờng Châu Mỹ là do công ty PITCO đã chủ động phân tán rủi ro, tập trung mở rộng kinh doanh ra nhiều thị trƣờng hơn trên thế giới, chứ không chỉ bó hẹp trong phạm vi các quốc gia quen thuộc, truyền thống. Thêm vào đó, nhờ vào nhà máy chế biến tiêu chất lƣợng cao ở Bình Dƣơng mà công ty có thể sản xuất đƣợc các sản phẩm đạt tiêu chuẩn ASTA và IPC, góp phần nâng cao giá trị gia tăng và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mặt hàng tiêu mang nhãn hiệu PITCO trên thị trƣờng hồ tiêu thế giới.
4.1.3.4 Thị trường Châu Phi
Sức mua lớn, quy mô thị trƣờng trên 1 tỷ ngƣời, thói quen sử dụng nhiều gia vị nhƣ hạt tiêu trong các bữa ăn của ngƣời dân đạo Hồi, yêu cầu về mẫu mã, chất lƣợng của ngƣời dân ở mức vừa phải, không có nhiều rào cản kỹ thuật nhƣ các thị trƣờng EU, Mỹ, Nhật…Có thể nói Châu Phi là một thị trƣờng đầy triển vọng đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam nói chung và mặt hàng tiêu của công ty PITCO nói riêng (Vietrade, 2013).
Theo số liệu từ phòng kinh doanh của công ty PITCO, qua ba năm 2011, 2012 và 2013, mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang thị trƣờng Châu Phi liên tục có sự biến động, tăng giảm không đồng đều (giảm nhẹ 1,41% trong giai đoạn 2011 – 2012 và tăng 59% trong giai đoạn 2012 – 2013), nhƣng tỷ trọng xuất khẩu tiêu của khu vực này trong cơ cấu xuất khẩu lại không ngừng theo đà tăng trƣởng, từ 6,0% vào năm 2011 tăng lên đến 8,06% vào cuối năm 2013, gấp 1,06 lần so với tỷ trọng năm 2011. Tuy nhiên, nếu chỉ xét về mặt kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu của Châu Phi so sánh với các khu vực khác thì kết quả kinh doanh của công ty PITCO tại thị trƣờng vẫn còn rất khiêm tốn so sánh với tiềm năng và triển vọng to lớn của khu vực này.
Nguyên nhân chính cản trở công ty PITCO khai thác hết tiềm năng của khu vực Châu Phi chủ yếu là do vƣớng mắc, trở ngại trong khâu thanh toán. Tính đến nay, lƣợng nhập khẩu sang Châu Phi ngày càng lớn song hầu hết đều phải giao
43
dịch thông qua các doanh nghiệp trung gian ở Singapore, Ấn Độ, xuất phát từ sự lo ngại đối với rủi ro thanh toán do ở các nƣớc châu Phi chƣa có đại diện ngân hàng Việt Nam. Ngoài ra, năng lực tài chính của các nhà nhập khẩu Châu Phi còn yếu kém nên thƣờng đề nghị mua hàng trả chậm từ 30 đến 90 ngày, hình thức CIF (giao hàng tại cảng đến) và không mở L/C (vì chi phí cao), gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn hợp tác, kinh doanh với thị trƣờng Châu Phi (Vietrade, 2013). Một điều cũng cần đƣợc quan tâm nữa là cạnh tranh trên thị trƣờng Châu Phi sẽ trở nên rất khốc liệt vì nhiều doanh nghiệp đều coi Châu Phi là thị trƣờng tiềm năng cần đƣợc khai thác trong bối cảnh nhu cầu ở các thị trƣờng tiêu thụ lớn nhƣ Mỹ, Châu Âu sụt giảm.