Kinh nghiệm xây dựng NT Mở một số địa phương Việt Nam

Một phần của tài liệu Nhân rộng mô hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 33 - 37)

7. Bố cục của Luận văn

1.4.2. Kinh nghiệm xây dựng NT Mở một số địa phương Việt Nam

1.4.2.1. Kinh nghiệm của xã Thanh Tân, Huyện Kiến Xương, Tỉnh Thái Bình

Tháng 7 năm 2013, xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thái Bình trao bằng chứng nhận là xã đầu tiên của tỉnh đạt 19/19 tiêu chí, hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở xã Thanh Tân, đã rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, phải nhận thức đúng, đầy đủ quan điểm, mục tiêu, nội dung xây dựng nông thôn mới của Đảng và nhà nước, từ đó xác định rõ lộ trình và công việc tổ chức thực hiện.

Hai là, công tác tuyên truyền phải xác định rõ mục tiêu cần đạt được, nội dung cần tuyên truyền, từ đó có biện pháp, phương pháp tiến hành phù hợp. Mục tiêu tuyên truyền cần đạt được đó là, làm thế nào để mọi cán bộ đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ quan điểm, nội dung, mục tiêu trong chương trình xây dựng nông thôn mới, những công việc phải làm, lợi ích, trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người dân.

Các phương pháp, biện pháp tuyên truyền phải đa dạng phong phú, sáng tạo, phù hợp. Các khẩu hiệu tuyên truyền có nội dung thiết thực, gần gũi, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ cảm nhận.

Ba là: Phải có đội ngũ cán bộ thực sự say sưa tâm huyết, chủ động và sáng tạo.

Bốn là: Vận dụng tốt quan điểm của chính phủ về huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới bao gồm: Nguồn lực tài nguyên, nguồn lực con người, nguồn lực tài chính...

Năm là: Quy hoạch trong xây dựng nông thôn mới là một nội dung rất quan trọng. Quy hoạch phải có sự tham gia của người dân thông qua quy chế dân chủ, đồng thời tiếp thu ý kiến của các sở, nghành, cơ quan cấp trên, để mỗi lĩnh vực quy hoạch mang tính khoa học cao.

Sáu là: Làm tốt công tác dân vận trong suốt quá trình tổ chức thực hiện. Để làm tốt công tác dân vận có 3 vấn đề đặt ra là : Mọi chủ trương của Đảng, chính quyền phải xuất phát từ tâm tư, tình cảm nguyện vọng, lợi ích của người dân. Quy trình dân chủ phải hết sức bài bản "Dân chủ càng rộng thì tập trung càng cao", phương pháp phải phù hợp.

1.4.2.2. Kinh nghiệm của xã Trực Nội, Huyện Trực Ninh, Tỉnh Nam Định

Từ cuối năm 2009, phong trào xây dựng NTM diễn ra sôi nổi ở xã Trực Nội, trở thành phong trào thi đua giữa làng trên, xóm dưới. Một kinh nghiệm quý của Trực Nội là biết “khoan thư sức dân” để việc huy động đóng góp được lâu dài, tạo hiệu quả xây dựng NTM bền vững. Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Đức Chế cho biết: “Chúng tôi xác định rõ hai nguyên tắc về huy động dân đóng góp. Thứ nhất, việc xây dựng NTM là quá trình lâu dài nên không thể vội vàng huy động một lúc tối đa mọi nguồn lực, nguyên tắc đóng góp của Trực Nội là bảo đảm dân chủ và biết phát huy nội lực để giữ sức lâu dài. Xây dựng NTM, xác định trọng điểm nhất là vận động nhân dân, để nhân dân đồng tình hưởng ứng. Có những việc chạm đến quyền lợi nhân dân, nếu không làm tốt công tác tư tưởng thì không thành công được. Ban chỉ đạo xây dựng NTM của xã đã tổ chức 25 hội nghị để quán triệt, tuyên

truyền các văn bản và 19 tiêu chí về xây dựng NTM. Một mặt, xã vận động nhân dân trong xã hăng hái tham gia. Mặt khác, xã cử đoàn cán bộ đến trực tiếp các hội đồng hương Trực Nội ở các nơi, vận động đóng góp xây dựng quê hương. Lãnh đạo các cấp bàn, định hướng cụ thể với con em quê hương về những hạng mục công trình cần đầu tư, triển khai sớm, tính thiết thực của công trình. Các công trình đều do nhà đầu tư cùng nhân dân trong xã thi công, giám sát.

Bài học cho Thọ Xuân:

Từ kinh nghiệm của các nước và từ các địa phương khác chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm cho Thọ Xuân.

- Nhận thức đúng, đầy đủ các nội dung, mục tiêu quan điểm của Đảng, nhà nước về chương trình xây dựng NTM

- Muốn thành công chương trình xây dựng NTM thì phải tuyên truyền và phải lấy người dân làm chủ thể

- Để phát huy và giữ vững các tiêu chí bền vững thì phải quan tâm đầu tư hỗ trợ thu hút phát triển công nghiệp, dịch vụ, hỗ trợ các mô hình phát triển sản xuất tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người dân

- Hỗ trợ trực tiếp cho người dân để khuyến khích người dân tích cực tham gia xây dựng NTM và đầu tư vào sản xuất phát triển kinh tế.

Kết luận chương 1

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng NTM chúng tôi đưa ra một số kết luận

Một là: Đưa ra một số khái niệm về Nông thôn, xây dựng NTM, vị trí

vai trò của NTM trong xã hội

Hai là: Đưa ra một số cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá tác động của

phát triển nông thôn tới cải thiện kinh tế - xã hội và tác động của kinh tễ xã hội tới việc thay đổi mọi mặt đời sống nông thôn

Ba là: Những nguyên tắc và nội dung chủ yếu ( 19 tiêu chí) về xây

dựng NTM, các bước tiến hành đang được triển khai trên phạm vị cả nước và trên địa bàn huyện trong những năm qua

Bốn là: Từ nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước và các địa

phương trong và ngoài nước trong quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM rút ra bài học cho Thọ Xuân

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MÔ HÌNH XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA

Một phần của tài liệu Nhân rộng mô hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w