PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty hải sản 404 (Trang 25)

1.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp cần thiết cho đề tài này tại công ty Hải sản 404 là:

+ Bảng cân đối kế toán 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 (Phòng Tài chính – kế toán).

+ Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 (Phòng Tài chính – kế toán).

+ Bảng báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng hóa 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 (Phòng Kế hoạch – kinh doanh).

1.4.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu

- Mục tiêu cụ thể 1: Sử dụng phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối, tuyệt đối để thấy đƣợc xu hƣớng và qui mô chỉ tiêu nghiên cứu.

- Mục tiêu cụ thể 2: Sử dụng phƣơng pháp số thay thế liên hoàn để phân tích nhân tố ảnh hƣởng.

- Mục tiêu cụ thể 3: Dùng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty Hải sản 404.

- Mục tiêu cụ thể 4: Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng từ đó đề ra giải pháp phù hợp.

Số vòng luân chuyển hàng hóa

Doanh thu thuần Bình quân giá trị

hàng tồn kho

= (2.12)

Kỳ luân chuyển Số ngày trong năm Số vòng luân chuyển

hàng hóa

Trang 14

1.4.2.1. Phương pháp so sánh

So sánh là phƣơng pháp sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hƣớng, múc độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy, để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản nhƣ xác định số gốc để so sánh và mục tiêu so sánh.

Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tƣơng đối cùng với xu hƣớng biến động các chỉ tiêu phân tích.

Cụ thể giai đoạn 2010 – 2011 nhƣ sau:

Mức biến động tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa giá trị của chỉ tiêu cần phân tích năm 2011 với giá trị của chỉ tiêu cần phân tích năm 2010. Kết quả so sánh này biểu hiện khối lƣợng, quy mô của chỉ tiêu cần phân tích.

F = F2011 – F2010 Trong đó:

F : Giá trị của chỉ tiêu cần phân tích

F2011 : Giá trị của chỉ tiêu cần phân tích năm 2010 F2010 : Giá trị của chỉ tiêu cần phân tích năm 2010

Mức biến động tƣơng đối là kết quả của phép chia giữa giá trị của chỉ tiêu cần phân tích năm 2011 với giá trị của chỉ tiêu cần phân tích năm 2010.

Kết quả so sánh này biểu hiện tốc độ phát triển của chỉ tiêu cần phân tích.

F% = x 100% Trong đó:

F : Giá trị % của chỉ tiêu cần phân tích

F2011 : Giá trị của chỉ tiêu cần phân tích năm 2010 F2010 : Giá trị của chỉ tiêu cần phân tích năm 2010

Riêng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh còn có thêm tiêu chuẩn trung bình ngành, Công ty cùng ngành có qui mô tƣơng tự đƣợc chọn làm kỳ gốc để so sánh, qua đó có thể thấy đƣợc vị trí của Công ty. Thực hiện tƣơng tự cho các giai đoạn 2011 – 2012 và giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 6 tháng đầu năm 2013.

F2011

F2010

(2.14)

Trang 15

Cụ thể trong đề tài chỉ tiêu trung bình ngành đƣợc tổng hợp và tính toán dựa trên 27 Công ty trong cùng ngành đã niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán. Tuy chỉ có 27 Công ty không phải toàn bộ các Công ty trong ngành nhƣng kết quả của các chỉ số trung bình ngành cũng có thể nói là đáng tin cậy. Vì trong 27 Công ty niêm yết vừa có Công ty có qui mô lớn, vừa có Công ty có qui mô nhỏ, do đó có thể xem là 27 Công ty đại diện cho ngành.

Trong đó:

ITrungbìnhngành2010: Chỉ số cần tính toán trung bình ngành năm 2010 Ii: Chỉ số cần tính toán của công ty thứ i năm 2010

n : Số Công ty đã công bố báo cáo trong kỳ

Bảng 1: Mã chứng khoán và tên Công ty sử dụng tính toán trung bình ngành

Công ty thứ i Mã Chứng khoán Tên Công ty

1 AAM Thủy sản Mekong

2 ABT Thủy sản Bến Tre

3 ACL Thủy sản Cửu Long An Giang

4 AGD Thủy sản Gò Đàng

5 AGF Thủy sản An Giang

6 ANV Thủy sản Nam Việt

7 ATA NTACO

8 AVF Thủy sản Việt An

9 BAS Hải sản Basaco

10 BLF Thủy sản Bạc Liêu

11 CAD CADOVIMEX – VIETNAM

12 CMX Chế biến Thủy sản Cà Mau

(Camimex)

13 FBT Lâm Thủy sản Bến Tre

14 FDG Thủy sản Doximexco

15 FMC Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

16 GFC Thủy sản Gentraco

17 HVG Thủy sản Hùng Vƣơng

18 ICF Đầu tƣ và Thƣơng mại Thủy sản

19 IDI Đầu tƣ và Phát triển Đa Quốc Gia

20 MPC Thủy hải sản Minh Phú

21 NGC Thủy sản Ngô Quyền

n I I n i i gành Trungbìnhn    1 2010 (2.16)

Trang 16

Công ty thứ i Mã Chứng khoán Tên Công ty

22 NSC Giống cây trồng trung ƣơng

23 SJ1 Thủy sản số 1

24 TS4 Thủy sản số 4

25 VHC Thủy sản Vĩnh Hoàn

26 VNH Thủy hải sản Việt Nhật

27 VTF Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng

Nguồn: Tổng hợp từ website http://Cophieu68.com

Thực hiện tƣơng tự cho các năm tiếp theo.

Tuy vậy, số liệu trung bình ngành cũng có những hạn chế nhất định nhƣ: + Hạn chế về số liệu tính toán, chỉ có thể tính toán dựa trên 27 Công ty thủy sản đã niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán. Bên cạnh đó còn rất nhiều Công ty trong ngành chƣa niêm yết trên sàn chứng khoán.

+ Trong 27 Công ty có nhiều Công ty qui mô rất lớn hoạt động đa ngành thậm chí còn hoạt động trong những ngành rất khác nhau nên gây khó khăn cho việc xây dựng các tỷ số trung bình ngành có ý nghĩa tuyệt đối.

1.4.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn

Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến doanh thu xuất khẩu thủy hải sản của Công ty Hải Sản 404.

Phƣơng pháp phân tích: vận dụng bản chất của phƣơng pháp thay thế liên hoàn. Để vận dụng phƣơng pháp thay thế liên hoàn cần xác định rõ nhân tố số lƣợng và chất lƣợng để có trình tự thay thế hợp lý. Muốn vậy cần nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích trong phƣơng trình sau:

Trong đó:

DT: Doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh. g: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm.

p: Giá bán sản phẩm.

k: Tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng

Đối với sản phẩm Cá tra Fillet: Giai đoạn 2010 – 2011:

Xác định đối tƣợng phân tích: ΔDTi = DTi,2011 – DTi,2010

y n i i ipk q DT    1 (2.17)

Trang 17 Trong đó:

DTi,2011: Doanh thu thuần của cá tra fillet năm 2011 DTi,2010: Doanh thu thuần của cá tra fillet năm 2010

Xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố

(1) Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố sản lƣợng đến doanh thu thuần

ΔQi = Qi,2011xPi,2010xK2010 – Qi,2010xPi,2010xKi,2010 Trong đó:

ΔQi: Mức ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ Qi,2011: Sản lượng tiêu thụ năm 2011

Pi,2010: Giá bán trung bình giữa các thị trường tiêu thụ năm 2010 K2010: Tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng năm 2010

Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi việc tăng khối lƣợng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ đƣợc coi là một trong những biện pháp chủ yếu để tăng tổng lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp.

(2) Mức độ ảnh hƣởng của giá hàng bán

ΔP = Qi,2011xPi,2011xK2010 – Qi,2011xPi,2010xK2010

(3) Mức độ ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái đến lợi nhuận.

ΔK = Qi,2011xPi,2011xK2011 – Qi,2011xPi,2011xK2010

Tổng hợp sự ảnh hƣởng của tất cả các loại nhân tố đến chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp:

ΔDTi = ΔQi + ΔKi + ΔPi

Tƣơng tự cho các giai đoạn 2011 – 2012 và giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 6 tháng đầu năm 2013.

Đối với sản phẩm Chả cá Surimi (chả cá tra): Giai đoạn 2010 – 2011:

Xác định đối tƣợng phân tích: ΔDTj = DTj,2011 – DTj,2010 DTj,2011: Doanh thu thuần của chả cá surimi năm 2011 DTj,2010: Doanh thu thuần chả cá surimi năm 2010

Trang 18

(1) Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố sản lƣợng đến doanh thu thuần

ΔQj = Qj,2011xPj,2010xKj,2010 – Qj,2010xPj,2010xKj,2010

Trong đó:

ΔQj: Mức ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ Qj,2011: Sản lượng tiêu thụ năm 2011

Pj,2010: Giá bán trung bình giữa các thị trường tiêu thụ năm 2010 K2010: Tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng năm 2010

Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi việc tăng khối lƣợng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ đƣợc coi là một trong những biện pháp chủ yếu để tăng tổng lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp.

(2) Mức độ ảnh hƣởng của giá hàng bán

ΔP = Qj,2011xPj,2011xK2010 – Qj,2011xPj,2010xK2010

(3) Mức độ ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái đến lợi nhuận.

ΔK = Qj,2011xPj,2011xK2011 – Qj,2011xPj,2011xK2010

Tổng hợp sự ảnh hƣởng của tất cả các loại nhân tố đến chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp:

ΔDTj = ΔQj + ΔKj + ΔPj

Tƣơng tự cho các giai đoạn 2011 – 2012 và giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 6 tháng đầu năm 2013.

Thông qua tổng hợp ảnh hƣởng của các nhân tố tới chỉ tiêu doanh thu thuần từ bán hàng xuất khẩu của Công ty Hải Sản 404, từ đó có cơ sở kiến nghị những biện pháp nhằm tăng doanh thu thuần từ bán hàng xuất khẩu doanh nghiệp.

Trang 19

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY HẢI SẢN 404

3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CÔNG TY

- Tên gọi chính: Công ty Hải sản 404.

- Tên thƣơng mại: Gepimex 404 Company.

- Địa chỉ: 404, Lê Hồng Phong, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. - Điện thoại: 07103.841.083

- Fax: 071.814017

- Tài khoản: Tại Ngân hàng Công thƣơng Cần Thơ. - Tài khoản VNĐ: 710A.56209

- Tài khoản USD: 710B.56209

- Văn phòng đại diện: 557D Nguyễn Tri Phƣơng, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.

- Website: www.gepimex 404.com - Email: gepimex 404@hcm.vnn.vn

Công ty Hải sản 404 là một doanh nghiệp nhà nƣớc trực thuộc Quân khu 9, đƣợc thành lập ngày 20/11/1991 theo quyết định của Bộ Quốc Phòng, căn cứ theo quyết định 338/HĐBT của Hội đồng Bộ Trƣởng đồng ý thành lập có nhiệm vụ chế biến thủy hải sản xuất khẩu.

- Giai đoạn 1977 – 1984

Công ty TNHH Hai thành viên Hải sản 404 trƣớc khi thành lập là ”đội công nghiệp nhẹ” do đội hậu cần quân khu thành lập vào năm 1977 khi đất nƣớc còn nhiều khó khăn, bên cạnh đó nhu cầu hậu cần phục vụ chiến trƣờng Tây Nam Campuchia đang rất cần thiết. Từ đó ”Đội công nghiệp nhẹ” đã ra đời. Trong giai đoạn này ”Đội công nghiệp nhẹ” không ngừng phát triển về họat động sản xuất cũng nhƣ số lƣợng nhân sự ngày càng lớn, từ thực tế đó vào năm 1980 quân khu đã quyết định đổi tên ”Đội công nghiệp nhẹ” thành ”Xƣởng chế biến 404”.

Trang 20

Năm 1982 xƣởng chế biến 404 đƣợc cấp thêm tàu đánh cá để tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến, hoạt động kinh doanh của xƣởng lúc này ngày càng phát triển nên đã quyết định đổi tên thành ”Xí nghiệp chế biến 404”. Hoạt động theo phƣơng thức nữa kinh doanh, nữa bao cấp sau đó chuyển dần từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trƣờng.

Năm 1983 với những thành tựu đạt đƣợc chủ tịch nƣớc Trƣờng Chinh tặng huân chƣơng chiến công hạng nhì và xƣởng sản xuất đƣợc tặng huân chƣơng chiến công hạng ba.

- Giai đoạn 1985 – 1990:

Năm 1986 do sự phát triển không ngừng về qui mô nên năm 1987 Xí nghiệp mạnh dạng chuyển đổi mặt hàng sản xuất cho phù hợp với tình hình mới.

Năm 1989 đất nƣớc có nhiều thay đổi đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Đây cũng là bƣớc ngoặc lớn của Xí nghiệp, từ đó chuyển hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trƣờng, hạch toán độc lập và chính thức cạnh tranh với các Xí nghiệp khác trên cả nƣớc.

Chính thức đổi tên thành công ty Chế Biến Hải Sản 404 theo quyết định số 076/QĐQP ngày 03/04/1989 của Bộ Quốc Phòng.

Năm 1990 công ty đã tiến hành liên kết với TP.HCM và SEAPRODEX để xuất khẩu thủy sản đông lạnh và nhập khẩu thiết bị cần thiết cho sản xuất.

- Giai đoạn 1991 đến nay:

Năm 1991 Công ty chính thức đƣợc xác nhận là doanh nghiệp nhà nƣớc theo nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội Đồng Bộ trƣởng, quyết định số 535/QĐQP ngày 06/08/1993 của Bộ Quốc Phòng và quyết định số 557/QĐQP ngày 22/04/1996 của Bộ Quốc Phòng về việc tổ chức lại doanh nghiệp.

Đây là thời điểm công ty chịu tác động rất lớn với nhiều thách thức. Nhƣng hoạt động kinh doanh không ngừng phát triển, mặt hàng sản xuất cũng nhƣ lĩnh vực kinh doanh ngày càng đa dạng, thị trƣờng xuất khẩu không ngừng đƣợc mở rộng.

Năm 1996 công ty đƣợc cấp tiêu chuẩn xuất khẩu sang EU đây là một bƣớc tiến dài trong tiến trình phát triển của doanh nghiệp.

Hiện nay Công ty đang liên tục cải tiến công nghệ, nâng cao tay nghề cán bộ công nhân viên, quan tâm chế độ lƣơng thƣởng chiêu mộ nhân tài. Đóng góp vào nhịp độ phát triển bền vững trong tƣơng lai của doanh nghiệp.

Trang 21

Công ty TNHH hai thành viên hải sản 404 sở hữu một vị trí sản xuất kinh doanh rất lý tƣởng với diện tích mặt bằng 41.867 m2, trong đó 11.923 m2

đƣợc dùng làm nhà xƣởng. Tọa lạc dọc quốc lộ 91 Quận Bình thủy – Cần thơ, với cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ phát triển tƣơng đối hoàn chỉnh, nguồn nguyên liệu đƣợc cung cấp từ cá tỉnh lân cận nhƣ: An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau,...kết hợp với đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao, thuận lợi về giao thông, phía trƣớc giáp với trục lộ giao thông quan trọng nối liền các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, mặt sau tiếp giáp với Sông Hậu gần Cảng Cần thơ thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Công ty TNHH hai thành viên hải sản 404 là đơn vị duy nhất của Quân khu 9 làm nhiệm vụ khai thác, chế biến và xuất khẩu thủy hải sản. Do đó đƣợc bộ tƣ lệnh Quân khu quan tâm, giúp đở về nhiều mặt nhƣ: cấp vốn, hỗ trợ kỹ thuật, hƣớng dẫn sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả...Qua nhiều năm phấn đấu, từ việc xác định hƣớng đi đúng cộng với sự quan tâm sâu sắc của Công ty 622 và sự nổ lực của cán bộ nhân viên nên công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Sản lƣợng và chất lƣợng sản phẩm ngày một nâng cao và tạo đƣợc uy tín trên nhiều thị trƣờng xuất khẩu nhƣ: Hong Kong, Korea, Trung Quốc, các nƣớc Châu Phi, Châu Mỹ và khối EU...thu về nguồn ngoại tệ không nhỏ cho

nƣớc nhà.

3.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐỘNG CỦA CÔNG TY

3.2.1. Chức năng

Khai thác các loại thủy hải sản sau đó chế biến, gia công chế biến thành sản phẩm đông lạnh đem xuất khẩu sang thị trƣờng các nƣớc khác. Công ty dùng ngoại tệ thu đƣợc từ xuất khẩu nhập nguyên vật liệu, trang thiết bị vật tƣ cần thiết phục vụ cho sản xuất kinh doanh của mình. Các mặt hàng xuất khẩu của công ty gồm: Tôm đông lạnh, Cá động lạnh, Mực động lạnh. Trong đó hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực là Chả cá SURIMI và Cá tra fillet.

3.2.2. Nhiệm vụ

- Làm đầy đủ thủ tục đăng kí kinh doanh và hoạt động theo đúng pháp luật đƣợc Nhà nƣớc qui định, thực hiện đầy đủ đối với Nhà nƣớc và đơn vị quản lí trực thuộc, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa xứng đáng là đơn vị dẫn đầu trong quân khu.

- Khai thác và sử dụng vốn hiệu quả, đảm bảo công ty hoạt động ổn định

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty hải sản 404 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)