Năng cao chế độ đối với giáo viên miền núi: Hiện nay giáo viên miền núi còn thiếu do điều kiện công tác khó khăn (địa hình khó đi lại, lương thấp, xa nhà, cơ sở dạy học thiếu thốn,…). Do đó, Đảng và Nhà Nước cần có các chính sách đãi ngộ giáo viên miền núi như tăng lương, cung cấp nhà ở, trợ cấp đi lại, dịch vụ y tế,…để khuyến khích các giao viên gắn bó nghề.
Khuyến khích nguồn nhân lực địa phương:
Đối với việc đào tạo cán bộ ngành giáo dục người dân tộc thiểu số, các cấp, các ngành ở trung ương và địa phương, chủ trì là Uỷ ban dân tộc và Ban tổ chức Chính
phủ, cần sớm hoàn thành việc lập quy hoạch cán bộ miền núi theo cơ cấu dân tộc từng vùng. Trên cơ sở quy hoạch, có kế hoạch và các chủ trương, biện pháp, đưa kế hoạch Nhà nước dài hạn và hàng năm thành chỉ tiêu pháp lệnh để thực hiện. Trong kế hoạch cần có chỉ tiêu tuyển sinh đối với từng vùng, từng dân tộc, kèm theo việc thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ đã có và nghiên cứu bổ sung thêm những điểm chưa hợp lý để đẩy mạnh việc tuyển chọn con em các dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc ít người ở vùng cao, vào học các lớp dự bị đại học, cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật, kể cả việc tuyển đi dạy nghề và đi lao động ở nước ngoài (chú ý các ngành hiện đang còn quá thiếu cán bộ như: quản lý kinh tế nông lâm nghiệp, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thủy lợi, giao thông, quản lý và kế toán hợp tác xã, tiểu thủ công...). Cần phát triển thêm các lớp bồi dưỡng thi đại học hoặc lớp dự bị đại học ở các tỉnh miền núi và ở các trường đại học để tạo nguồn tuyển sinh là con em dân tộc miền núi và vùng cao.
Để tăng cường lực lượng giáo viên tại địa phương cần có các chính sách khuyển khích học sinh miền núi theo học ngành sư phạm và trở về địa phương công tác như chế độ cử tuyển, cấp học bổng,…Giáo viên bản địa sẽ có nhiều lợi thế hơn giáo viên từ xa lên như hiểu văn hóa và tiếng địa phương, dễ dàng tiếp xúc với các bậc phụ huynh và các em học sinh hơn; việc công tác gần nhà cũng tạo điều kiện công tác thuận lợi cho các giáo viên bản địa.
Tăng cường kiểm tra, giảm sát, nâng cao trình độ giáo viên (tăng cường đào tạo chuyên môn và hiểu biết văn hóa địa phương).
Thực tế tại xã Phúc Lộc huyện Ba Bể cho thấy phụ huynh học sinh chủ yếu là người dân tộc, chưa thông thạo tiếng kinh, nghèo đói nên nhận thức về việc cho con đến trường học còn hạn chế. Do đó, ngoài việc cử giáo viên đi học các trường lớp Đại học và Cao Đẳng trong và ngoài nước thì cũng cần thiết phải mở lớp bồi dưỡng ngắn ngày, các lớp tập huấn từng vấn đề lớn để cho các giáo viên vùng sâu miền núi
phía Bắc hiểu hơn về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán của người dân địa phương. Trên cơ sở đó giáo viên có thể bám bản làng và dễ dàng tiếp cận cũng như tuyên truyền cho phụ huynh học sinh cũng như dạy dỗ, bảo ban các em học sinh. Muốn vậy, các tỉnh và các ngành có trách nhiệm ở trung ương cũng cần đưa vào kế hoạch hàng năm, hàng quý và dành ngân sách thích đáng cho công tác này.