Mục tiêu:
Hƣớng tới một hệ thống quản lý thu thuế công bằng, linh hoạt, tăng cƣờng sự tuân thủ tự nguyện của DN, giải pháp cƣỡng chế, thu nợ và xử lý vi phạm về thuế cần đảm bảo thực hiện những mục tiêu sau:
- Hiểu những nguyên nhân của kê khai thuế sai, nộp thuế chậm hoặc không nộp thuế của DN để có những giải pháp cƣỡng chế thích hợp làm thay đổi dần hành vi DN theo hƣớng tích cực hơn trong giai đoạn trung hạn và dài hạn.
- Đảm bảo thu đúng, đủ và kịp thời các khoản nợ thuế từ DN.
- Xử lý nghiêm minh những DN cố tình kê khai sai, chậm nộp thuế hay không nộp thuế.
- Xây dựng hình ảnh cơ quan hải quan đại diện qua sự công bằng, công tâm của cán bộ cƣỡng chế và thu nợ thuế.
Trong các mục tiêu nói trên, Cục Hải quan Tỉnh Nghệ An cần coi trọng mục tiêu thứ nhất đó là làm thay đổi dần và thay đổi cơ bản hành vi tuân thủ thuế của DN. Việc coi trọng quá mức các mục tiêu xử lý DN sai phạm và thu đủ thuế cho NSNN sẽ làm xấu hơn hành vi tuân thủ thuế và tiếp theo, cơ quan hải quan sẽ lại tập trung quá mức nguồn lực vào cƣỡng chế sự tuân thủ của DN. Sự cƣỡng chế hà khắc này tiếp tục làm xấu hơn nữa hành vi tuân thủ thuế, dẫn đến sự phản kháng cao của DN với các kế hoạch quản lý thu trên địa bàn. Đó là vòng luẩn quẩn mà một cơ quan hải quan cứng nhắc có thể không bao giờ thoát ra đƣợc. Một cơ chế kiểm soát hà khắc sẽ không thể đạt đƣợc sự tuân thủ tự nguyện và đầy đủ. Việc xác định DN là khách hàng là tiền đề đầu tiên để xác định đúng mục đích quan trọng nhất của hoạt động cƣỡng chế, thu nợ và xử lý vi phạm về thuế đối với các DN trên địa bàn giai đoạn tới.
Các giải pháp:
a. Xây dựng và thực thi các giải pháp cưỡng chế thuế linh hoạt theo cấp độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn
Các giải pháp cƣỡng chế cần thực hiện từ cấp độ nhẹ nhất cho đến cấp độ nặng hơn, khi cần thiết cơ quan hải quan có thể đẩy cấp độ cƣỡng chế lên cao nhất.
b. Đa dạng hoá và linh hoạt các hình thức cưỡng chế thuế, tăng cường sự nhận thức của DN về tính công bằng của các hình thức này.
Cục Hải quan Tỉnh Nghệ An cần khắc phục sự hạn chế về số lƣợng và tính cứng nhắc của các biện pháp cƣỡng chế thuế hiện nay. Ngoài các biện pháp tài chính nhƣ đã sử dụng, cần đa dạng thêm các biện pháp phi tài chính khác nhƣ buộc DN tham gia các lớp đào tạo bắt buộc về tuân thủ thuế; yêu cầu kê khai các bản kê khai cụ thể chi tiết hơn; yêu cầu tƣờng trình cụ thể các giao dịch tài chính. Mỗi một giải pháp cƣỡng chế cần sử dụng linh hoạt tuỳ theo cấp độ tuân thủ của DN. Cơ quan hải quan cần có những yêu cầu cụ thể trƣớc khi sử dụng biện pháp phạt một cách quan liêu. Để đảm bảo rằng các hình thức nói trên không làm phát sinh tham nhũng, lợi dụng, làm xói mòn sự tin tƣởng của DN đối với cơ quan
hải quan thì biện pháp phạt loại này cần đƣợc xem xét bởi một tổ chức độc lập, có thể có sự tham gia của DN.
Điều kiện thành công giải pháp cưỡng chế, thu nợ và xử lý vi phạm về thuế
- Cần xem DN là khách hàng trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách và kế hoạch cƣỡng chế.
- Điều tra, nghiên cứu đầy đủ các khoản nợ thuế theo các tiêu chí về cấp độ tuân thủ, quy mô DN, thời gian hoạt động, theo nguyên nhân nợ thuế. Đây là những thông tin quan trọng để xây dựng các chính sách cƣỡng chế nhằm tăng cƣờng sự tuân thủ của DN.
- Đánh giá đúng tầm quan trọng của lập kế hoạch cƣỡng chế ở Cục Hải quan Tỉnh Nghệ An, đặc biệt các kỹ thuật đánh giá độ rủi ro về thuế để lựa chon đúng DN cần lập kế hoạch cƣỡng chế và xác định chính xác giải pháp cƣỡng chế.
- Tăng cƣờng sự tham gia của Cục Hải quan Tỉnh Nghệ An và các chi cục trực thuộc, sự tham gia của đại diện các DN trên địa bàn vào quá trình xây dựng chính sách cƣỡng chế và xử lý vi phạm; tìm hiểu kinh nghiệm của các quốc gia khác về xây dựng các giải pháp cƣỡng chế và xử lý vi phạm pháp luật về thuế. Đây là cơ sở để quản lý thu thuế XNK có những giải pháp đa dạng hơn và tối ƣu hơn.
- Chuyên môn hoá sâu hơn các hoạt động cƣỡng chế và thu nợ theo các đặc điểm của DN.
- Tăng cƣờng quyền lực cho cơ quan hải quan trong thực thi các hoạt động cƣỡng chế, tránh sự phân tán quyền lực nhƣ hiện nay. Tổng Cục Hải quan cần phân quyền mạnh hơn cho Cục Hải quan Tỉnh Nghệ An thực thi các biện pháp cƣỡng chế. Đây là điều kiện xác định giải pháp cƣỡng chế thuế linh hoạt theo đặc điểm tuân thủ của DN.
4.2.6 Giải pháp hoàn thiện xử lý khiếu nại, tố cáo về thuế
Đánh giá đúng tầm quan trọng của hoạt động xử lý khiếu nại, tố cáo: Đổi mới quản lý thu thuế theo hƣớng phục vụ khách hàng hiện nay yêu cầu Cục Hải quan Tỉnh Nghệ An coi trọng hoạt động xử lý khiếu nại tố cáo. Đây là hoạt động không những đảm bảo quyền lợi cho DN mà còn góp phần xây dựng một cơ quan hải
quan minh bạch, công bằng và từ đó làm thay đổi tích cực hành vi tuân thủ của DN.
Xây dựng và thực thi chính sách quản lý xử lý khiếu nại và tố cáo: Coi trọng hoạt động xử lý khiếu nại tố cáo, Cục Hải quan Tỉnh Nghệ An cần xây dựng các chính sách hƣớng dẫn giải quyết khiếu nại tố cáo riêng đối với các vấn đề thuế. Các quy định này cần đƣợc cụ thể hoá hơn trong luật quản lý thuế, tránh tình trạng DN muốn khiếu nại tố cáo lại phải xem luật khiếu nại và tố cáo nhƣ hiện nay. Các chính sách này phải bắt đầu từ các quy định giải quyết những phàn nàn của DN trƣớc khi các phàn nàn này trở nên nghiêm trọng buộc DN phải khiếu nại lên cơ quan Hải quan.
Kết luận Chƣơng 4
Từ việc phân tích tình hình thực tế, chỉ ra những tồn tại trong việc quản lý thu thuế XNK, trên tinh thần chỉ đạo chung của Đảng và Nhà nƣớc, tác giả đã đƣa ra những kiến nghị thực hiện các giải pháp nhằm quản lý thu thuế XNK hiệu quả. Quan điểm xuyên suốt cho 6 nội dung quản lý thu thuế là Doanh nghiệp nên đƣợc nhìn nhận ở vị trí khách hàng hơn là đối tƣợng quản lý. Những kiến nghị, giải pháp đƣa ra đều hƣớng đến mục tiêu chung là đảm bảo thu đủ, thu đúng, kịp thời; tạo thuận lợi cho DN; phù hợp các quy tắc, chuẩn mực quốc tế nhằm giúp ngành Hải quan và Hải quan Tỉnh Nghệ An hoàn thành nhiệm vụ của mình.
KẾT LUẬN
Quản lý thu thuế XNK trên phạm vi cả nƣớc nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng trong thời gian qua đã đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận, đóng góp tạo nguồn thu cho NSNN, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Với nhiệm vụ chính trị quan trọng đƣợc giao, những năm qua Cục Hải quan Tỉnh Nghệ An đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý thu thuế XNK và đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là giai đoạn kinh tế đang có những bƣớc chuyển đổi, phát triển nhanh chóng thì cần phải có sự đánh giá đúng đắn, đúng mức về sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý thu thuế XNK cho NSNN, nhằm nâng cao vị thế của ngành Hải quan, khuyến khích các DN tham gia hoạt động XNK cũng nhƣ thu hút đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thu thuế XNK tại Cục Hải quan Tỉnh Nghệ An thời gian qua, luận văn đã làm rõ những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân trong quản lý thu thuế XNK. Trên cơ sở những hạn chế, luận văn đƣa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Nghệ An thời gian tới. Trong đó, quan trọng nhất là giải pháp đối với công tác tuyên truyền, hỗ trợ tƣ vấn doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo thu đủ, thu đúng nhƣ yêu cầu của ngành Hải quan, sự tuân thủ pháp luật, ý thức tự nguyện tự giác của doanh nghiệp là yếu tố tiên quyết. Bởi vậy, thông qua những giải pháp về tuyên truyền, hỗ trợ tƣ vấn, tác giả hy vọng đóng góp phần nhỏ vào hoàn thiện quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Nghệ An.
Do giới hạn về thời gian và tài liệu nghiên cứu nên luận văn còn những hạn chế sau: Thứ nhất, luận văn mới chỉ điều tra khảo sát chọn mẫu các doanh nghiệp đang đăng ký mở tờ khai hải quan tại Cục Hải quan Tỉnh Nghệ An, chƣa tiếp cận đƣợc với những đối tƣợng doanh nghiệp khác nhƣ những doanh nghiệp đã từng đăng ký mở tờ khai hải quan tại Cục nhƣng hiện nay tạm dừng hay những doanh
nghiệp đang chờ giải thể hay phá sản… Thứ hai, quá trình điều tra bằng bảng hỏi chỉ dừng lại ở nội dung tuyên truyền, hỗ trợ tƣ vấn chƣa bao quát toàn bộ 6 nội dung của quản lý thu thuế XNK. Thứ ba, luận văn đã đƣa ra bức tranh tổng thể về thực trạng quản lý thu thuế XNK tại Cục Hải quan Tỉnh Nghệ An nói chung, chƣa phân tích, đánh giá thực trạng của từng Chi Cục trực thuộc.
Bởi vậy, để hoàn thiện quản lý thu thuế xuất nhập khẩu của Cục Hải quan Tỉnh Nghệ An, hướng nghiên cứu tiếp theo của luận văn là nghiên cứu một cách toàn diện quản lý thu thuế X N K của tỉnh Nghệ An bao gồm Cục Hải quan Tỉnh Nghệ An và các Chi Cục trực thuộc. Mặt khác, nghiên cứu tiếp theo cần xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra chi tiết hơn, bao quát toàn bộ nội dung công tác quản lý thu thuế XNK để thu thập kết quả định lƣợng về sự tuân thủ thuế của DN cũng nhƣ hiệu quả hoạt động của cơ quan Hải quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
1. Nguyễn Thị Bất, Vũ Duy Hào, 2002. Giáo trình quản lý thuế. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.
2. Bộ Tài Chính, 2007. Quyết định số 78/2007/QĐ-BTC về quy chế hướng dẫn giải đáp vướng mắc về chính sách thuế,quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế theo cơ chế một cửa, ngày 18 tháng 9 năm 2007, Hà Nội.
3. Bộ Tài Chính, 2009. Thông tư số 79/2009/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, ngày 20 tháng 04 năm 2009, Hà Nội.
4. Bộ Tài Chính, 2014. Biểu thuế suất xuất nhập khẩu. Hà Nội: NXB Tài Chính.
5. Bộ Tài Chính. Thống nhất quản lý tài chính Nhà nƣớc 1951-1954.
<http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1370588/1821545/18235 37>. [Ngày truy cập 20 tháng 09 năm 2014].
6. Lê Bùi, 2013. Hải quan Nghệ An dừng làm thủ tục đối với 16 doanh nghiệp. <http://www.baohaiquan.vn/pages/dung-lam-thu-tuc-hai-quan-doi-voi-16- dn.aspx>. [Ngày truy cập: 25 tháng 02 năm 2014].
7. Hồ Ngọc Cẩn, 2003. Thuế xuất nhập khẩu 2013. Hà Nội: NXB Thống kê Hà Nội.
8. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005. Nghị định quy
định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan số 154/2005/NĐ-CP. Hà Nội, tháng 12 năm 2005.
9. Cục Hải quan Nghệ An, Chi cục kiểm tra sau thông quan, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013. Báo cáo tình hình công tác năm 2009-2013 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2010-2014.
11. Đặng Tiến Dũng, 2003. “Tìm hiểu khái niệm quản lý và quản lý thuế”, Tạp chí thuế nhà nước,, 12. tr.18-20.
12. Nguyễn Đẩu, 2006. “Ngƣời nộp thuế đƣợc xác định vị trí trung tâm”, Tạp chí thuế Nhà nước,, 21. tr.6-7.
13. Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2002. Khoa học quản lý, tập
II. NXB Khoa học và Kỹ thuật.
14. Quang Hùng, 2015. Hải quan Quảng Ninh tăng cƣờng quan hệ đối tác hải quan – doanh nghiệp. <http://www.baohaiquan.vn/pages/hai-quan-quang- ninh-tang-cuong-quan-he-doi-tac-hai-quan-dn-nam-2015.aspx>. [Ngày truy cập: 25 tháng 02 năm 2015].
15. Lê Thị Thanh Huyền, 2014. Kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan tại một số nƣớc. Tạp chí Tài chính, số 08.
16. Kiểm toán nhà nƣớc. Giải pháp nào chống gian lận thuế qua trị giá tính thuế
hàng nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay. <http://www.sav.gov.vn/85-1-ndt/-
giai-phap-nao-chong-gian-lan-thue-qua-tri-gia-tinh-thue-hang-nhap-khau-o- viet-nam-hien-nay.sav>. [Ngày truy cập: 16 tháng 01 năm 2013].
17. Nguyễn Thị Liên và Nguyễn Văn Hiệu, 2007. Giáo trình thuế. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
18. Vƣơng Hoàng Long, 2000. Hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành thuế trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trƣờng Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
19. Bùi Xuân Lƣu, 2001. Giáo trình kinh tế quốc tế. Đại học Ngoại Thƣơng. 20. Nguyễn Thị Mai, 2002. “Mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế trên thế
giới”, Tạp chí thuế nhà nước,, 3. tr.12-14.
21. Ngân hàng Thế giới, 2007. Sổ tay hiện đại hóa Hải quan. Hà Nội: Nhà xuất
bản Lý luận và Chính trị.
22. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11. Hà Nội, tháng 6 năm 2005.
số 78/2006/QH11. Hà Nội, tháng 11 năm 2006.
24. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2014. Luật hải quan số
54/2014/QH13. Hà Nội, tháng 06 năm 2014.
25. Nguyễn Trƣờng Sơn, 2007. Vai trò và tác động của thuế quan khi nƣớc ta gia
nhập WTO. Tạp chí cộng sản.
<http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi-
moi/2007/1346/Vai-tro-va-tac-dong-cua-thue-quan-khi-nuoc-ta.aspx>. [Ngày truy cập: 20 tháng 01 năm 2014].
26. Lê Thu, 2015. Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh tập trung thu hồi nợ thuế.
Báo Hải quan. < http://www.baohaiquan.vn/pages/bai-1-thu-hoi-gan-1-000- ty-dong-no-dong-thue.aspx>, [Ngày truy cập: 23 tháng 01 năm 2015].
27. Nguyễn Thị Lệ Thúy, 2009. Hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm
tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Luận án
Tiến sỹ, Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân.
28. Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bƣu, 2001. Quản lý kinh tế, tập I và II. NXB
Khoa học và Kỹ thuật.
29. Tổng Cục Thuế, 2007. Luật quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành. Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính.
30. Trần Thu Trang, 2012. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, nhập
khẩu theo pháp luật Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.
31. Lê Xuân Trƣờng và Nguyễn Đình Chiến, 2013. Nhận diện các hành vi gian lận thuế. Tạp chí Tài chính, số 09.
Tiếng Anh:
32. Beata S. Javorcik, Gaia Narciso, 2007). Differentiated Products and Evasion
of Import Tariffs. <http://elibrary.worldbank.org/doi/book/10.1596/1813-
9450-4123>.
33. Bejakovie, Dr, Predrag., 1992. Improving the tax administration in the transition countries, Institute for public finance, Zagreb.
34. Bird, R. M., Milka, C., 1992. Improving Tax Administration in developing countries. < www.hm-treasury.gov.uk/media/D>