Vốn hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra, tích lũy và những yếu tố tự nhiên,… được sử dụng vào quá trình sản xuất. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, vốn là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế và tạo tiền đề cho công nghiệp hóa.
Vốn hiện có của nền kinh tế chưa đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của các chủ thể kinh tế. Vì vậy, cần phải có chính sách huy động vốn phù hợp. Vốn được huy động theo hai nguồn chính đó là vốn trong nước và vốn đầu tư nước ngoài.
* Vốn trong nƣớc: nguồn vốn đầu tư trong nước là phần tích lũy của
nội bộ nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vực dân cư các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm của chính phủ được huy động vào trình tái sản xuất của xã hội. Đây là nguồn vốn cơ bản, có vai trò quyết định chi phối mọi hoạt động đầu tư phát triển trong nước.
Nguồn vốn nhà nước
Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp nhà nước.
Nguồn vốn ngân sách nhà nước: đây là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư. Thường chiếm một tỷ trọng nhất định trong toàn bộ khối lượng đầu tư, giữ một vai trò quan trọng, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực cần tham gia của nhà nước. Đây là nguồn vốn quan trọng để xây dựng co sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nguồn kinh phí trong ngân sách có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp khi các doanh nghiệp gặp khó khăn cần sự trợ giúp của nhà nước. ngoài ra còn bao gồm: nguồn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước.
Nguồn vốn của dân cư và khu vực tư nhân
Nguồn vốn của khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của khu vực dân cư, phần tích lũy của các chủ doanh nghiệp, các hợp tác xã. Tiềm năng vốn của khu vực này rất lớn, nếu có thể huy động triệt để thì sẽ tạo ra được số vốn khổng lồ phục vụ cho nhu cầu đầu tư của cả nền kinh tế.
* Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
Bao gồm toàn bộ tích lũy của cá nhân, các donh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động vào quá trình đầu tư ở nước sở tại. Đây là nguồn vốn quan trọng mà mỗi quốc gia đều quan tâm, nó có thể tạo ra cú hích cho sự phát triển. Nó có thể bổ sung cho đầu tư khi nguồn vốn trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu, nhất là các nước đang phát triển khi nội lực chỉ mới đáp ứng hơn 50% tổng nhu cầu về vốn.
Tài trợ phát triển chính thức: Nguồn vốn ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. Với các điều kiện ưu đãi hấp dẫn về lãi suất thấp, thời hạn cho vay dài, khối lượng cho vay lớn và đặc biệt trong ODA bao giờ cũng có yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 25%. Kèm theo ràng buộc bất lợi cho các nước nhận viện trợ.
Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế.
Đây là nguồn vốn vay từ ngân hàng thương mại quốc tế với lãi suất tương đối cao, có thời gian trả nợ chính xác và thủ tục cho vay khắt khe. Tuy vậy, nó không ràng buộc về chính trị xã hội. Nguồn vốn này nếu không sử dụng hiệu quả sẽ không có khả năng chi trả. Vì vậy nguôn vốn này thường được sử dụng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu vốn của các hoạt động xuất- nhập khẩu.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nguồn vốn FDI là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước này đến đầu tư cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận ở một nước khác. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường mang theo tất cả tài nguyên kinh doanh như phương pháp quản lý, mô hình hoạt động, công nghệ máy móc,… nên có thể thúc đẩy các ngành nghề mới, như ngành công nghệ cao hay cần nhiều vốn. Bởi vậy nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ lớn tới quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.