Tình huống:
Công ty A có trụ sở Hà Nội bán 30.000 thùng cotton cho Công ty B theo điều kiện C&F (INCOTERMS 1990) cảng Osaka, Nhật Bản. Ngƣời bán vận chuyển hàng hóa tới cảng Hải Phòng và lên con tàu C do ngƣời mua chỉ định. Do có sai sót trong quá trình đếm hàng, chỉ có 25.000 thùng cotton đƣợc xếp xuống tàu. Tuy nhiên, vận đơn đƣờng biển( B/L) lại ghi rõ tổng số hàng là 30.000 thùng. Ngƣời bán sau đó đã ký trên B/L cho ngƣời mua để thanh toán đầy đủ toàn bộ giá trị lô hàng cotton. Khi tàu C đến cảng Osaka, lỗi về
55
số lƣợng nói trên đã bị phát hiện, và ngƣời mua B đã kiện ngƣời bán A về trị giá số thùng cotton bị mất.
Với tƣ cách là ngƣời thụ lý vụ kiện trên, bạn có chấp nhận yêu cầu đòi bồi thƣờng của ngƣời mua không? Vì sao? Hoặc vì sao lại không chấp nhận? Hãy cho biết loại trách nhiệm pháp lý mà Công ty A có thể phải gánh chịu trong vụ việc trên? Trách nhiệm của chủ tàu C trong trƣờng hợp này là gì?
Giải quyết tình huống Câu 1:
Với tƣ cách là ngƣời thụ lý vụ kiện trên,bạn có chấp nhận yêu cầu đòi bồi thƣờng của ngƣời mua không? Vì sao? Vì sao không chấp nhận?
Với tƣ cách là ngƣời thụ lý vụ kiện này thì yêu cầu đòi bồi thƣờng của ngƣời mua là hợp lệ vì:
- Theo Incoterms 1990, công ty A giao hàng theo điều kiện C&F cảng Osaka, Nhật Bản tức là trách nhiệm và nghĩa vụ của ngƣời bán đƣợc bắt đầu từ lúc đƣa hàng từ nơi trụ sở của mình tới khi đƣa hàng qua lan can tàu tại cảng đi (cảng Hải Phòng) nên ngƣời bán trong trƣờng hợp này đã có sai sót khi giao hàng lên tàu (chỉ giao 25,000 thùng cotton thay vì theo hợp đồng là 30,000 thùng cotton).
- Tuy nhiên, trên vận đơn ngƣời bán đã ký là giao đủ hàng cho ngƣời chuyên chở là 30,000 thùng cotton ngƣời bán ký trên B/L và chuyển tới cho ngƣời mua để thanh toán toàn bộ giá trị lô hàng cotton.
Theo chức năng của B/L :
-Vận đơn là bằng chứng về việc ngƣời vận chuyển đã nhận lên tàu số hàng hóa với số lƣợng, chủng loại, tình trạng nhƣ ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển đế nơi trả hàng. -Vận đơn gốc là chứng từ có giá trị, dung để định đoạt và nhận hàng hay nói đơn giản là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa ghi trong vận đơn.
-Vận đơn đƣờng biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đƣờng biển đã đƣợc ký kết.
Dù là vận chuyển bằng tàu chuyến hay tàu chợ thì vận đơn đều là căn cứ, cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa ngƣời phát hành và ngƣời làm giữ vận đơn.Khi vận đơn đƣợc ký phát thì xác nhận hợp đồng vận tải đã đƣợc ký kết.Mà đây là hợp đồng điều chỉnh quan hệ giữa ngƣời gửi hàng và ngƣời chuyên chở.
Vì thế, cho nên trên vận đơn ghi số lƣợng hàng hóa là 30,000 thùng nhƣng thực tế ngƣời mua chỉ nhận đƣợc 25,000 thùng nên ngƣời mua có quyền khiếu kiện ngƣời bán về giá trị số thùng cotton bị mất.
Câu 2:
Hãy cho biết loại trách nhiệm pháp lý mà Công ty A có thể phải gánh chịu trong vụ việc trên?
*Căn cứ theo Công ƣớc Brucxen 1924:
Căn cú theo vận đơn và điều 3 Công ƣớc Brucxen 1924 thì ngƣời bán sẽ không phải chịu trách nhiệm về việc giao thiếu hàng hóa vì vận đơn ký phát ghi đã nhận đủ 30,000 thùng.
56
“Điều 3: Ngƣời gửi hàng sẽ không chịu trách nhiệm về những mất mát hay thiệt hại gây ra cho ngƣời chuyên chở hay tàu do bất kỳ nguyên nhân nào nếu không phải do hành vi, lỗi lầm hay sơ suất của ngƣời gửi hàng, của đại lý hay ngƣời làm công của họ gây nên.”
*Căn cứ theo Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2005:
Ngƣời bán (công ty A) sẽ phải chịu trách nhiệm về hàng hóa theo khoản 3 điều 81:
“Điều 81. Nghĩa vụ của ngƣời gửi hàng và ngƣời giao hàng
3. Ngƣời gửi hàng hoặc ngƣời giao hàng dù cố ý hoặc vô ý đều phải chịu trách nhiệm đối với ngƣời vận chuyển, hành khách, thuyền viên và các chủ hàng khác về những tổn thất phát sinh do khai báo hàng hoá không chính xác hoặc không đúng sự thật, nếu ngƣời vận chuyển chứng minh đƣợc là ngƣời gửi hàng hoặc ngƣời giao hàng có lỗi gây ra tổn thất đó.”
Bên cạnh đo, ngƣời bán cũng phải có trách nhiệm đòi bồi thƣờng từ vận chuyển vì giao thiếu hàng hóa cho ngƣời mua vì theo điều kiện C& F cảng Osaka, Nhật Bản thì nghĩa vụ thuê tàu là của ngƣời bán và hợp đồng vận tải là điều chỉnh quan hệ giữa ngƣời bán và ngƣời vận chuyển nên để đảm bảo quyền lợi và uy tín của mình ngƣời bán phải tiến hành khởi kiện ngƣời vận chuyển nếu chứng minh đƣợc rằng họ thiếu trách nhiệm trong quá trình chuyên chở hàng hóa.
Câu 3:
Trách nhiệm của chủ tàu C trong trƣờng hợp này là gì?
*Căn cứ theo Công ƣớc Brucxen 1924:
Trong trƣờng howpjn ày thì ngƣời vận chuyển phải chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển hàng hóa vì đã không kiểm tra kỹ hàng hóa trƣớc khi ký xác nhận vận đơn và giao thiếu hàng hóa cho ngƣời mua.Và ngƣời vận chuyển phải tiến hành bồi thƣờn thiệt hại theo điều 4 khoản 5 của công ƣớc này.
Theo Công ƣớc Brucxen 1924 ghi rõ:
“Điều 3:
1. Trƣớc và lúc bắt đầu hành trình, ngƣời chuyên chở phải có sự cần mẫn thích đáng để:
a. Làm cho tàu có đủ khả năng đi biển;
b. Biên chế, trang bị và cung ứng thích hợp cho tàu; c. Làm cho các hầm, phòng lạnh và phòng phát lạnh và tất cả các bộ phận khác của con tàu dùng vào chuyên chở hàng hóa, thích ứng và an toàn cho việc tiếp nhận, chuyên chở
và bảo quản hàng hóa.
2. Trừ những quy định của Điều 4, ngƣời chuyên chở phải tiến hành một cách thích hợp và cẩn thận việc xếp chuyển dịch, sắp xếp, chuyên chở, coi giữ, chăm sóc và dỡ những hàng hóa đƣợc chuyên chở.”
57
“5. Trong bất kỳ trƣờng hợp nào, ngƣời chuyên chở và tàu cũng không chịu trách nhiệm về những mất mát hay hƣ hỏng của hảng hóa vƣợt quá số tiền 100 bảng Anh một kiện hay một đơn vị hoặc một số tiền tƣơng đƣơng bằng ngoại tệ khác, trừ khi ngƣời gửi hàng đã khai tính chất và trị giá hàng hóa trƣớc khi xếp hàng xuống tàu và lời khai đó có ghi
vào vận đơn.
Lời khai, nếu có ghi vào vận đơn sẽ là bằng chứng hiển nhiên nhƣng không có tính chất ràng buộc và quyết định đối với ngƣời chuyên chở. Ngƣời chuyên chở, thuyền trƣởng hay đại lý của ngƣời chuyên chở và ngƣời gửi hàng có thể thỏa thuận với nhau một số tiền tối đa, khác với số tiền ghi trong đoạn này miễn là số tiền tối đa đã thỏa thuận này không đƣợc thấp hơn con số nói trên. Trong bất kỳ trƣờng hợp nào ngƣời chuyên chở và tàu cũng không phải chịu trách nhiệm về mất mát hay hƣ hỏng hàng hóa nếu ngƣời gửi hàng đã cố tình khai sai tính chất và giá
trị hàng hóa đó trên vận đơn.”
*Căn cứ theo bộ luật hàng hải Việt Nam 2005:
Theo Bộ Luật hàng hải Việt nam 2005 thì ngƣời chuyên chở chịu trách nhiệm bồi thƣờn thiệt hại về hàng hóa bị thiếu hụt, mất mát và số tiền bồi thƣờng thiệt hại.
“Điều 79. Giới hạn trách nhiệm của ngƣời vận chuyển
1. Trong trƣờng hợp chủng loại, giá trị của hàng hoá không đƣợc ngƣời gửi hàng, ngƣời giao hàng khai báo trƣớc khi bốc hàng hoặc không đƣợc ghi rõ trong vận đơn, giấy gửi hàng đƣờng biển hoặc chứng từ vận chuyển khác thì ngƣời vận chuyển chỉ có nghĩa vụ bồi thƣờng mất mát, hƣ hỏng hàng hoá hoặc tổn thất khác liên quan đến hàng hoá trong giới hạn tối đa tƣơng đƣơng với 666,67 đơn vị tính toán cho mỗi kiện hoặc cho mỗi đơn vị hàng hoá hoặc 2 đơn vị tính toán cho mỗi kilôgam trọng lƣợng cả bì của số hàng hoá bị mất mát, hƣ hỏng tuỳ theo giá trị hàng hoá.
Đơn vị tính toán quy định trong Bộ luật này là đơn vị tiền tệ do Quỹ tiền tệ quốc tế xác định và đƣợc quy ƣớc là Quyền rút vốn đặc biệt.
Tiền bồi thƣờng đƣợc chuyển đổi thành tiền Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm thanh toán bồi thƣờng.
3. Trong trƣờng hợp chủng loại và giá trị hàng hoá đƣợc ngƣời giao hàng khai báo trƣớc khi bốc hàng và đƣợc ngƣời vận chuyển chấp nhận, ghi vào chứng từ vận chuyển thì ngƣời vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thƣờng mất mát, hƣ hỏng hàng hoá trên cơ sở giá trị đó theo nguyên tắc sau đây:
a) Đối với hàng hoá bị mất mát thì bồi thƣờng bằng giá trị đã khai báo;
b) Đối với hàng hoá bị hƣ hỏng thì bồi thƣờng bằng mức chênh lệch giữa giá trị khai báo và giá trị còn lại của hàng hoá.
58
Giá trị còn lại của hàng hoá đƣợc xác định trên cơ sở giá thị trƣờng tại thời điểm và địa điểm dỡ hàng hoặc lẽ ra phải dỡ hàng; nếu không xác định đƣợc thì căn cứ vào giá thị trƣờng tại thời điểm và địa điểm bốc hàng cộng thêm chi phí vận chuyển đến cảng trả hàng.
Ngoài ra, nếu ngƣời vận chuyển chỉ đƣợc miễn trách nhiệm nếu họ chứng minh đƣợc trƣờng hợp miễn trách nhiệm của mình nếu có ghi chú khác trong vận đơn theo điều 88 bộ Luật hàng hải Việt Nam quy định:
“Điều 88: Ghi chú trong vận đơn
5. Ngƣời vận chuyển không chịu trách nhiệm bồi thƣờng mất mát, hƣ hỏng hàng hoá hoặc tổn thất liên quan đến hàng hoá trong mọi trƣờng hợp, nếu ngƣời gửi hàng, ngƣời giao hàng đã cố tình khai gian về chủng loại, giá trị của hàng hoá khi bốc hàng và khai báo đó đã đƣợc ghi nhận vào vận đơnĐề thi : Môn Luật Thƣơng mại quốc tế tổng hợp qua từng năm.
Đề1:
I. Lý thuyết (6 điểm)
Câu 1. Nhận định đúng sai và giải thích (4 điểm)
1. Trong mọi trƣờng hợp, một sự trả lời trễ hạn không thể trở thành một chấp nhận chào hàng.
2. Trong điều kiện nhóm C, ngƣời mua phải ký HĐ vận tải và bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu.
3. Đối với tranh chấp xảy ra giữa 1 nƣớc thành viên phát triển và 1 nƣớc thành viên đang phát triển thì thành phần ban hội thẩm phải có ít nhất một ngƣời đến từ 1 nƣớc thành viên đang phát triển.
4. Một khi báo cáo của ban hội thẩm hay cơ quan phúc thẩm đƣợc DSB thông qua, các bên tranh chấp phải tuân thủ ngay lập tức .
Câu 2 (2 điểm)
Liệt kê và phân tích sơ lƣợc các loại hàng rào phi thuế quan? Phân tích những khó khăn mà thành viên của WTO gặp phải khi chống lại hàng rào phi thuế quan?
II. Bài tập (4 điểm) Xem xét vụ việc sau:
Ngày 15/08/2006 doanh nghiệp A ( trụ sở tại Hà Nội) ký kết HĐ bán cà phê cho Cty B (trụ sở tại Singapore) 1000 MT cà phê với giá 400usd/MT, giao hàng theo điều kiện FOB tại cảng Hải phòng (Incoterms 2000). Thanh toán bằng L/C không hủy ngang. Thời hạn giao hàng từ ngày 15 đến 30/09/2006.
Ngày 15/09/2006 doanh nghiệp A gửi cho B một thông báo với nội dung rằng tại VN đang có bão, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến việc SX và thu họach cà phê. Do đó A không thể giao hàng theo thời hạn đã thỏa thuận trong HĐ và hiện tại, doanh nghiệp đang cố
59
gắng khắc phục hậu quả để họat động bình thƣờng trở lại và sẽ thông báo lịch giao hàng cụ thể sau.
Áp dụng Công ƣớc Viên 1980 và quy định của PL Việt Nam để giải quyết vụ việc trên. Đề2 :
Lý thuyết (6 điểm)
Câu 1. Nhận định đúng sai và giải thích (4 điểm)
1. Các thành viên WTO có thể tham gia vào tất cả các cơ quan của WTO.
2. Các hiệp định nằm trong phụ lục của Hiệp định Marakesh đều ràng buộc tất cả các thành viên.
3. Trong mọi trƣờng hợp, các quốc gia thành viên của WTO không đƣợc tăng mức thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu cao hơn mức thuế trần đã thỏa thuận.
4. Trong các quyết định của mình, cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO-DSB luôn thông qua các quyết định bằng phƣơng pháp đồng thuận nghịch.
Câu 2 (2 điểm)
1. Trong lời nói đầu của Hiệp định Marakesh ghi nhận rằng : "...cần phải có nỗ lực tích cực để bảo đảm rằng các quốc gia đang phát triển... duy trì đƣợc tỷ phần tăng trƣởng trong thƣơng mại quốc tế...". Anh chị hãy phân tích 1 số qui định ƣu đãi dànhcho các quốc gia đang phát triển để chứng minh cho ghi nhận trên.
II. Bài tập (4 điểm) Xem xét vụ việc sau:
A và B đều là thành viên WTO. Với lý do cho rằng sản lƣợng XK bị sụt giảm nghiêm trọng từ đó lợi ích của mình đã bị suy giảm và vô hiệu theo qui định của WTO, A gửi khiếu nại cho DSB liên quan đến việc B đã áp dụng mức thuế quan khác nhau trong việc nhập khẩu cá mòi (sardines) với cá trích cơm (sprats) và cá trích (herring). Quốc gia B đã xếp cá mòi vào danh mục thuế quan riêng biệt so với cá trích cơm, còn cá trích bị áp dụng hạn chế định lƣợng.
1. Phân tích những nội dung pháp lý của WTO đƣợc thể hiện trong vụ việc trên. 2. Anh chị giải quyết vụ việc trên nhƣ thế nào?
Đề 3
Lý thuyết (4 điểm)
Câu 1. Nhận định đúng sai và giải thích (4 điểm)
1. Tất cả thành viên WTO đều là thành viên của 3 hiệp định về các biện pháp khắc phục thƣơng mại.
2. Điều XX hiệp định GATT chỉ tạo nên ngoại lệ đối với nguyên tắc đối xử tối huệ quốc. 3. Thao GATT, chế độ thƣơng mại áp dụng trong khu vực mậu dịch tự do sẽ ƣu tiên hơn so với các thỏa thuận trong WTO.
60 Câu 2 (2 điểm)
Giả sử hàng hóa nhập khẩu từ nƣớc ngoài gây thiệt hại cho các ngành SX torng nƣớc của VN. Theo anh chị, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp pháp lý nào để bảo vệ ngành SX trong nƣớc? Cần có những điều kiện gì?
II. Bài tập (4 điểm) Xem xét vụ việc sau:
Quốc gia A cấm nhập khẩu cá ngừ và các SP liên quan đến cá ngừ của quốc gia B. A tuyên bố rằng các biện pháp này hoàn toàn phù hợp với qui định của Điều XX(g) của GATT, cho phép các nƣớc thành viên có quyền không áp dụng những điều khoản của hiệp định khi mà họ muốn bảo tồn những nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt.
Từ vụ việc trên, hãy cho biết:
1. Cơ quan nào sẽ xem xét các vụ tranh chấp này? Vì sao?
2. Trình bày ngắn gọn nội dung nguyên tắc sẽ đƣợc áp dụng để thông qua phán quyết? 3. Anh chị hãy chọn một bên (nguyên hoặc bị đơn) để bảo vệ quyền lợi theo quiđịnh của GATT. (có viện dẫn các qui định liên quan).
Đề4:
I- Lý thuyết (6 đ) 1- Nhận định:
a) Trong giai đoạn toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, nền KT các quốc gia có xu hƣớng chuyển từ đa dạng hóa SP sang chuyên biệt hóa SP.
b) Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) nhằm tạo sự công bằng và bình đẳng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa đƣợc SX trong nƣớc.
c) Đại hội đồng họp để giải quyết tranh chấp thì đƣợc gọi là Cơ quan giải quyết tranh chấp DSB.
d) Điều XX của hiệp định GATT qui định về nghững ngoại lệ của nguyên tắc tự do hóa TM.
2- Theo thống kê, đến tháng 12/2006 Hoa Kỳ là một trong những quốc gia điều tra chống bán phá giá nhiều nhất. Họ đã tiến hành 373 vụ điều tra chống bán phá giá, đã áp dụng thuế trong 239 vụ và đã bị kiện ra WTO 24 vụ. Hãy nêu nhận xét về nội dung trên.
II- Bài tập: (4 đ)
Năm 1998, A đệ trình văn bản lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) yêu cầu đƣợc tham vấn về việc B áp dụng biện pháp tăng thuế đối với sản phẩm X nhập khẩu