• Lưu huỳnh có trong các acid amin là cystein, cystin và methionin: Nhóm thiol (-SH) tham gia duy trì cấu trúc protein và quan trọng đối với hoạt tính enzym.
• Các hợp chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh là heparin, glutathion, thiamin, chondroitin sulfat…
Sắt (Fe)
• Tham gia cấu tạo hem (dạng Fe2+)
• Catalase, peroxydase (dạng Fe3+); các cytocrom.
• Nhu cầu về sắt thay đổi rất lớn theo lứa tuổi, sự phát triển của tổ chức…
• Sắt từ thức ăn vào máu dạng Fe2+ Fe3+ gắn kết với protein đặc hiệu thành transferin vào tủy xương tạo hemoglobin.
Đồng (Cu)
• Thành phần cần thiết của nhiều protein, enzym
(catalase, cytocrom oxidase) và một số sắc tố tự nhiên • Tham gia sinh tổng hợp hemoglobin, sự tạo xương. • Tập trung nhiều nhất ở cơ, xương và gan
• Phần lớn được bài xuất qua đường ruột. • Thiếu đồng gây thiếu máu nhược sắc.
• Ứ đọng đồng ở gan gây xơ gan, ở thận gây tổn thương thận.
Kẽm (Zn)
• Thành phần của nhiều enzym: alcohol dehydrogenase,
phosphatase kiềm, aldolase…; có trong phức hợp insulin. • Tham gia chuyển hóa một số vitamin làm tăng hiệu quả
đáp ứng của cơ thể với vitaminA.
• Tập trung chủ yếu ở hồng cầu, khoảng 20% ở da và nhiều ở xương, răng.
• Nhu cầu kẽm cho cơ thể khoảng 10-15 mg/ngày.
Mangan (Mn)
• Mangan có trong thành phần enzym pyruvat carboxylase. • Mn2+ hoạt hóa đặc hiệu arginase và một số enzym khác. • Ở huyết thanh, mangan gắn đặc hiệu với globulin.
• Thải trừ chủ yếu qua mật.
• Thiếu mangan: giảm quá trình sinh trưởng
Coban (Co)
• Coban là thành phần của vitamin B12.
• Tham gia cấu tạo một số enzym: transcarboxylase, isomerase, …
• Tham gia tạo hồng cầu, tăng tổng hợp protein.
• Coban được đưa vào cơ thể qua đường ăn uống, tiêm truyền.
Iod
• Sau khi được đưa vào cơ thể theo đường ăn uống, 90% iod được vận chuyển tới tuyến giáp dự trữ và dùng tổng hợp các hormon giáp trạng (T3, T4), 10% ở da, lông,
tóc.
• Nhu cầu hàng ngày ở người trưởng thành khoảng 100- 150g. Nhu cầu tăng lên khi trưởng thành và thai nghén.
Flo
• Flo có tác dụng bảo vệ men răng.
• Flo uống vào được hấp thu nhanh chóng, phân bố ở dịch ngoại bào, phần lớn được giữ ở xương, răng
• Thải trừ nhanh chóng ra nước tiểu.
• Khi đưa vào cơ thể quá nhiều flo, đặc biệt ở trẻ em, có thể gây ra những thay đổi ở xương hoặc màu sắc men răng.
35
Cân bằng điện giải
• Ảnh hưởng dẫn truyền xung động thần kinh, co cơ và tính thẫm thấu của màng tế bào (Na+, K+, Ca2+)
• Điều hòa nồng độ chất điện giải: bài tiết qua thận (nước tiểu),
da (mồ hôi) và ruột (phân), tác động của hormon
-Aldosterol tăng tái hấp thu Na+, tăng bài xuất K+
-ANP (atrial natriuretic peptide) ức chế tái hấp thu natri và sự bài tiết aldosterol
-Thể tích nội mạch giảm → aldosterol tăng → tăng tái hấp thu
natri
-Insulin và catecholamin tăng tái hấp thu kali qua màng tế bào
-PTH làm tăng quá trình hủy xương để giải phóng Ca2+, tăng hấp thu Ca2+ ở ruột, giảm bài xuất Ca2+ qua thận
-Sự vận chuyển chủ động của Na+ gây ra sự vận chuyển thụ
Giảm natri huyết
• Nồng độ natri trong huyết tương <135 mEq/L giảm độ
thẩm thấu huyết tương (giảm trương lực ngoại bào)
• Nguyên nhân:
-đường tiêu hóa: nôn mửa, tiêu chảy, chảy máu, tắc ruột… -da: bài tiết mồ hôi quá mức, bỏng
-nhập nước quá mức, nhập natri không đủ so với nhu cầu (suy thận cấp) hoặc hạn chế nhập (suy thận mãn)
-các bệnh thứ phát: bệnh Addison, thuốc lợi tiểu, giảm tiết aldosterol,
• Biểu hiện: động kinh, nhức đầu, tăng nhịp tim, hạ huyết áp.
Chuột rút, kích thích và có thể hôn mê.