Công tác hậu kiểm

Một phần của tài liệu Tiếp cận luật doanh nghiệp dưới góc độ quản lý nhà nước (Trang 47 - 49)

II. Thực tiễn Thực hiện luật doanh nghiệp trên địa bàn Hà

3. Công tác hậu kiểm

Thực hiện tư tưởng đổi mới của Luật doanh nghiệp, UBND Thành phố đã chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành chuyển từ từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Cục thuế Hà Nội đã được chỉ đạo từ Tổng cục và UBND Thành phố về vai trò của mình trong công tác này.

Tháng 2 năm 2000, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cung cấp phần mềm lưu trữ danh sách doanh nghiệp theo địa bàn đến từng quận, huyện để phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động doanh nghiệp. Sau khi hiệu đính nội dung, sẽ cấp tiếp cho các sở ngành có liên quan.

Công tác lưu trữ, hệ thống thông tin trên máy vi tính của Phòng ĐKKD đã hoàn thành bước đầu, tạo tiền đề thuận lợi để phối hợp giữa

thương

các cơ quan có thẩm quyền quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh và cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Việc tìm kiếm hồ sơ lưu trữ và thông tin doanh nghiệp đã đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, chính xác (hết năm 2001 đã cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân theo Luật khoảng 85 lượt).

Mặc dù các Sở, Ban Ngành chuyên ngành đã có những nỗ lực trong việc nắm bắt thông tin, tạo điều kiện thuận lợi để giúp các doanh nghiệp trong chuyên môn, trong quan hệ giao dịch. Tuy nhiên do chưa có Nghị định của Chính phủ về phối hợp quản lý như trong điều 115 Luật doanh nghiệp đã quy định "Chính phủ phải có qui định việc phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ trong quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực được phân công phụ trách" nên công tác phối hợp quản lý các doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh trên địa bàn Thành phố còn nhiều lúng túng. UBND cấp Quận, Huyện chỉ là cơ quan được thông báo sự ra đời của doanh nghiệp trên địa phương, do đó không có những tác động cần thiết của UBND địa phương đến doanh nghiệp chưa phát huy được vai trò quản lý Nhà nước của mình. Ngoài ra, do Luật doanh nghiệp không qui định cụ thể trách nhiệm của doanh nghiệp và các chế tài bảo đảm trong quan hệ với các cơ quan quản lý ngành, khiến nhiều cơ quan quản lý chuyên ngành không nắm bắt được thông tin từ phía doanh nghiệp, hơn nữa đó cũng là sự hạn chế cho phía doanh nghiệp do không được nhiều thông tin hỗ trợ từ phía cơ quan chủ quản.

Công tác đào tạo, tư vấn cho các doanh nghiệp còn chưa thường xuyên, chưa phổ biến, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp bị khó khăn trong các nghiệp vụ về thị trường, tài chính...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 771/CP- ĐP1 ngày 24/8/2001, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6322/QĐ-UB ngày 25/10/2001 về việc tổ chức dự thảo Quy chế tạm thời về quản lý sau đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.

Căn cứ Luật Doanh nghiệp, Nghị định 02/2000/NĐ-CP, Nghị định 03/2000/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luậtcó liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh

thương

nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư (trưởng Ban soạn thảo Quy chế) đã phối hợp với Sở Tư pháp (thường trực Ban soạn thảo), Cục Thuế Hà Nội, Công an Hà Nội và các cơ quan có liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Quy chế. Trong quá trình thực hiện, Ban soạn thảo đã ký hợp đồng lấy ý kiến đề xuất về công tác quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh với các ngành của thành phố. Đồng thời, Ban soạn thảo cũng ký hợp đồng lấy ý kiến một số chuyên gia của thành phố và Trung ương để bổ sung, chỉnh lý hoàn thiện bản Dự thảo.

Đến nay, Dự thảo đã được UBND TP xem xét và trình Chính phủ cho ý kiến trước khi quyết định ban hành.

Một phần của tài liệu Tiếp cận luật doanh nghiệp dưới góc độ quản lý nhà nước (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)