- Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho cá nhân/tổ chức đăng ký tham gia chuỗi Đặc biệt là các công nghệ, kỹ thuật tạo ra các sản phẩm
4. Nhóm giải pháp về xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm
- Thiết kế, công bố bộ nhận diện các sản phẩm thuộc đề án để dễ quảng bá, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Đưa sản phẩm của đề án tham gia các hội chợ thương mại ngành hàng nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản) nhằm quảng bá các sản phẩm tới người tiêu dùng.
- Xây dựng và duy trì trang điện tử/mục tin bài trong các trang liên kết giới thiệu về đề án và các sản phẩm của đề án. Xây dựng các tin/bài/phóng sự trên các phương tiện phát thanh, truyền hình để giới thiệu về mô hình.
- Vận động các vùng trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản mạnh dạn sử dụng các sản phẩm của đề án, từng bước hình thành và vận hành thị trường đầu ra cho các sản phẩm ổn định.
PHẦN III
KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
DỰ KIẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA ĐỀ ÁN1. Các nguồn kinh phí: 1. Các nguồn kinh phí:
- Nguồn ngân sách (thông qua: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình khuyến nông; Chương trình hỗ trợ sản xuất; Lồng ghép với các chương trình, dự án khác): Hỗ trợ trực tiếp thông qua hoạt động tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; quảng bá sản phẩm, hội nghị, hội thảo; nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách; hỗ trợ giống giun cho chu kỳ sản xuất đầu tiên.
- Nguồn tự có và vay ưu đãi (của cá nhân/tổ chức): Đối ứng cho các hoạt động xây dựng hạ tầng và vận hành quá trình nuôi giun, chi phí đầu tư nhà xưởng, máy móc, thiết bị phục vụ thu gom, sơ chế, chế biến, phân phối các sản phẩm từ phân giun và thịt giun...