6. Bố cục của luận văn
3.1. Tính chặt chẽ về nghĩa của mỗi hệ thuật ngữ
3.1.1. Quan niệm về giá trị hệ thống
Nhƣ chúng tôi đã trình bày, giá trị hệ thống, hay còn đƣợc gọi là nghĩa hệ thống, là một trong hai nội dung trừu tƣợng, khái quát thể hiện trong tín hiệu ngôn ngữ. Đây có thể đƣợc coi nhƣ một bƣớc nhận thức khoa học nhƣng ở trình độ thấp, là yếu tố đƣợc xác lập trong quan hệ với từ khác trong nhóm, trong trƣờng, trên trục thay thế và trục kết hợp.
Trục thay thế tạo nên quan hệ hệ hình hay theo cách gọi của Ferdinand de Saussure thì là quan hệ liên tưởng [4]. Đây là quan hệ giữa một yếu tố hiện diện và các yếu tố xoay quanh nó, có khả năng thay thế cho nó. Mỗi yếu tố trong nhóm, trong trƣờng đều có khả năng luân phiên thay thế cho nhau, bởi chúng có cùng những đặc điểm về tính chất, chức năng.
Nếu trục thay thế thể hiện quan hệ khiếm diện thì trục kết hợp lại thể hiện quan hệ hiện diện. Đây là quan hệ dựa trên sự lựa chọn các đơn vị cùng kết hợp.
3.1.2. Tính hệ thống và sự nghiêm ngặt trong tính hệ thống của hệ thuật ngữ luật luật
Hệ thuật ngữ luật pháp là phƣơng tiện ngôn ngữ góp phần lớn tạo ra tính minh xác và chặt chẽ cho văn bản pháp luật. Khi cần diễn đạt, các yếu tố đƣợc hiển thị trên văn bản là kết quả của một quá trình lựa chọn từ vựng theo một trật tự ƣu tiên nào đó. Sự ƣu tiên này do nội dung cần xác lập quyết định.
59
Xét về mặt chức năng, văn phản luật pháp diễn đạt các quy phạm pháp luật để điều tiết và chế định hóa một lĩnh vực nào đó của xã hội. Lĩnh vực điều tiết đó phải đƣợc định rõ qua văn bản bằng khái niệm đặc trƣng (qua các khía cạnh cơ bản nhƣ ngƣời tham gia, đối tƣợng điều chỉnh, đối tƣợng ảnh hƣởng), và hệ thuật ngữ luật pháp là phƣơng tiện từ vựng thích hợp nhất để tạo ra một cách chính xác các yếu tố nói trên của lĩnh vực đƣợc điều tiết.
Các thuật ngữ của ngành luật, phạm vi mà bộ môn luật hoặc phần của bộ luật điều chỉnh đã tạo ra tính chính xác và tính hệ thống, góp phần lớn cho văn bản luật có tính chính xác và chặt chẽ.
Do chỉ có một nội dung xác định không thay đổi theo ngữ cảnh sử dụng, nên thuật ngữ là phƣơng tiện lý tƣởng để tạo lập tính chính xác cho văn bản luật pháp. Luật pháp đòi hỏi đƣợc hiểu, áp dụng ở mọi nơi, mọi lúc nhƣ nhau. Sự có mặt của một số lớn thuật ngữ trong văn bản luật pháp là để đảm bảo tính nhất quán và chính xác đó. Nội dung ý nghĩa cố định, bất di bất dịch của hệ thuật ngữ luật làm cho văn bản luật pháp có đƣợc sự nghiêm ngặt, bất biến, vốn là một tính chất không thể thiếu của các quy định, luật lệ.
Các thuật ngữ chuyên môn của lĩnh vực đƣợc điều tiết bởi bộ luật có vai trò chính yếu là hiện thực hoá trƣờng ngữ nghĩa. Một hệ thống các thuật ngữ gồm: Thuật ngữ trung tâm và các từ bổ trợ, nhƣ các thuật ngữ về “quyền” làm thành một trƣờng ngữ nghĩa, trong đó “quyền” là trung tâm và có các từ khác kết hợp với “quyền” để thành thuật ngữ (sẽ phân tích cụ thể sau đây). Cùng với đó, khi tham gia vào trƣờng nghĩa, nó vừa đóng vai trò là yếu tố cấu thành trong trƣờng nghĩa vừa là yếu tố duy nhất và cố định để biểu đạt nghĩa thuật ngữ một cách chính xác, trọn vẹn.
Cũng nhờ đó, hệ thống chặt chẽ của các thuật ngữ trong văn bản pháp luật đem lại cho loại văn bản này tính chặt chẽ rõ rệt. Sự ổn định, bất di bất dịch của nội dung ngữ nghĩa của các thuật ngữ nói trên cũng góp phần đảm bảo và làm tăng tính chặt chẽ này.
60
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chọn từ “quyền” nhƣ là đại diện tiêu biểu trong việc tạo nên trƣờng ngữ nghĩa, tạo nên tính hệ thống, liên kết của hệ thống thuật ngữ luật.
Quyền: Là khái niệm khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều mà luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân đƣợc hƣởng, đƣợc làm, đƣợc đòi hỏi mà không ai đƣợc ngăn cản, hạn chế.
Dấu hiệu đặc trƣng thứ nhất của quyền là phải có sự ghi nhận về mặt pháp lý và đƣợc bảo đảm thực hiện bởi các quy định của pháp luật; thứ hai là phải có sự thừa nhận về mặt xã hội gắn liền với chủ thể cá nhân, đƣợc thể hiện cụ thể trong thực tế đời sống thông qua các quan hệ xã hội của cá nhân trong một cộng đồng nhất định. Theo đó, quyền của cá nhân đƣợc phát sinh, tăng hay giảm tuỳ theo từng thời điểm của quá trình tồn tại và phát triển của xã hội. Đối với cá nhân, các quyền cơ bản phát sinh khi cá nhân sinh ra và có những quyền cụ thể khác phát sinh và ghi nhận khi cá nhân phát triển đến một giai đoạn nhất định, tham gia những quan hệ xã hội, những lĩnh vực hoạt động nhất định. Quyền phải gắn với phạm vi quyền, nghĩa vụ và năng lực của cá nhân và phải chịu tác động trong phạm vi giới hạn của pháp luật hay vùng lãnh thổ nhất định. Quyền của cá nhân chỉ bị tƣớc bỏ bởi pháp luật và chấm dứt khi ngƣời đó chết.
Khi là công dân của nhà nƣớc sở tại, cá nhân đƣợc hƣởng đầy đủ các quyền mà hiến pháp pháp luật của nhà nƣớc sở tại quy định. Đồng thời, nhà nƣớc có trách nhiệm bảo vệ các quyền của công dân, không phụ thuộc vào sự có mặt hay không có mặt của công dân trong phạm vi lãnh thổ đất nƣớc. Ở nƣớc ta, quyền của công dân đƣợc thể chế hoá tại Hiến pháp và các đạo luật. Theo đó, công dân có các loại quyền đƣơng nhiên nhƣ quyền làm ngƣời, quyền đƣợc sống, quyền tự do, quyền mƣu cầu hạnh phúc; các quyền về chính trị nhƣ quyền bầu cử, ứng cử, quyền đƣợc tham gia quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội, thảo luận các vấn đề chung của nhà nƣớc, kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc , biểu quyết khi nhà nƣớc trƣng cầu; các quyền về
61
kinh tế văn hoá, xã hội nhƣ quyền sở hữu những thu nhập và tài sản hợp pháp, quyền thành lập doanh nghiệp, góp vốn kinh doanh, quyền sử dụng và quyền chuyển quyền sử dụng dất, quyền lao động, học tập, nghiên cứu sáng tạo khoa học, nghệ thuật, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền xây dựng nhà ở, quyền đƣợc bảo vệ sức khoẻ, quyền bình đẳng nam nữ, quyền đƣợc nhà nƣớc bảo hộ về hôn nhân, gia đình; các quyền về tự do dân chủ và tự do cá nhân, nhƣ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật, quyền tự do tín ngƣỡng, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền đƣợc pháp luật vảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm. Ngoài ra, khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội cụ thể, công dân có quyền kháng cáo, quyền định đoạn, quyền lƣu cƣ, quyền thừa kế, quyền ƣu tiên giao thông, quyền chất vấn (của các đại biểu Quốc hội)… Quyền của cá nhân có thể phát sinh do đƣợc ngƣời khác uỷ quyền.
Là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của cá nhân, quyền là một phạm trù trung tâm trong thực tiễn xây dựng, áp dụng pháp luật và trong đời sống xã hội. Theo sự phát triển của xã hội, phạm vi các quyền của cá nhân ngày càng phát triển theo hƣớng đa dạng hóa. Tôn trọng các quyền của cá nhân và đảm bảo quyền của cá nhân là nguyên tắc quan trọng của hoạt động tƣ pháp và là nội dung quan trọng của quản lí nhà nƣớc, quản lí xã hội trong giai đoạn hiện nay. Khi kết hợp với các yếu tố có nghĩa khác, thì tuỳ theo bản thân yếu tố kết hợp, nghĩa của tổ hợp này sẽ có biến đổi, nghĩa của nó đƣợc hạn định lại, chỉ chính xác hơn và từ đó, nó đƣợc khái niệm hoá theo cái lí của trí tuệ ngƣời Việt Nam. Tuy nhiên, dù có biến đổi và hạn định thế nào đi nữa, thì nghĩa của cả tổ hợp này vẫn nằm trong phạm vi nghĩa của yếu tố chính: quyền, vốn mang nghĩa là điều mà pháp luật cho đƣợc hƣởng, đƣợc làm, đƣợc đòi hỏi.
Quyền trong mối quan hệ kết hợp với các thuật ngữ hoặc các từ cụ thể sẽ tạo ra những thuật ngữ có nghĩa hạn định, chính xác và đƣợc pháp luật Việt Nam công nhận và khái niệm hoá rất rõ ràng. Xem xét cụ thể các trƣờng hợp sau, dễ dàng nhận
62
thấy, quyền có khả năng kết hợp để tạo nên ít nhất 22 thuật ngữ luật đã đƣợc pháp luật Việt Nam công nhận.
Quyền công dân
Khi ghép với yếu tố “công dân”, vốn chỉ ngƣời dân, trong quan hệ về mặt quyền lợi và nghĩa vụ với nhà nƣớc, thì nó chỉ khả năng tự do lựa chọn hành vi của công dân mà nhà nƣớc phải bảo đảm khi công dân yêu cầu.
Theo đó, quyền của công dân liên quan đến nghĩa vụ tƣơng ứng của Nhà nƣớc là phải bảo đảm các điều kiện cần thiết cho công dân thực hiện các quyền đã đƣợc pháp luật quy định. Các quyền của công dân đƣợc quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác, điều chỉnh những quan hệ quan trọng giữa công dân và nhà nƣớc, là cơ sở tồn tại của cá nhân và hoạt động bình thƣờng của xã hội.
Các quyền của công dân bao gồm các quyền về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và các quyền tự do cá nhân. Đồng thời, muốn đƣợc hƣởng các quyền của công dân của một nhà nƣớc thì phải có quốc tịch của nhà nƣớc đó.
Quyền cơ bản của công dân
Khi kết hợp với “cơ bản” và “công dân”, nghĩa của nó đƣợc sử dụng để điều chỉnh những quan hệ quan trọng giữa công dân và nhà nƣớc, là cơ sở tồn tại của cá nhân và hoạt động bình thƣờng của xã hội. Quyền cơ bản của công dân có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với công dân và nhà nƣớc; nó là cơ sở để nhà nƣớc quy định các quyền cụ thể của công dân.
Các quyền cơ bản của công dân bao gồm gồm các quyền cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, các quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân.
Quyền con ngƣời
Quyền con ngƣời chỉ quyền của thành viên trong xã hội loài ngƣời – quyền của tất cả mọi ngƣời. Đó là nhân phẩm, nhu cầu, lợi ích và năng lực của con ngƣời đƣợc thể chế hóa trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.
63
Quyền con ngƣời có một số đặc điểm sau: 1) Tính phổ quát, thể hiện ở chỗ quyền con ngƣời là quyền bẩm sinh, gắn với bản chất con ngƣời, là di sản chung của loài ngƣời. Quyền con ngƣời mang tính phổ quát vì con ngƣời ở đâu trên trái đất này cũng đều là thành viên của cộng đồng nhân loại; 2) Tính đặc thù, thể hiện ở việc quyền con ngƣời mang những đặc trƣng, bản sắc riêng tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa, lịch sử ở từng khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ. Sự thừa nhận tính đặc thù của quyền con ngƣời cho phép các quốc gia có quyền đƣa ra những quy định pháp luật cụ thể, không trái với các chuẩn mực quốc tế ghi trong các điều ƣớc quốc tế về nhân quyền, nhƣ quy định hạn chế đối với một số quyền dân sự, chính trị hoặc mức độ bảo đảm các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội; 3) Tính giai cấp, tuy không phải nằm trong nội dung các quyền mà đƣợc thể hiện trong việc thực thi quyền con ngƣời. Với tƣ cách là chế định pháp lí, quyền con ngƣời gắn liền với nhà nƣớc và pháp luật – là những hiện tƣợng mang tính giai cấp sâu sắc.
Quyền dân sự
Tƣơng tự nhƣ vậy, khi kết hợp với dân sự, vốn chỉ việc có quan hệ đến dân, hay việc thuộc về quan hệ tài sản hoặc hôn nhân gia đình,… do toà án xét xử thì lại mang nghĩa chỉ khả năng đƣợc phép xử sự theo một cách nhất định của chủ thể trong quan hệ dân sự để thực hiện, bảo vệ lợi ích của mình.
Theo đó, quyền dân sự đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là quyền của chủ thể đƣợc pháp luật dân sự quy định nhƣ là nội dung của năng lực pháp luật của chủ thể đó. Các chủ thể có năng lực pháp luật dân sự khác nhau thì có các quyền dân sự khác nhau.
Quyền dân sự hiểu theo nghĩa hẹp là quyền của chủ thể trong quan hệ dân sự nhất định mà chủ thể đó đang tham gia, quyền tự mình thực hiện những hành vi nhất định, quyền yêu cầu ngƣời có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, quyền yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị ngƣời khác xâm phạm.
64
Quyền chiếm hữu
Quyền của một chủ thể pháp luật đƣợc nắm giữ, quản lí tài sản trên thực tế hoặc danh nghĩa pháp lí theo quy định của pháp luật và đƣợc pháp luật bảo vệ.
Trong pháp luật dân sự Việt Nam, quyền chiếm hữu là một trong ba nội dung pháp lí của quyền sở hữu.
Quyền dân tộc cơ bản
Đó là quyền không thể thiếu đƣợc đối với một dân tộc. Pháp luật quốc tế hiện đại ghi nhận quyền tồn tại và phát triển của một dân tộc không bị lệ thuộc, bị áp bức hoặc bị đo hộ bởi thế lực bên ngoài, quyền sống trong độc lập, tự do, bình đẳng, tự mình quyết định chế độ chính trị của mình, quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ, chữ viết của dân tộc mình trong giao lƣu xã hội, trong giáo dục, trong thực thi công quyền, quyền đƣợc bảo tồn và phát triển văn hóa xã hội.
Quyền dân tộc tự quyết
Quyền tự mình định đoạt những công việc thuộc về vận mệnh của dân tộc mình, nhƣ lập ra một nhà nƣớc dân tộc riêng, độc lập, hoặc cùng với các dân tộc khác thành lập một nhà nƣớc nhiều dân tộc trên cơ sở bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Quyền dân tộc tự quyết đƣợc thừa nhận là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế hiện nay.
Quyền định đoạt
Quyền quyết định là quyền quyết định số phận của tài sản thuộc sở hữu của mình. Quyền định đoạt đƣợc biểu hiện ở hai dạng: 1) Quyết định số phận thực tế của tài sản: tiêu dùng, phá hủy tài sản; 2) Quyết định số phận pháp lí của tài sản sản: từ bỏ quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sở hữu cho ngƣời khác nhƣ: trao đổi, bán, tặng cho, cho vay, để lại thừa kế…
65
Quyền định đoạt là một trong các quyền năng quan trọng của quyền sở hữu. Việc thực hiện quyền định đoạt sẽ làm thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật liên quan đến tài sản đó.
Quyền hành pháp
Quyền quản lí hành chính nhà nƣớc về mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… trên phạm vi toàn lãnh thổ quốc gia.
Quyền hành pháp là một trong những quyền lực quan trọng nhất của Nhà nƣớc. Quyền hành pháp đƣợc giao cho Chính phủ thực hiện. Ở các nƣớc tƣ bản, quyền hành pháp độc lập với quyền lập pháp và quyền tƣ pháp. Ở Việt Nam, quyền lực nhà nƣớc thống nhất nên có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp.
Quyền lập pháp: Là quyền ban hành, sửa đổi luật. Quyền lập pháp là một trong những quyền lực quan trọng nhất của Nhà nƣớc.
Quyền lập pháp đƣợc giao cho cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân là Quốc hội (hay còn gọi là nghị viện). Ở các nƣớc tƣ sản, do tổ chức nhà nƣớc theo nguyên tắc tam quyền phân lập nên quyền lập pháp độc lập với quyền hành pháp và tƣ pháp.