4. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2 Ảnh hưởng tiêu cực
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực là những tác động tiêu cực. Trước hết là sự xô bồ, lai căng trong tiếng Việt, thậm chí chủ nhân văn hóa còn quay lưng lại với văn hóa truyền thống nếu chủ thể tiếp nhận chưa có được sự chuẩn bị đầy đủ khả năng lựa chọn. Không như nhiều năm trước, hiện nay chúng ta có nhiều sự lựa chọn từ ngữ khác thay vì chọn sử dụng từ thuần Việt để diễn tả điều mình muốn. Đôi khi, điều đó gây nên sự bất đồng ngôn ngữ giữa người với người và lớn hơn, là giữa thế hệ này với thế hệ kia.
Về ngôn ngữ nói riêng, những biểu hiện trong cách nói, cách viết “khác lạ” đã làm mất đi bản sắc vốn có của tiếng Việt. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp và giàu ý nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp. Của mình có mà không dùng, lại đi mượn cái của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao?”. Sự lạm dụng quá mức những từ ngữ ngoại lai có thể khiến cho những nét đẹp truyền thống được hun đúc, tích tụ hàng ngàn năm của tiếng Việt có thể bị phá vỡ, thay vào đó là một sự pha tạp và chắp vá.
Với những ảnh hưởng tiêu cực từ hiện tượng lạm dụng từ vay mượn trong tiếng Việt, việc chúng ta cần làm là tìm hiểu thật kĩ bản chất của sự việc và từ đó đưa ra được những giải pháp đúng đắn và hợp lí.