Tính mới của giải pháp

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM một số biện pháp phòng – tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non (Trang 25 - 26)

Một trong những lí do tôi lựa chọn nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non vì đối với giáo viên mầm non việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ không phải là vấn đề mới mẻ nhưng đây là lĩnh vực ít đề tài khoa học nào nghiên cứu. Các biện pháp tôi đưa ra đều bảo đảm tính mới. Trên thực tế giáo viên trong trường tôi có rất nhiều tài liệu hướng dẫn tham khảo về vấn đề này nên tôi đã dành thời gian lựa chọn, xác định được nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, từ đó tôi hướng dẫn giáo viên lựa chọn nội dung giáo dục tích hợp để lồng ghép tích hợp vào các hoạt động cho phù hợp.

Tôi khẳng định những biện pháp này có khả năng áp dụng và phát triển rộng rãi ở tất cả các trường mầm non trong địa bàn huyện. Với từng điều kiện thực tế của nhà trường, tùy vào khả năng của giáo viên và học sinh mà mức độ áp dụng có sự chênh lệnh phù hợp, trong mỗi biện pháp tôi đã trình bày rất chi tiết cách áp dụng sáng kiến giúp giáo viên có thể dễ dàng thực hiện.

Bản thân giáo viên phải có kiến thức, linh hoạt, nhạy bén, trong việc lựa chọn nội dung lồng ghép giáo dục, lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ. Đồng thời phải có kiến thức về việc sơ cứu ban đầu khi trẻ gặp phải tai nạn thương tích. Phải là người tâm huyết với nghề, yêu trẻ, có sự bao quát tốt và xử lý tình huống tốt nếu không may trẻ gặp phải những chấn thương ngoài mong muốn.

Giúp trẻ có những hiểu biết cơ bản về một số loại tai nạn thương tích, đồ dùng đồ chơi, một số nơi có nguy cơ sảy ra tai nạn thương tích cũng như có một số kĩ năng trong việc phòng chống tai nạn thương tích sảy ra cho bản thân và bạn bè xung quanh.

Phụ huynh phải nhiệt tình tham gia và kết hợp giáo dục trẻ tại gia đình những kiến thức, biểu tượng sơ đẳng về tai nạn thương tích, từ đó trẻ có thể tự mình tránh xa những nơi nguy hiểm, những vật dụng nguy hiểm.

Việc xây dựng môi trường trong và ngoài lớp đảm bảo được sự an toàn cho trẻ, giảm thiểu một cách tối đa các nguy cơ gây tai nạn thương tích cho các con

là việclàm thiết yếu, cần được đặt lên hàng đầu đối với các cơ sở giáo dục mầm non. Nó có thể giúp cho chúng ta loại bỏ được rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, bảo đảm cho các con “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Việc lồng ghép các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích vào các hoạt động trong ngày của trẻ giúp trẻ ý thức tốt hơn có thêm những kỹ năng sống và kỹ năng xử lý cũng như kỹ năng nhận biết các nguy cơ gây ra tai nạn thương tích cho bản thân, để từ đó tự bảo vệ mình trong các hoạt động cũng như cuộc sống hiện tại và là hành trang cho tương lai xa hơn của các con.

Việc kết hợp với phụ huynh trong công tác giúp trẻ biết nhiều kiến thức và kỹ năng hơn để trẻ tự mình bảo vệ mình và tránh xa những nguy cơ gây tai nạn thương tích là một việc làm cần thiết và thường xuyên, vì nếu không có sự quan tâm, phối hợp với phụ huynh thì dù giáo viên có làm tốt vẫn không thể nào hoàn thành được nhiệm vụ của mình và trẻ cũng sẽ không phát triển một cách toàn diện và tốt nhất được.

Các biện pháp trên nếu được kết hợp hài hòa, dàn trải theo từng khả năng của từng lứa tuổi thì việc hình thành các thói quen, kỹ năng nhận biết và kỹ năng tự phòng tránh tai nạn thương tích thì sẽ có kết quả rất tốt và thiết thực.

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM một số biện pháp phòng – tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w