TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG (Trang 36 - 45)

dọn hàng ngày) Thu gom

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

3.1. Các vấn đề tồn tại trong công tác xử lý rác thải y tế ở các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Thực tế cho thấy công tác phân loại rác thải y tế tại các bệnh viện tuyến huyện đã đúng quy cách, không ô nhiễm, không bốc mùi hôi. Tuy nhiên, còn những tồn tại chính trong việc thực hiện công tác xử lý rác thải y tế ở các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An như:

- Nhân lực phục vụ công tác quản lý chất thải y tế chưa được đào tạo, tập huấn bài bản về nghiệp vụ nên hiểu biết về rác thải y tế chưa đầy đủ.

- Phương tiện vận chuyển, trang thiết bị chưa đúng quy định và còn thiếu. - Một số bệnh phẩm chưa được phân loại đúng theo từng chủng loại, có khi bỏ lẫn rác y tế trong rác sinh hoạt ảnh hưởng đến môi trường.

- Thùng rác tại các khoa, phòng còn thiếu và không đồng bộ gây khó khăn cho bệnh nhân và thân nhân trong việc phân loại rác thải.

- Bệnh nhân và thân nhân chưa có thói quen bỏ rác đúng nơi quy định. - Rác thải được lấy một lần trong ngày, rác vẫn còn ứ đọng lại nhiều tại các khoa.

- Xe lấy rác y tế hiện tại còn thiếu. Ngoài ra, xe lấy rác thường được để đầy ắp rác nên dù xe có nắp nhưng ít khi được đậy kín.

- Hệ thống xử lý rác thải y tế đã xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu xử lý chất thải.

3.2. Nguyên nhân các tồn tại trong công tác xử lý rác thải y tế ở các bệnh viện tuyến huyện

3.2.1. Nguyên nhân khách quan

Do thiếu quy định cụ thể, công nghệ xử lý lạc hậu, thiếu kinh phí, thiếu phương tiện đẫn đến hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải y tế kém hiệu quả.

Các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để thực hiện các dự án xử lý ô nhiễm môi trường.

Hầu hết các bệnh viện do nhà nước quản lý đều hoạt động theo cơ chế sự nghiệp, kinh phí hoạt động được cấp theo định mức tính trên đầu giường bệnh không đủ chi trả cho chi phí xử lý chất thải y tế, trang bị lò đốt rác; Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện tại một số bệnh viện đã xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu xử lý chất thải.

3.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Do nhân viên quản lý rác thải y tế, cán bộ y, lãnh đạo bệnh viện kiến thức, thái độ, thực hành về quản lý, xử lý rác thải y tế kém, Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thiếu kiến thức vệ sinh, chưa tham gia vào quản lý, xử lý rác thải bệnh viện dẫn đến Công tác quản lý rác thải y tế tại các bệnh viện chưa tốt. Hậu quả là ô nhiễm môi trường bệnh viện và ảnh hưởng sức khoẻ cộng đồng.

Công tác thanh tra, kiểm tra về việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ an còn chưa được quan tâm đúng mức; thiếu kiên quyết trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm; đặc biệt là việc quy trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở y tế trong việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. 3.3. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý rác thải y tế ở các bệnh viện

tuyến huyện.

3.3.1. Phân loại và thu gom rác thải

- Thường xuyên có những lớp tập huấn trang bị những kiến thức về quy trình phân loại đối với mỗi loại rác thải. Nâng cao ý thức của mỗi cán bộ công nhân viên trong bệnh viện.

- Trang bị kiến thức cho người bệnh và người nhà bệnh nhân về rác thải bệnh viện và phương pháp phân loại rác thải.

- Bố trí đủ hệ thống thùng, túi hộp thu gom rác thải tại những vị trí hợp lý trong mỗi khoa phòng.

3.3.2. Vận chuyển rác thải

- Quy hoạch tuyến đường vận chuyển trong bệnh viện sao cho giảm tối đa việc va chạm với người đi lại trong bệnh viện, các chướng ngại vật, tránh vận chuyển chất thải qua các khu chăm sóc bệnh nhân.

- Quy định thời gian và tần suất thu gom, vận chuyển chất thải để tránh vận chuyển vào những giờ cao điểm, đảm bảo rác thải không tồn đọng.

- Rác thải y tến khi vận chuyển đến nơi xử lý cần phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt và được kiểm soát chặt chẽ. Phải có xe chuyên dụng để vận chuyển rác thải.

3.3.3 Lưu giữ rác thải trong bệnh viện

- Đầu tư nâng cấp lại hệ thống kho lưu giữ, đảm bào đủ diện tích lưu giữ chất thải.

- Có kế hoạch đào tạo, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý kho rác. - Cần phải có nhân viên bảo vệ để trông coi kho rác, tránh tình trạng người dân vào thu nhặt rác tại kho rác bệnh viện.

3.3.4. Xây dựng lại nhà chứa rác

Xây dựng lại nhà chứa rác với quy mô khối lượng rác thải y tế phát sinh tại bệnh viện. Hiện tại, lượng rác thải sinh hoạt gấp hơn nhiều lần lượng rác y tế. Vì vậy, khu vực chứa rác sinh hoạt và y tế cần xây dựng diện tích đủ lớn để đảm bảo sức chứa và thời gian lưu trữ tối đa.

Bên ngoài nhà chứa rác có hàng rào bảo vệ kiên cố không để cho súc vật, các loài gậm nhấm và côn trùng xâm nhập tự do. Nền nhà bên trong khu vực lưu giữ nên xây có độ dốc để dễ thoát nước vào ống thoát nước, hạn chế ẩm ướt. Khu đất phải được quy hoạch nơi đất cao hoặc phải đôn nền cao sao cho không bị ngập nước. Nhà chứa rác phân ra hai khu vực riêng biệt là rác y tế và rác sinh hoạt.

Bên dưới các khu vực chứa rác cũng như nhà rửa dụng cụ đều lắp đặt sàn cống thoát nước để thuận tiện cho việc vệ sinh sau mỗi lần vận chuyển rác đem đi xử lý và cho lần chứa rác kế tiếp luôn sạch sẽ, lượng nước thải sẽ theo hệ thống cống về hầm

chứa nước thải xử lý của bệnh viện. Ngoài ra, hệ thống điện phải lắp đặt an toàn để tránh trường hợp chập mạch, gây cháy nổ.

3.3.5 Sử dụng hệ thống lò đốt BELI, VDT, CTS để xử lý rác thải y tế tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An

3.3.5.1. Nguyên lý chung

Lò đốt chất thải công suất nhỏ (25 – 50kg/h) là loại lò đốt kiểu đáy tĩnh. Lò đáy tĩnh là loại lò được sử dụng khá phổ biến và được đốt ở chế độ thiếu khí. Lò có hai buồng đốt: buồng đốt sơ cấp để đốt rác và buồng đốt thứ cấp để đốt khói. Ở buồng sơ cấp lượng không khí cấp khoảng 50 – 80% theo tính toán lý thuyết. Qúa trình cháy thiếu khí này làm cho những chất hữu cơ bị phân huỷ nhiệt. Khói và các sản phẩm phân huỷ nhiệt là các hydrocacbon và oxy cacbon sẽ được chuyển sang buồng đốt thứ cấp. Tại đây, không khí được cấp bổ sung để đảm bảo quá trình cháy hoàn toàn. Các phản ứng cháy và vận tốc rối trong buồng sơ cấp được duy trì ở mức thấp để giảm thiểu việc mang tro bụi sang buồng thứ cấp. Sau khi khí thải được đi qua tháp hấp thụ, hấp phụ để xử lý hết các khí độc hại trước khi thải ra môi trường thông qua ống khói. Tuy công suất buồng đốt đáy tĩnh thường thấp hơn lò quay nhưng chi phí ban đầu thấp và có thể đốt gián đoạn nên dạng lò này được sử dụng phổ biến hơn lò quay. Đối với các lò đốt rác thải và lò đốt rác thải y tế có công suất thấp lò đáy tĩnh là phù hợp hơn cả.

3.3.5.2. Hệ thống lò đốt BELI, VDT, CTS

Lò đốt được thiết kế dựa trên các kết quả nghiên cứu và các patent của các nước tiên tiến. Lò được thiết kế phù hợp với điều kiện Việt Nam, giá thành thấp hơn rất nhiều so với lò nhập từ nước ngoài. Với việc áp dụng cả hai phương pháp hấp thụ và hấp phụ để xử lý, khí thải ra ngoài luôn đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép. Việc bố trí đường đi của khí thải theo kiểu zích zắc làm cho khí thải được xử lý triệt để hơn và đặc biệt rất tiết kiệm nhiên liệu. Hệ thống điều khiển được thiết kế và cài đặt chương trình theo chế độ đốt đặt trước làm cho việc vận hành đơn giản hơn rất nhiều, tránh được những sự cố trong khi vận hành lò đốt.

3.3.5.3. Mô tả lò đốt chất thải BELI, VDT, CTS a) Sơ đồ lò đốt

b) Phần lò đốt

Lò đốt xử lý rác thải được thiết kế đốt hai cấp: sơ cấp và thứ cấp. Tại buồng sơ cấp, rác tahri được đốt với chế độ thiếu khí, sản phẩm tạo ra chủ yếu là CO, CxHy. Nhiệt độ buồng đốt sơ cấp duy trì trong khoàng 500 – 700oC, rác được đưa vào thủ công trên hệ thống ghi lò làm bằng thép. Ngọn lửa của vòi đốt được bố trí dưới ghi, ngay trên chỗ chứa tro. Việc này nhằm mục đích đốt hết rác thải, kể cả lượng rác thải chưa cháy trên

ghi rơi xuống dưới buồng chứa tro. Do rác thải thường được đóng gói vào những túi nilong nên cửa nhập rác được thiết kế đủ để đưa cả túi dễ dàng vào trong lò. Buồng sơ cấp được xây dựng bằng gạch samot đặc và xốp, vòm lò được cuốn bừng gạch côn và được thiết kế kiểu “vòm treo”, điều này cho phép khi gia công sửa chữa tường lò không cần phải tháo vòm. Phần chứa rác được xây bằng gạch chắc đặc, phần chứa tro và xỉ được đổ bằng bê tông chịu nhiệt nhằm tránh hiện tượng lở tường khi vệ sinh lò. Nửa trên được xây bằng gạch xốp để giảm trọng lượng lò và chống thất thoát nhiệt ra ngoài. Trên tường bên, ngay sát ghi có thiết kế một cửa phụ dùng vào việc vệ sinh lò, thay ghi và để lấy ra những vật thải không cháy có kích thước lớn.

Khí từ buồng sơ cấp được dẫn sang buồng thứ cấp nhằm mục đích trộn đều khí thải và không khí, tạo ra hỗn hợp cháy tốt. Giữa buồng sơ cấp và thứ cấp có một hệ thống cấp và trộn không khí theo chiều xoắn ốc. Nhiệt độ buồng thứ cấp được duy trì ở khoảng nhiệt độ 1050 – 1150oC, đảm bảo để xử lý triệt để rác thải và thời gian lưu khí ở vùng nhiệt độ cao >2s. Buồng thứ cấp dược thiết kế kiểu ống kéo dài, đi zích zắc, điều này đảm bảo thời gian lưu khí thải đồng đều cho tất cả các phần. Buồng thứ cấp được xây bằng gạch chịu nhiệt sanmot xốp để giảm trọng lượng và cách nhiệt tốt. Các vách dẫn hướng khí thải trong buồng thứ cấp được làm bằng vật liệu chịu lửa có độ bền xung nhiệt tốt, tránh tình trạng bị gãy. Toàn bộ lò được bảo ôn bằng bông gốm dày 150mm đảm bảo tiết kiệm nhiên liệu và không nóng lò.

Khung lò được chế tạo bằng thép U và V, vỏ lò được làm từ inox hoặc tôn gấp cạnh, bắt vít vào khung lò.

c) Hệ thống xử lý khí thải

Nhằm mục đích triệt tiêu tất cả các chất độc hại có trong khí thải một cách triệt để nhất để bảo vệ môi trường và sức khoẻ cho cộng đồng, khí thải được xử lý bằng cả hai công nghệ: hấp thụ và hấp phụ. Với việc áp dụng cả hai công nghệ này, khí thải khi ra ngoài môi trường có nhiệt độ dưới 1500C, không màu và đạt mọi tiêu chuẩn cho phép theo Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 5939-2005.

Khí thải sau khi được đốt ở buồng thứ cấp có nhiệt độ cao được dẫn sang tháp xử lý khí. Do nhiệt độ khí thải cao nên hệ thống ống dẫn khí được làm bằng inox bên trong xây bằng gạch và bê tông chịu nhiệt.

Vỏ tháp xử lý khí thải được làm hai lớp, giữa luôn được bơm nước làm mát, điều này đảm bảo cho độ bền lâu dài cho tháp và tính an toàn cho người sử dụng.

Trong tháp bố trí một hệ thống phun sương mù dung dịch kiềm đủ mạnh để làm mát khí thải và xử lý, trung hoà các chất độc hại cho môi trường (SOx, NOx, - Cl…). Đường đi của khí thải được bố trí dài, đảm bảo cho các phản ứng hoá học xảy ra triệt để. Phần trên của tháp là ngăn chứa chất hấp phụ. Khí thải sau khi đã được hấp thụ bởi dung dịch kiềm sẽ đi qua lớp hấp phụ. Tại đây, hơi các kim loại nặng( Pb, As, Hg, Cd…) và mùi hữu cơ sẽ bị hấp phụ trước khi thoát ra ngoài môi trường. Tháp và ống khói được chế tạo bằng inox SU 304.

d)Thiết bị

Buồng sơ cấp và buồng thứ cấp được đốt bằng các vòi đốt Riollo của Italy hoặc Olimpia của Nhật bản. Nhiên liệu đốt là dầu diesel. Đây là các loại đầu đốt tiên tiến nhất hiện nay tại Việt nam, đốt tự động và đặc biệt tính an toàn rất cao .

Nhiên liệu:

Nhiên liệu để xử lý chất thải rắn có thể là dầu DO hoặc gas lỏng hoặc các loại nhiên liệu khác. Mức tiêu thụ nhiên liệu cụ thể từng loại như sau:

- Mức tiêu thụ gas: 0,42 kg gas/kg rác thải. - Mức tiêu thụ dầu: 0,45 kg dầu/kg rác thải. - Mức tiêu thụ điện: 15-18 kwh/kg rác thải

Việc sử dụng loại nhiên liệu nào cho phù hợp phụ thuộc vào những yếu tố:

Hiệu quả kinh tế:

Do khi đốt, gas cần phải đạt đến một áp suất tối thiểu là 0,5 kg/cm2, ngoài ra do khi đốt với một lưu lượng lớn, nhiệt độ của bình gas sẽ giảm xuống thấp nên bao giờ cũng tồn dư một lượng gas khá lớn ở trong bình không thể dùng hết được. Việc thay gas ở một số nơi vẫn gặp khó khăn do phải dùng bình gas công nghiệp loại 45kg. Hệ thống cung cấp gas cao hơn khoảng 1000 EURO so với hệ thống cấp dầu.

Dầu DO là loại nhiên liệu phổ biến trên phạm vi cả nước, dễ dàng vận chuyển, giá thành so với gas lỏng rẻ hơn.

Việc dùng điện năng để xử lý rác thải rất khó khăn do nhiệt độ sử dụng quá cao. Để đạt được nhiệt độ >11000C cần phải sử dụng các loại vật liệu dẫn điện đặc chủng và rất đắt như SiC, W…Ngoài ra, để có thể dùng điện năng xử lý rác thải, công suất điện là khá lớn. Ví dụ đối với loại lò có công suất 10 kg/h, công suất điện sử dụng tương đương là 200kwh. Để đạt được như vậy, cần phải có một trạm biến áp riêng cho lò đốt.

Đối với lò đốt rác thải công suất nhỏ và vừa (5- 100 kg/h), hiện nay trên thế giới thường chỉ sử dụng hai loại nhiên liệu gas hoặc dầu DO. Đối với loại lò có công suất cao (>200 kg/h) người ta sử dụng cả dầu nặng FO vì mục đích kinh tế.

TT DANH MỤC ĐIỆN GAS DẦU

1 Kinh tế 18000/kg 9000/kg 6500/kg

2 Môi trường Sạch Sạch Sạch

3 Đầu tư ban đầu Rất cao Khá cao Trung bình

4 Tính tiện lợi Khó thay thế Không tiện lợi lắm Tiện lợi

Hệ thống cấp nước sạch:

Nước sạch được cấp để làm mát vỏ tháp xử lý khí, cấp nước cho hệ phun dung dịch kiềm và dập lửa. Để phòng tránh tình trạng thiếu nước có thể xảy ra và trong các trường hợp bơm không làm việc( mất điện, hỏng hóc…), trong hệ thống có một téc dự trữ đặt trên cao. Nước sạch được cấp thông qua các van nhờ một máy bơm.

Hệ thống dung dịch kiềm nhẹ:

Dung dịch kiềm nhẹ được chứa trong bể ngầm, nồng độ kiềm 0.02-0.05%. Bơm dung dịch kiềm là bơm inox chuyên dụng. Dung dịch sau khi được phun vào tháp sẽ hồi lưu về bể, sau một chu kỳ nhất định, dunng dịch bẩn sẽ được xử lý và thải ra ngoài.

Dung dịch kiềm có khả năng ăn mòn cao, vì vậy việc dẫn dung dịch được tiến hành

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w