Phân tích ứng xử 1 Chuyển vị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp trước sự xâm thực, ăn mòn tự nhiên một số cầu đường sắt ở khu vực miền trung (Trang 27 - 28)

05 10 15 20 25 30 10 15 20 25 30 Chiều dài nhịp cầu [m]

3.7. Phân tích ứng xử 1 Chuyển vị

3.7.1. Chuyển vị

Cây cầu trước khi chịu tải trọng di chuyển của tàu tác động, cây cầu bị võng xuống do sức nặng của chính nó. Do đó, kết quả đo cũng được chia thành 2 bước : đầu tiên chúng tôi đo độ võng của cây cầu chỉ bị ảnh hưởng bởi trọng lượng của chính nó, sau đó đo độ võng của cây cầu dưới tác động của tải trọng di chuyển của tàu. Độ võng cuối cùng của cây cầu là độ lệch tổng cộng do tải trọng của tàu và chính cây cầu. Kết quả được so sánh với

kết quả mô phỏng được hiển thị trong Hình 29.

Kết quả của FEA và thử nghiệm hiện trường theo lịch sử thời gian được hiển thị trong Hình 29. Kết quả cho thấy tính nhất quán của đáp ứng độ võng giữa FEA và thí nghiệm hiện trường. Trong một số trường hợp kết quả giữa chúng có một chút khác biệt, điều này có thể được giải thích là giữa mô hình thực tế và mô hình phân tích có một số khác biệt như : vật liệu của cây cầu

trong gần 90 năm không thể hoàn toàn đồng nhất, yếu tố mỏi, sai số sản xuất trong mô hình phân tích lý tưởng hóa bỏ qua ảnh hưởng của chúng. Cụ thể, các vết ăn mòn trong nghiên cứu lý tưởng hóa có mặt cắt hình chữ nhật

(xem Hình 5) ; lỗi do tính toán máy tính (lỗi làm tròn, lỗi thuật toán, v.v.) ;

lỗi do xử lý dữ liệu đo đạc được tại hiện trường ; lỗi do ảnh hưởng của môi trường đến các dụng cụ và thiết bị đo lường. Nhưng nhìn chung, xu hướng của đáp ứng chuyển vị giữa FEA và thí nghiệm hiện trường là khá phù hợp. Kết quả này chứng minh rằng kết quả đo lường và mô phỏng tương đối chính xác và đáng tin cậy.

Hình 29. Đáp ứng chuyển vị từ Uz1 đến Uz3, và từ Uz6 đến Uz8

3.7.2. Ứng suất

Kết quả thu được trong Hình 30 cho thấy tính nhất quán của chiều

hướng đáp ứng ứng suất giữa các kết quả đo đạt và phân tích. Một lần nữa những kết quả này chứng minh rằng mô hình phân tích là chính xác và đáng tin cậy. Ngoài ra, kết quả phân tích cho thấy ứng suất cực đại xuất hiện trong kết cấu, đáp ứng ứng suất trong kết quả mô phỏng lớn hơn k ết quả đo

đạt. Cụ thể, tại SL1, kết quả phân tích của ứng suất cao hơn 12,27% so với

kết quả đo, tương tự tại các vị trí SL2 so với SL4 lần lượt là 11,07%, 16,08%

và 8,21%. Do đó, nếu mô hình phân tích được chọn để đánh giá khả năng chịu lực còn lại của cây cầu, kết quả sẽ có xu hướng an toàn hơn.

Hình 30. Đáp ứng ứng suất từ SL1 đến Hình 31. Độ võng trên giàn chính và dầm

dọc của cầu tại thời điểm ban đầu và bị ăn

SL4 mòn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp trước sự xâm thực, ăn mòn tự nhiên một số cầu đường sắt ở khu vực miền trung (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w