Câu 3: Trước thế giặc mạnh, quân Tây Sơn đã có sự chuẩn bị như thế nào?
- ĐA: Rút quân khỏi Thăng Long, lui về xây dựng phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn. Câu 4: Em hãy cho biết vì sao quân ta lập phòng tuyến Tam Điệp- Biện Sơn?
- ĐA: Phòng tuyến có chiều sâu, liên kết thủy bộ vững chắc. Câu 5: Nêu ý nghĩa Bài hiểu dụ của vua Quang Trung có viết:
“Đánh cho để tóc dài Đánh cho để đen răng Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ".
- ĐA: ý nghĩa cuối cùng mà bài thơ này muốn nói đến chính là ý chí đánh tan quân xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc, giữ gìn nền văn hóa và những phong tục tập quán lâu đời của nhân dân. Ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc khiến cho quân thù phải điêu tàn và khẳng định nước Nam đã có chủ.
“Một đèo, một đèo, lại một đèo, Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc, Hòn đá xanh rì lún phún rêu. Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc, Đầm đià lá liễu giọt sương gieo. Hiền nhân, quân tử ai là chẳng ... Mỏi gối, chồn chân vẫn muốn trèo”. - ĐA: Hồ Xuân Hương
Câu 7: Lễ hội Đền Dâu (phường Nam Sơn – TĐ) được mở hội hàng năm bắt đầu vào thời gian nào (theo âm lịch)
ĐA: 15 tháng giêng.
Câu 8: Kể tên 2 hồ nước lớn trong di sản phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn có vai trò trong việc cung cấp nước tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản, điều hòa khí hậu, có khả năng phục vụ phát triển du lịch trong tương lai?
- ĐA: Hồ Yên Thắng, Hồ Đòong Đen
Câu 9: Quần thể di tích Phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn thuộc thành phố Tam Điệp được công nhận gồm 2 cụm A và cụm B. Hãy kể tên các di tích lịch sử thuộc quần thể di tích này?
- ĐA: : Đèo Tam Điệp (đèo Ba Dội), Kẽm Đó, luỹ Ông Ninh, đoạn đường Thiên lý cũ, luỹ Quèn Thờ
4. Kết quả áp dụng
Với hình thức dạy học trên, chúng tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm tại khối lớp 10 và 11 vào ngày 25/03/2019 đạt kết quả rất khả quan: Học sinh có điều kiện để học tập độc lập, hoạt động theo nhóm, phát huy mọi khả năng, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình. Đồng thời dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được phát biểu ý kiến cá nhân, được làm việc, được chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết của mình. Hoạt động ngoại khoá có vai trò rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử và Địa lý ở nhà trường, góp phần tích cực vào việc nâng cao, mở rộng vốn kiến thức cho học sinh, rèn luyện kĩ năng, tăng hứng thú học tập cho học sinh.
5. Hiệu quả kinh tế - xã hội
Qua việc thực hiện đề tài này, chúng tôi thấy đề tài mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực, giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả hơn, giáo viên đỡ vất vả vì hạn chế việc thuyết trình, đỡ tốn kém trong việc sử dụng bảng phụ, bảng giấy rô-ki như trước đây, học sinh có nhiều cơ hội hoạt động tập thể, có ý kiến trao đổi, từ đó giúp các em học tập tốt hơn, có
hứng thú học tập. Vì thế chất lượng giáo dục được nâng lên. Đáp ứng được phần nào tính áp lực và ngại học môn Lịch sử và Địa lí hiện nay.
6. Điều kiện và khả năng áp dụng
Chúng tôi đã đúc rút kinh nghiệm trên từ thực tiễn giảng dạy của bản thân, đồng thời cũng đã vận dụng sử dụng di sản phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn vào giảng dạy bộ môn Lịch sử và Địa lý trong chương trình toàn cấp. Chúng tôi nhận thấy, việc dạy học sử dụng di sản phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn nói riêng, việc dạy học sử dụng di sản trong hoạt động ngoại khóa nói chung là một việc làm không khó, có tính khả thi và thực tiễn cao. Bởi nó có thể ứng dụng rộng rãi trong thực tế dạy và học của các giáo viên. Việc vận dụng cách dạy học này có thể vận dụng rộng rãi ở toàn bộ chương trình Lịch sử và Địa lý từ khối lớp 10 đến khối lớp 12, bất kì người giáo viên nào cũng có thể làm được. Hơn nữa, không chỉ vận dụng ở bộ môn Lịch sử, Địa lý mà còn có thể vận dụng ở tất cả các môn học trong nhà trường: như Văn, Anh, GDCD...Bản thân chúng tôi là những giáo viên dạy môn Địa lý và Lịch sử, chúng tôi thấy vận dụng cách dạy học này khá hiệu quả, giờ học sôi nổi, học sinh được thể hiện năng lực nhận thức của mình nhiều hơn. Bởi vì đây là một trong những con đường nhằm khắc phục tình trạng dạy học nhồi nhét, truyền thụ một chiều, mà để phát huy trí thông minh, năng lực độc lập nhận thức của học sinh...
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Đề tài “Sử dụng di sản Phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn trong dạy học môn Lịch sử địa phương và Địa lí địa phương nhằm phát triển các kĩ năng thực hành của học sinh” có ý nghĩa rất quan trọng:
Thông qua việc triển khai đề tài, đã thực hiện có hiệu quả chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông trên cơ sở lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa vào môn học lịch sử phần giáo dục địa phương (cả nội khóa và ngoại khóa). Ngoài ra, còn cung cấp cho giáo viên Lịch sử và Địa lý một nguồn tư liệu quý báu về một số di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương Thành phố Tam Điệp. Nâng cao năng lực khai thác sử dụng phương pháp, hình thức dạy học của giáo viên góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học.
Khi giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia vào việc xây dựng, cấu trúc nên bài học lịch sử. Các em rất thích thú khi được trực tiếp tham gia vào quá trình chuẩn bị tư liệu cho bài học. Các em tự chụp ảnh, quay phim, tìm kiếm thông tin từ nhiều kênh… Bên cạnh đó các em còn tham gia cùng thầy cô lựa chọn tư liệu, sử dụng phần mềm tin học để dựng phim, dựng file trình chiếu… Qua đó giúp hình thành nhiều kĩ năng bổ ích cho cuộc sống như kĩ năng chụp ảnh, quay phim, kĩ năng tìm kiếm và khai thác thông tin… đây là một trong những biện pháp
hiệu quả góp phần rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện các kỹ năng học tập của học sinh. Qua đó sẽ tạo ra hứng thú, hăng say học tập ở các em, có thái độ tích cực đối với môn học Lịch sử và Địa lý.
Bên cạnh đó, học sinh được hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa địa phương Thành phố Tam Điệp. Từ đó, học sinh được hoàn thiện về nhân cách, bồi dưỡng và nâng cao hơn nữa tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm của bản thân đối với đất nước. Với ý nghĩa như vậy, sử dụng di sản văn hóa Thành phố Tam Điệp trong dạy học ngoại khóa nhằm phát huy tính tích cực của học sinh nói riêng và sử dụng di sản trong dạy học ngoại khóa nói chung có tác dụng to lớn đối với việc nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử và Địa lý, tích hợp giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ĐỒNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Tạ Thị Thu Hiền Đinh Thị Hiền Lưu Thị Thanh Phạm Thị Loan Nguyễn Thị Hợp
MẪU, PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Dưới đây là mẫu phiếu thăm dò ý kiến học sinh về giờ dạy có sử dụng di sản văn hóa địa phương của 216 học sinh khối 10, 11 trường THPT Ngô Thì Nhậm
Họ và tên: ... Lớp: ...Trường: ...
Ý KIẾN CỦA HỌC SINH VỀ GIỜ DẠY CÓ SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA
Khi được tham gia các giờ lên lớp của GV có sử dụng di sản văn hóa địa phương, anh (chị) hãy đánh dấu vào phương án thích hợp nhất phù hợp với ý kiến của mình.
TT Nội dung câu hỏi Không
đồng ý
Phân
vân Đồng ý
1 Phương pháp dạy học có sử dụng di sản có phù hợp
với nội dung bài học và khả năng học tập của em? 01 4 211 2 Phương pháp này giúp em dễ tiếp thu kiến thức, thực
hành kỹ năng hoá học? 02 2 212
3 Phương pháp này mang lại kết quả đáng kể trong học
tập của em? 04 6 206
4 Phương pháp này giúp em khám phá, trải nghiệm
trong học tập 0 0 216
5 Phương pháp này cần thiết trong hoạt động dạy và học
môn Địa lí và Lịch sử 5 10 201
6 Em rất thích học với phương pháp dạy học có sử dụng
di sản văn hóa địa phương 0 2 214
7 Em có thực sự hứng thú với phương pháp học tập này 0 5 211 10 Em có thích các thầy cô thường xuyên sử dụng di sản
văn hóa trong dạy học bộ môn hoá học? 0 0 216
1. Luật Di sản văn hóa, năm 2001 sửa đổi bổ sung năm 2009); 2. Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Ninh Bình, NXB Chính trị Quốc gia.
3. Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội, năm 2008;
4. Thế giới Di sản số 11 năm 2012;
5. Tài liệu tập huấn dạy học di sản của Bộ GD&ĐT, tháng 01/2013;
6. Hội Giáo dục Lịch sử - Nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy Lịch sử địa phương ( Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc)- Đại học Vinh –Vinh, 2002;
7. Bộ Giáo dục và đào tạo - Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học tập Lịch sử và giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông- NXB Giáo dục- H. 2008;
8. Nguyễn Minh Nguyệt- Giáo dục trải nghiệm di sản ở nhà trường phổ thông – hướng tiếp cận mới trong giáo dục truyền thống- Tạp chí Giáo dục số 297 kì 1- 11/2012;
9. Nguyễn Văn Huy: Quy trình giáo dục trải nghiệm di sản trong nhà trường. Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa;
10. Phạm Mai Hùng, Dạy học Lịch sử thông qua các di sản, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, năm 2012.