GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 28 - 32)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 – 2025 CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 – 2025

3.1.1. Mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán 3.1.2. Nguyên tắc phát triển thị trường chứng khoán

3.1.3. Định hướng quản lý nhà nước với các công ty chứng khoán

3.1.4. Định hướng phát triển của công ty chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2020-2025 - Một là, tái cơ cấu CTCK theo hướng đổi mới mô hình hoạt động, chuyên sâu và chuyên nghiệp.

- Hai là, nâng cao năng lực của CTCK.

- Ba là, tăng cường tính minh bạch và nâng cao hiệu quả các công cụ giám sát.

3.2. MỤC TIÊU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM KẾ TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

 Thứ nhất, AIS xử lý được lượng dữ liệu lớn.

 Thứ hai, AIS xử lý được những giao dịch phức tạp

 Thứ ba, AIS có khả năng kiểm soát tốt

 Thứ tư, AIS trở thành công cụ hỗ trợ quản lý và điều hành doanh nghiệp hữu hiệu

3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM KẾ TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

3.3.1. Giải pháp cho việc xác định yêu cầu thông tin và nhu cầu quản lý

Nhà quản lý tại các CTCK cần xác định rõ những vấn đề trọng tâm như: Loại thông tin; Đối tượng quản lý; Phạm vi quản lý; Nội dung và hình thức của thông tin đầu ra; Đối tượng sử dụng thông tin và phạm vi thông tin cung cấp. CTCK có thể tham khảo mẫu Bảng tổng hợp nhu cầu thông tin tác giả đề xuất để xác định một cách hệ thống và đầy đủ các yêu cầu, làm căn cứ để thực hiện các bước tiếp theo.

3.3.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức dữ liệu đầu vào

 Thứ nhất, hoàn thiện nội dung thông tin thu thập: có thể sử dụng bảng mẫu tác giả đề xuất để tổng hợp nội dung thông tin và nguồn thông tin thu thập.

 Thứ hai, thiết kế hệ thống chứng từ và tài liệu KTQT riêng.

- Xác định các chứng từ sử dụng cho từng phần hành kế toán, theo chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận.

- Xây dựng danh mục chứng từ cho các phần hành kế toán và mã hóa chứng từ cho từng bộ phận trong CTCK

- Quy định mẫu biểu và phương pháp ghi chép của từng loại chứng từ.

- Quy định về lập chứng từ, quy trình phân loại chứng từ, tổng hợp, phân tích và cung cấp thông tin giữa các bộ phận trong CTCK.

Khi thiết kế hệ thống chứng từ KTQT, các CTCK cần xem xét các vấn đề: nội dung chứng từ và dữ liệu chứa trên chứng từ, tài liệu kế toán, phạm vi thu thập, trách nhiệm của những người tham gia lập chứng từ và tài liệu kế toán…, đồng thời xây dựng trình tự lưu chuyển chứng từ, tài liệu này trong nội bộ CTCK.

 Thứ ba, tăng cường sử dụng dữ liệu điện tử.

3.3.3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống xử lý dữ liệu

 Một là, CTCK nên lựa chọn phương pháp và công cụ xử lý dữ liệu KTQT phù hợp và hiện đại.

Một số dữ liệu KTQT có thể xử lý bằng cách sử dụng tài khoản và sổ sách của hệ thống KTTC nhưng mở thêm các tài khoản và sổ kế toán chi tiết theo đối tượng cần tập hợp thông tin và quản lý. Tuy nhiên, để có những thông tin phục vụ mục đích dự báo, phân tích chênh lệch, dự báo… các CTCK cần áp dụng phương pháp, công cụ và mô hình xử lý dữ liệu phức tạp hơn như kế toán trách nhiệm, phân tích chi phí dựa trên hoạt động (Activity-Based Costing), phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP), lập dự toán từ đầu (Zero-based Budgeting)… Các phân tích dựa trên phương pháp hiện đại sẽ cung cấp những thông tin hữu ích và dễ sử dụng hơn cho nhà quản trị. Tác giả đã gợi ý mô hình tổ chức kế toán trách nhiệm phù hợp với cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS).

 Hai là, tăng khả năng xử lý dữ liệu của PMKT.

Việc nâng cấp khả năng xử lý dữ liệu là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với các CTCK. CTCK cần thường xuyên cập nhật, nâng cấp PMKT đang sử dụng nếu phần mềm vẫn

đáp ứng được nhu cầu của công ty hoặc cân nhắc đầu tư PMKT mới nếu phần mềm không đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên, việc cập nhật hay đầu tư PMKT mới cần thực hiện song song với phân tích chi phí – lợi ích để tránh lãng phí và đạt được hiệu quả cao.

 Ba là, tăng khả năng đồng bộ thông tin của PMKT với các phần mềm giao dịch và quản lý khác trong CTCK.

khi lựa chọn các phần mềm phục vụ hoạt động, CTCK cần xem xét khả năng kết nối dữ liệu của chúng với nhau. Trong bối cảnh UBCKNN và các SGDCK đang đổi mới toàn diện công nghệ giao dịch và thanh toán bù trừ thì PMKT càng cần có sự linh hoạt và tương thích cao với sự thay đổi của hệ thống giao dịch mới. Đối với PMKT đang sử dụng, CTCK cần đánh giá lại và có kế hoạch nâng cấp khả năng xử lý và kết nối nếu chưa đạt yêu cầu. CTCK có thể tham khỏa các PMKT được đánh giá tốt trên thị trường hiện nay là Bravo, SAP, Cyber Soft… Đây là những PMKT có khả năng tương tích cao với nhiều phần mềm giao dịch như Mega Stock, Go Online, T-Solution, VNCS-Solution, BOSC, Navisoft…

3.3.4. Giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống lưu trữ

CTCK có thể hướng đến việc số hóa và lưu trữ chứng từ, tài liệu điện tử trong đó có chứng từ, tài liệu kế toán, sử dụng chuỗi khối (Block chain) vừa ghi nhận, theo dõi và lưu trữ các giao dịch một cách nhanh chóng, thuận tiện theo thời gian thực (Realtime). Khi thực hiện số hóa chứng từ cần xác định rõ những loại chứng từ nào có thể lưu trữ theo dạng kỹ thuật số, những loại giấy tờ nào vẫn phải lưu trữ theo dạng vật chất và thời gian lưu trữ ra sao. Ngoài ra, CTCK nên xây dựng quy định về lưu trữ dữ liệu như quy định về tạo folder, tạo file, cách đặt tên, cách sắp xếp… để việc lưu trữ khoa học và dễ dàng tìm kiếm, sử dụng lại khi cần. Việc sao lưu dữ liệu từ PMKT sang các thiết bị lưu trữ được thực hiện theo định kỳ, phù hợp với yêu cầu của PMKT và kế hoạch hoạt động của CTCK.

3.3.5. Giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống kiểm soát

 Một là, thiết lập môi trường kiểm soát chặt chẽ, xây dựng văn hóa tuân thủ trong CTCK

 Hai là, hoàn thiện tổ chức các cấp kiểm soát trong CTCK

CTCK có thể xây dựng mô hình 3 tuyến phòng thủ tương ứng với 03 lớp kiểm soát. Cụ thể : Tuyến phòng thủ thứ nhất là các phòng ban chức năng có nhiệm vụ thực thi

và tuân thủ quy trình, quy chế hoạt động kinh doanh; Tuyến phòng thủ số 2 là bộ phận giám sát và QTRR có nhiệm vụ ban hành và thực thi quy trình QTRR trong CTCK; Tuyến phòng thủ số 3 là phòng KSNB trực thuộc Tổng giám đốc và ủy ban KTNB trực thuộc hội đồng quản trị có nhiệm vụ kiểm soát sau.

 Ba là, hoàn thiện các biện pháp kiểm soát

CTCK cần tăng cường tính năng kiểm soát trên PMKT như báo cáo truy cập, báo cáo sử dụng hệ thống, chưa lưu lại các dấu vết chỉnh sửa. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch kiểm tra báo cáo sử dụng hệ thống và dấu vết chỉnh sửa theo định kỳ nhằm phát hiện kịp thời các gian lận, sai sót.

Đối với các biện pháp bảo mật, CTCK cần cập nhật những hình thức bảo mật mới nhất và yêu cầu nhân viên thực hiện nghiêm túc chế độ phân quyền và bảo mật bằng mật khẩu, không tiết lộ tài khoản và mật khẩu truy cập PMKT cho người khác. Cần xây dựng văn hóa tuân thủ trong công ty để nâng cao khả năng kiểm soát và bảo mật của hệ thống. Bên cạnh đó, các CTCK cũng cần hoàn thiện các quy trình xử lý nghiệp vụ kế toán và các thủ tục kiểm tra, kiểm soát tại chính bộ phận này, đặt trọng tâm vào việc hoàn thiện phân quyền hệ thống. Các vị trí cần phân tách gồm: Người phân tích hệ thống, người lập trình, người vận hành hệ thống máy tính, người sử dụng hệ thống, người quản trị thư viện dữ liệu; người kiểm soát dữ liệu

3.3.6. Giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống báo cáo

 Một là, bổ sung các loại báo cáo phục vụ mục đích quản trị

- Hệ thống báo cáo cung cấp thông tin phục vụ lập kế hoạch

- Hệ thống báo cáo cung cấp thông tin kết quả thực hiện và kiểm soát - Hệ thống báo cáo cung cấp thông tin để phục vụ ra quyết định

 Hai là, lựa chọn hình thức trình bày và thể hiện báo cáo dễ dàng sử dụng đối với nhà quản lý.

 Ba là, phân quyền tự động cho các đối tượng lập và sử dụng báo cáo

3.3.7. Một số giải pháp khác a) Nhóm giải pháp về PMKT

 Một là, tăng tính linh hoạt và khả năng tùy biến của PMKT theo nhu cầu của CTCK.

 Hai là, sử dụng hệ thống ERP để tích hợp các HTTT trong CTCK.

 Một là, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho kế toán viên.

 Hai là, nâng cao tính tuân thủ của kế toán viên.

 Ba là, nâng cao kỹ năng sử dụng hệ thống của kế toán viên

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)