Smartdoor kiện Austdoor

Một phần của tài liệu tiểu luận sở hữu trí tuệ quyền bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp và những vụ kiện, tranh chấp có liên quan (Trang 25 - 26)

- Ngày 15/12/2004, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Tân Trường Sơn được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp thanh nhôm định hình số 8106.

- Tháng 5/2007, Công ty Tân Trường Sơn ký "Hợp đồng chuyển quyền sử dụng Kiểu dáng công nghiệp thanh nhôm định hình số 8106" cho Công ty Hưng Phát. Thời hạn hợp đồng đến ngày 7/8/2008.

- Ngày 10/11/2008, Công ty cổ phần cửa cuốn Úc Smartdoor, Thành viên của tập đoàn Công nghiệp Thiên Phú và Tân Trường Sơn ký "Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng Kiểu dáng công nghiệp số 8106" với Công ty Tân Trường Sơn.

- Hai bên đã tiến hành đăng ký hợp đồng với Cục Sở hữu trí tuệ để xác lập quyền sử dụng hợp pháp với kiểu dáng công nghiệp này và được cấp giấy chứng nhận. Smartdoor được cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận hợp đồng, chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sản phẩm nêu trên theo quyết định số 2109/QĐ – SHTT ngày 18/12/2009. Thời hạn chuyển giao từ 18/12/2008 đến 18/12/2009, sau đó gia hạn tới 18/12/2010. Trong suốt thời gian này, Smartdoor luôn sản xuất sản phẩm theo kiểu dáng đã được chứng nhận

- Trong suốt thời gian sử dụng mẫu kiểu dáng công nghiệp này, công ty Smartdoor cho rằng luôn bị các Doanh nghiệp khác làm nhái, trong đó có Công ty Austdoor, tức công ty Hưng Phát.

- Ngày 25/11/2008, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 14, Chi cục QLTT Hà Nội tạm giữ một xe hàng của Công ty Hưng Phát để xác minh việc vi phạm.

- Ngày 7/1/2009, Cục Sở hữu trí tuệ có công văn trả lời Đội QLTT số 14 về việc mẫu nan nhôm định hình của Công ty Hưng Phát trong lô sản phẩm thu hồi ngày 25/11/2008 vi phạm Kiểu dáng công nghiệp số 8106 đã được đăng ký của Công ty Tân Trường Sơn.

- Tiếp đến, ngày 24/6/2009, Đội QLTT số 17, Chi cục QLTT Hà Nội lại tiếp tục giữ 1 xe hàng của Công ty Hưng Phát.

- Trong Công văn trả lời ngày 30/6/2009, Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận, mẫu nan nhôm có trong xe hàng tạm giữ của Công ty Hưng Phát vi phạm Kiểu dáng công nghiệp số 8106.

- Ông Nguyễn Minh Chí, trợ lý Giám đốc, Công ty Hưng Phát cho biết, lượng hàng mà công ty này sản xuất có sử dụng Kiểu dáng công nghiệp số 8106 không tiêu thụ hết trong thời gian hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu với Công ty Tân Trường Sơn còn hiệu lực.

- Chính vì thế, Công ty Hưng Phát đã nhiều lần liên hệ với Công ty Tân Trường Sơn đề nghị gia hạn hợp đồng hoặc cho một khoảng thời gian nhất định để tiêu thụ hết hàng, nhưng chưa nhận được bất cứ thông báo chính thức nào từ phía công ty về việc đồng ý hoặc từ chối ký tiếp phụ lục gia hạn hợp đồng…

- Về phía Tân Trường Sơn, ngày 1/12/2008, Công ty đã gửi Công văn số 112 yêu cầu công ty Hưng Phát chấm dứt không bán thanh nhôm định hình số 8106 vì hợp đồng đã hết hiệu lực từ ngày 7/8/2008.

- Trong văn bàn này nêu rõ, "kể từ ngày giấy chứng nhận hết hiệu lực cho đến nay, Công ty Hưng Phát vẫn tiếp tục kinh doanh sản phẩm này là cố tình vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ về bản quyền kiểu dáng công nghiệp của chúng tôi". Như vậy là rõ câu trả lời của Công ty Tân Trường Sơn.

Một phần của tài liệu tiểu luận sở hữu trí tuệ quyền bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp và những vụ kiện, tranh chấp có liên quan (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w