THỰC TRẠNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Giữ vững môi trƣờng hòa bình, chính trị xã hội ổn định
Đây là điều kiện cơ bản và tiên quyết nhất cho hội nhập kinh tế thế giới và khu vực của nước ta thành công. Nghị quyết Đại Hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam nhận định: Trong vài thập kỷ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới. Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng. Hòa bình hợp tác và phát triển là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc,…Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh.
Thực tế chính trị kinh tế thế giới đầu thế kỷ XXI cho thấy nhận định của Đại hội IX là đúng đắn. Mặc dù chủ nghĩa cường quyền, các thế lực đế quốc hiếu chiến gây chiến tranh ở nhiều nơi, xung đột vũ trang, bạo loạn lật đổ,… xảy ra ở nhiều nước nhiều vùng nhưng hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là yêu cầu, đòi hỏi bức xúc của nhiều quốc gia, dân tộc. Đối với nước ta từ giữa thế kỷ XX đa phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc thì việc giữ gìn hòa bình lâu dài và bền vững để phát triển kinh tế mới giúp nước ta có điều kiện để hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Do có hòa bình và thực hiện đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển với tốc độ tăng trưởng hơn 7,5% năm trong giai đoạn (1990 - 2000). Nếu trước năm 1990 hàng hóa khan hiếm, khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài thì hiện nay đã có nhiều hàng hóa phải xuất khẩu thì mới tiêu thụ được và thúc đẩy sản xuất trong nước.
Đất nước hòa bình, chính trị xã hội ổn định là điều kiện rất cơ bản để phát triển kinh tế trong nước, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài. Trong sự phát triển của xã hội, các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, mâu thuẫn giữa các dân tộc, các vùng, giữa hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân là một thực tế không thể phủ nhận. Việc xử lý và giải quyết những loại mâu thuẫn này không khéo không triệt để sẽ dễ dẫn đến những xung đột, gây mất ổn định chính trị, trật tự xã hội. Trong bối cảnh chính trị quốc tế trong nước và khu vực diễn biến hết sức phức tạp, các thế lực thù địch cách mạng Việt Nam vẫn tìm cách kích động, gây bạo loạn lật đổ ở những địa phương mà chúng ta sơ hở, yếu kém, nếu không được xử lý đúng đắn sẽ sẽ gây ra những xung đột chính trị, xã hội làm đất nước rối loạn. Điều này không chỉ đe dọa mất chính quyền mà còn là vấn đề an nguy của chế độ. Chính trị xã hội rối ren kéo theo kinh tế trong nước bị ảnh hưởng, mất khả năng cạnh tranh thì không thể hội nhập thành công. Do đó, hội nhập kinh tế thế giới phải đảm bảo giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, định hướng xã hội chủ nghĩa. Muốn làm được điều này cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý vĩ mô của Nhà Nước, sự nỗ lực của các ngành, các cấp.
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh. Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hoà bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy tối đa nội lực, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc;
chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế. Xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực về vốn, khoa học - công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến. Tham gia các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh song phương và đa phương vì lợi ích quốc gia trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc. Thực hiện tốt công việc tại các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên Hợp Quốc. Tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống, và nhất là tình trạng biến đổi khí hậu; sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề dân chủ, nhân quyền; chủ động, kiên quyết đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị của Việt Nam.
Thúc đẩy việc giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, ranh giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực; làm tốt công tác quản lý biên giới, xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Củng cố, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng có chung biên giới. Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Phát triển quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, các đảng cầm quyền và những đảng khác trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; mở rộng tham gia các cơ chế, diễn đàn đa phương ở khu vực và thế giới. Coi trọng và nâng cao hiệu quả của công tác ngoại giao nhân dân.
Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, tham mưu về đối ngoại; chăm lo đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại; thường xuyên bồi dưỡng kiến thức đối ngoại cho cán bộ chủ chốt các cấp.
Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hoá; giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh.
Bên cạnh đó, quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, thiếu trách nhiệm, vụ lợi, yếu về năng lực, kiến thức của hệ thống hành chính từ Trung ương đến địa phương là những cản trở rất lớn đối với tiến trình hội nhập kinh tế của nước ta với khu vực và thế giới. Do đó, đẩy mạnh cải cách hành chính lĩnh vực kinh tế hội nhập phải đặt ra thường xuyên và làm thường xuyên. Không chỉ phải có quyết tâm mà điều quan trọng là xây dựng cơ chế vận hành, đội ngũ cán bộ, công chức. Trong lĩnh vực quản lý kinh tế hội nhập, cần quy định rõ ràng, minh bạch các thủ tục hành chính. Việc cải cách hành chính cần có nững bước đột phá, tạo ra những bước chuyển biến thật sự trong hệ thống chính trị, đặc biệt là các cơ quan công quyền, không chỉ giảm thiểu phiền hà mà là phục vụ nhanh, hiệu quả các doanh nghiệp phát triển. Nhà nước ban hành, xây dựng các chính sách lớn tạo điều kiện hội nhập ở tầm cao và chiều sâu với một số chính sách: chuyển quyền quản lý, điều hành các doanh nghiệp cho các hiệp hội ngành hàng, xây dựng các mối liên kết giữa các doanh nghiệp, hỗ trợ thông tin tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển.
Trong cơ chế vận hành, đội ngũ cán bộ công chức cần phải có trách nhiệm cụ thể của các cơ quan quản lý, trách nhiệm cá nhân của cán bộ công chức ở mọi cấp, mọi ngành, mọi khâu. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện dễ dàng thuận lợi cho kinh tế hội nhập và đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ, công chức thành thạo công việc, tinh thông nghề nghiệp, tận tụy và trong sạch. Làm được những điều này chúng ta mới có thể hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới hiệu quả.