10. Dự kiến nội dung công trình
1.5.5. Chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non
Chế độ sinh hoạt là một điều kiện quan trọng để giáo dục thể chất cho trẻ có kết quả. Nó là sự luân phiên rõ ràng và hợp lý các dạng hoạt động và nghỉ
ngơi của trẻ trong một ngày nhằm thỏa mãn đầy đủ nhu cầu về ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, hoạt động và nghỉ ngơi của trẻ theo lứa tuổi, đảm bảo trạng thái cân bằng của hệ thần kinh giúp cơ thể phát triển tốt. Khi chế độ sinh hoạt đã chở thành thói quen thì nó giúp trẻ phát triển tính độc lập tích cự, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ có được những phẩm chất thói quen đạo đức, sinh hoạt có nề nếp theo trật tự thời gian.
Chế độ sinh hoạt phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Chế độ sinh hoạt ở trường mẫu giáo được xây dựng trên cơ sở những đặc điểm tâm lý, sinh lý của trẻ, trên cơ sở những nhiệm vụ giáo dục và điều kiện sinh hoạt quyết định.
- Chế độ sinh hoạt phải thể hiện rõ các hoạt động trong ngày của trẻ, được sắp xếp theo trình độ nhất định, phù hợp với chức năng cơ thể, với môi trường sống.
- Chế độ sinh hoạt cần đảm bảo thời gian cần thiết cho mỗi hoạt động trong ngày phù hợp với nhu cầu sinh lý và khả năng hoạt động của các độ tuổi. Ví dụ: Trẻ 1-5 tháng ăn 6 bữa trong ngày; trẻ 5-12 tháng ăn 5 bữa trong ngày; trẻ từ 12-72 tháng ăn 4 bữa trong ngày. Thay vào đó khoảng thời gian giữa các bữa ăn lại tăng lên theo lứa tuổi: từ 3,5 đến 4 giờ và 4,5 giờ một lần.
- Chế độ sinh hoạt phải đảm bảo sự cân bằng giữa các hoạt động và nghỉ ngơi, giúp trẻ có thể tiến hành hoạt động dưới nhiều dạng khác nhau và tránh quá sức đối với trẻ.
- Chế độ sinh hoạt phải được lặp đi lặp lại, tránh xáo trộn nhiều để tạo thói quen, nề nếp cho trẻ.
- Chế độ sinh hoạt phải được tổ chức một cách linh hoạt phù hợp đối với mọi trẻ; đồng thời chế độ sinh hoạt cần chú ý những đặc điểm riêng của từng trẻ: Với những trẻ yếu, hệ thần kinh dễ bị kích thích thì cần tăng cường thời gian ngủ, nghỉ ngơi nhiều hơn các trẻ khác.
Để đảm bảo chế độ sinh hoạt đúng ở các trường mầm non cần phải chia trẻ thành các nhóm khác nhau theo lứa tuổi. Mỗi nhóm tuổi là một lớp và có chế độ sinh hoạt riêng, nhằm đảm bào cho việc giáo dục trẻ diễn ra thuận lợi và dễ dàng, giúp cơ thể trẻ phát triển tốt. Các hoạt động diễn ra trong một ngày của trẻ là ăn, ngủ, vui chơi, dạo chơi, học tập, lao động,... các hoạt động này được ổn định rõ ràng trong chế độ sinh hoạt theo trình tự và thời gian khác nhau theo lứa tuổi. Chế độ sinh hoạt của trẻ được chương trình chăm sóc giáo dục do Bộ giáo dục - Đào tạo ban hành cụ thể như sau:
Nội dung Thời gian
Bé Nhỡ Lớn
1. Đón trẻ, chơi tự do, thể dục sáng,
điểm danh 1h15 1h15 1h
2. Các tiết học 30ph 1h 1h20
3. Hoạt động ngoài trời 50ph 30ph 30ph
4. Trò chơi sáng tạo 50ph 50ph 50ph
5. Vệ sinh ăn trưa 1h 50ph 40ph
6. Ngủ trưa 2h50ph 2h50ph 2h40ph
7. Vệ sinh, vận động nhẹ, ăn quà chiều 50ph 40ph 30ph
8. Sinh hoạt chiều (nêu gương bé ngoan
chiều thứ 6) 50ph 1h 1h10ph
9. Hoạt động tự chọn, vệ sinh trả trẻ. 1h20ph 1h20ph 1h20ph
Với việc thực hiện chế độ sinh hoạt không cứng nhắc, khi áp dụng với mỗi trẻ cần có sự linh hoạt. Có thể xê dịch thời gian biểu ở mức độ cần thiết. Chẳng hạn như khi trẻ đang quá ham chơi hay mệt mỏi thì có thể kéo dài thời gian chút ít, nếu cần ngủ sớm hay dậy sớm khi có yêu cầu, một số trẻ bị suy dinh dưỡng cần ăn bổ sung.
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON KHU VỰC
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC
Trường mầm non Hoa Sen, Đống Đa, Ngô Quyền là ba trường mầm non đã đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia. Đây là những ngôi trường luôn đi đầu trong công tác thi đua dạy tốt, chăm sóc tốt, giáo viên dạy giỏi ở tỉnh Vĩnh Phúc và đạt được nhiều thành tích suất xắc, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao. Trong các nội dung giáo dục thì giáo dục thể chất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục mầm non và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nên được các trường nầm non đặc biệt chú ý và quan tâm tới. Và để tìm hiểu thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo bé ở một số trường mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc tôi đã sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi kết hợp với phương pháp quan sát quá trình nuôi dạy trẻ của các giáo viên ở trường mầm non.
Đối tượng điều tra: giáo viên khối lớp 3 tuổi của 3 trường mầm non Hoa Sen, Đống Đa, Ngô Quyền và các phụ huynh học sinh khối lớp 3 tuổi.
Tổng số phiếu phát ra: Dành cho giáo viên 26 phiếu, 100 phiếu dành cho phụ huynh.
Tổng số phiếu thu về: Phụ huynh 100 phiếu, giáo viên 26 phiếu. Và kết quả thu được như sau: