ĐỘC QUYỀN VỀ THU MUA NÔNG SẢN 1 THỰC TRẠNG.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 26 - 33)

3.1 THỰC TRẠNG.

Trong thời gian gần đây tình trạng được mùa nhưng mất giá đã trở nên quá quen thuộc với người nông dân. Mỗi vụ mùa thành công người nông dân vô cùng phấn khởi nhưng niềm vui lai không được chọn vẹn khi họ phải luôn canh cánh với nỗi lo mất giá.

Quả thế vào mỗi vụ mùa khi lượng nông sản được thu hoạch nhiều thì giá lại bị đẩy xuông rất thấp làm cho người nông dân phải điêu đứng.Mặc dù trúng mùa được mùa nhưng người nông dân hầu như không có lãi hoặc lãi rất thấp vì

các thương lái thu mua với giá rất thấp, người nông dân bi ép gì

Tình hình Tiêu thụ nông sản - Vẫn qua kênh thương lái:

Tình trạng thương lái thao túng và ép giá các mặt hàng nông sản, đẩy doanh nghiệp và nông dân vào tình cảnh khốn đốn đã không còn là “chuyện mới” mà dường như đang dần trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”, chỉ chờ “đến hẹn lại lên”. Đặc biệt sự việc nổi trội trong thời gian gần đây đó là tình trạng thương nhân trung quốc lũng đoạn thị trường nông sản Việt Nam. Với các hoạt động mua bán tự do, tận thu sản phẩm, tìm cách nâng giá rồi khi dư thừa lại ép giá, nhiều thương nhân Ttrung Quốc đã khiến nông dân Việt Nam phai điêu đứng: Cuối tháng 5, thương nhân TQ thu mua dứa xanh tại Tân Phước (Tiền Giang) với giá 4.000 - 4.200đ/quả, cao hơn so với mức giá thu mua trong nước khi đó là 3.200đ/quả. Mỗi ngày có đến 20 - 30 tấn dứa xanh được thu gom và bán cho thương nhân TQ. Nhưng chỉ sau hai ngày, những thương nhân này biến mất, để

mặc nông dân "khóc ròng" vì đã lỡ gom hàng.Trong khi đó, nhiều nhà máy ép dứa nội địa không có dứa để ép xuất khẩu .

Tháng 6, thương nhân TQ túc trực tại cảng cá An Phú (xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) bắt tay với đầu nậu ép giá thu mua hải sản khiến ngư dân bị thất thu nặng .

Tháng 8, thương nhân TQ nâng giá tôm hùm loại II, tảng lờ tôm loại I tại Đà Nẵng, khiến nhiều người bán "như cho" tôm loại I do hàng đã tập kết, bị dồn ứ... Cũng với các chiêu trò cũ, thương nhân TQ thao túng thị trường cá cơm Nha Trang, cua Cà Mau. ..

Trước đó, vào cuối năm 2011, các cảng cá khu vực duyên hải miền Trung như cảng cá Tiên Sa (Đà Nẵng), Hòn Rớ (Khánh Hòa) đều có mặt thương nhân TQ, vừa thu mua tại cảng cá vừa đưa tàu thuyền ra khơi để mua trực tiếp từ các tàu đánh cá trên biển và chở thẳng về TQ, khiến DN trong nước ngày càng thiếu nguyên liệu trầm trọng.

Tại đồng bằng sông cưu long Vải bị ép giá ngay từ đầu vụ, rồi đến thanh long, dưa hấu, dứa, thậm chí cả gạo…, đặc biệt là khoai lang tím bị rớt giá thảm hại tới 70%, chỉ còn 250,000 đồng/tạ ( trong khi đó tháng trước giá khoai lên tới 1 triệu đồng/tạ) và dừa Bến Tre bị ép giá tới đáy. Nếu như cuối năm 2011, giá dừa còn ở mức 150.000 đồng/chục (12 trái) thì bây giờ chỉ còn từ 12.000 đến 15.000 đồng/chục,…

Để tạo thị trường nông sản bền vững, giá cả thu mua ổn định, từ năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 80/QĐ-TTg về phát triển tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, đặc biệt là mô hình liên kết “4 nhà” nhằm gắn sản xuất với thu mua và chế biến nông sản. Tuy nhiên, cho đến nay, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, mô hình liên kết “4 nhà” vẫn còn rất mơ hồ, trong đó mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân còn rất lỏng lẻo.

sau gần 10 năm, tỷ lệ nông sản hàng hóa tiêu thụ thông qua hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân mới đạt dưới vài phần trăm, như lúa hàng hóa 2,1%, chè 9%, cà phê 2,5%, rau quả 0,9%, thủy sản 13%, gỗ 16,7%... Chỉ vài lĩnh vực đạt tỷ lệ cao như trồng và tiêu thụ bông đạt trên 90%, thuốc lá 80%, nuôi bò sữa 80%

Nguyên nhân của tình trạng trên, theo đánh giá của Bộ NN-PTNT là do vai trò đầu tàu của các doanh nghiệp trong xây dựng và phát triển bền vững các liên kết với nông dân chưa thể hiện rõ. Trong các ngành hàng như lúa gạo, cà phê, chè và hồ tiêu, doanh nghiệp thường thu mua qua thương lái để chế biến, tiêu thụ mà ít hợp đồng trực tiếp với nông dân. Thậm chí ngay cả những doanh nghiệp đã liên kết với nông dân cũng chưa thực sự đáng tin cậy vì thường không thực hiện đúng điều khoản hai bên đã thỏa thuận, như cung ứng vật tư không đúng chất lượng, đơn phương phá bỏ hợp đồng, ít quan tâm đầu tư vùng nguyên liệu, lạm dụng thế độc quyền để ép giá thu mua nông sản...

Về phía nông dân cũng có những mặt hạn chế. Người nông dân còn thiếu thông tin sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, không theo quy hoạch. Hay sản xuất theo phong trào dễ dẫn đến tình trạng “chặt trồng, trồng chặt” gây mất ổn định và hiệu quả trong sản xuất.

Doanh nghiệp khó hợp đồng với nông dân vì người nông dân thường âm thầm phá bỏ hợp đồng, bán nguyên liệu nông sản cho các nhà máy hoặc thương lái

ở bên ngoài khi được họ trả giá cao hơn, khiến các doanh nghiệp, nhà máy khan hiếm nguyên liệu trầm trọng.

Bởi vậy tới nay, hầu như doanh nghiệp vẫn chỉ tiêu thụ nông sản cho nông dân thông qua thương lái.Theo Tổng Công ty Lương thực miền Nam, thương lái cung ứng 36% sản lượng gạo cho tổng công ty. Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam cũng thu mua tới 83% gỗ nguyên liệu rừng trồng qua thương lái.

3.2. Giải pháp.

- Để giúp người nông dân chính phủ có thể tổ chức thu mua lượng nông sản dư thừa và tiến hành trợ giá cho người nông dân trên mỗi đơn vị nông sản bán ra. Nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời

Nhờ chính sách bảo hộ không ít thì nhiều mà các doanh nghiệp trong nước đã bắt tay nhau, cùng thu gom nông sản của người nông dân để chế biến xuất khẩu. Vì vậy không tạo được cạnh tranh bình đẳng trên thị trường nguyên liệu. Do vậy, thực tế lâu nay, lợi nhuận của nông dân trong chuỗi giá trị “trang trại - nhà máy - xuất khẩu” rất thấp, đây là lý do làm cho nông dân không ổn định sản xuất, chạy theo phong trào, “chặt trồng, trồng chặt”.

Sản xuất manh mún nhỏ lẻ, dẫn đến tình trạng "trúng mùa, mất giá"... đang là những điểm yếu trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

Khắc phục tình trạng này, một số địa phương triển khai mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp ký kết giữa ba bên: Doanh nghiệp - hợp tác xã - nông dân. Ở đây, doanh nghiệp ký hợp đồng với hợp tác xã cam kết thu mua hết nông sản với giá cả ổn định; hợp tác xã làm đầu mối thu mua và chuyển về doanh nghiệp bảo đảm chất lượng theo đúng yêu cầu của hợp đồng; nông dân không lo ngại về giá cả đầu ra hay bị tư thương ép giá, bởi doanh nghiệp đã ký hợp đồng bảo đảm sau khi trừ chi phí, bà con vẫn có lãi.

Mô hình doanh nghiệp - hộ kinh doanh - nông dân

Mô hình thứ hai là doanh nghiệp - hộ kinh doanh - nông dân. Ở đây, các hộ kinh doanh sẽ làm đầu mối thu mua nông sản.

Nếu thực hiện tốt hai mô hình trên đây, hẳn sẽ không còn tình trạng hàng hóa đến doanh nghiệp phải qua nhiều khâu trung gian và nông dân bị tư thương ép giá khi đến mùa thu hoạch. Theo đại diện doanh nghiệp được chọn làm thí điểm thu mua nông sản, việc mở rộng mô hình này là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần có giải pháp về vốn cho nông dân và doanh nghiệp để nhân rộng mô hình với nhiều loại nông sản khác.

Mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp đang được Bộ Công thương xây dựng thí điểm ở 12 tỉnh, thành trong cả nước. Sự kết hợp giữa nông dân với doanh nghiệp mà các hộ kinh doanh, HTX là cầu nối mang lại lợi ích hai chiều: nông dân được cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm đầu ra với giá ổn định, giúp gia tăng lợi nhuận, dần chuyển từ tập quán sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất quy mô và có định hướng theo thị trường; còn doanh nghiệp kiểm soát được chất lượng nguyên liệu.

Ðể duy trì và nhân rộng mô hình, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp, trong thời gian tới, các địa phương cần ưu tiên quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển thương hiệu nông sản; đồng thời có chính sách hỗ trợ cho nông dân để đẩy nhanh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Nhà nước cần mạnh mẽ trong việc thiết lập cơ chế, chính sách để khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nông dân cùng liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản. Bộ NN-PTNT đang xây dựng đề án mới về thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng và liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, đặc biệt về mía đường, rau an toàn, chè sạch, cà phê, cá tra, tôm nuôi, hồ tiêu, lúa và trái cây xuất khẩu. Nhà nước sẽ tạo cơ chế đặc biệt để “hút” doanh nghiệp “bắt tay” nông dân, như hỗ trợ 30% khi doanh nghiệp đầu tư nâng cấp, tu sửa cơ sở hạ tầng và vùng nguyên liệu, giảm 20% thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp khi liên kết với nông dân ở vùng nguyên liệu thuộc loại đặc biệt ưu tiên. Đặc biệt, Nhà nước sẽ có chế tài ràng buộc nông dân phải bán sản phẩm theo đúng hợp đồng cho doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến gắn với xây dựng các vùng nguyên liệu, tổ chức thu mua nông sản đảm bảo có lợi bền vững cho nông dân.

Cạnh tranh là một quy luật, là một phần của nền kinh tế thị trường.Canh tranh cũng có mặt trái của nó, cạnh tranh thường dẫn đến độc quyền, và nó được đánh dấu bằng sự phá sản của một bên tham gia cạnh tranh, gây ra thất nghiệp, tạo gánh nặng cho xã hội.Tuy nhiên xétt trong một quá trình lâu dài và dựa vào toàn bộ lợi ích của xã hội thì cạnh tranh là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Những mặt trái do cạnh tranh đem lại là điều không đáng ngại nếu như chúng ta có một chính sách cạnh tranh và chống độc quyền hợp lý.

Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng tốt chính sách quản lý tình trạng độc quyền trong phát triển kinh tế và đem lại hiệu quả cao

Đối với Việt Nam, thực trạng hiện nay cho thấy môi trường cạnh tranh và chống độc quyền ở nước ta còn nhiều hạn chế còn nhiều tồn tại cần tháo gỡ. Đối với chúng ta còn nhiều việc phải làm để có một môi trường cạnh tranh lành mạnh, nhưng trước mắt việc phải làm là Việt Nam cần có một chính sách cạnh tranh hợp lý, cần phải có pháp luật về cạnh tranh hướng dẫn các doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh, để cho cạnh tranh đúng với ý nghĩa của nó là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w