Để nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền thì chúng ta cần phải đánh giá được một cách khách quan những điểm hạn chế và đề ra phướng hướng hoàn thiện. Trên cơ sơ những hạn chế thì tác giả xác định phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng xã hội thể hiện ở các điểm sau đây.
3.2.1. Nâng cao nhận thức về thực hiện các chức năng xã hội trong quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền
Việc năng cao nhận thức về thực hiện chức năng xã hội trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, đây là vấn đề không chỉ ở phía Nhà nước và cả người dân đều cần phải đổi mới tư duy về chức năng xã hội của Nhà nước.
Ở Việt Nam, thái độ coi trọng cộng đồng hơn cá thể bắt nguồn từ tâm lý làng xã, thái độ này đã phần nào đã khiến cho sự nhìn nhận và đánh giá trở nên một chiều: nếu sự vi phạm diễn ra từ người dân thì pháp luật được viện dẫn đến, trong khi đó nếu bên vi phạm là Nhà nước thì lại không có khung hình phạt cụ thể nào. Tương tự trong một cơ quan nhà nước thường thì sai lầm được gán cho cái tập thể trừu tượng mà ít có cá nhân cụ thể nào bị truy cứu trách nhiệm trực tiếp. Như vậy tư duy công bằng cần được đề cao, để kiềm chế lạm quyền và nâng cao tính hiệu quả của Nhà nước, cần dành ưu tiên cho thể chế tăng cường trách nhiệm cá nhân cho cán bộ cơ quan nhà nước.
Đối với chúng ta chức năng xã hội của Nhà nước không còn là vấn đề mới mà trong những năm gần đây chức năng xã hội cũng được đưa vào tài liệu nghiên cứu và giảng dạy trong một số chương trình đào tạo trong các trường Đại học và đào tạo sau đại học. Với xu hướng hiện nay khi mà vai trò của Nhà nước có những thay đổi nhất định, ngày càng được đề cao hơn thì
việc tiếp tục nghiên cứu lý luận, khẳng định vị trí của chức năng xã hội trong việc xây dựng hoàn thiện hệ thống Nhà nước pháp quyền có ý nghĩa quan trọng.
Để tăng cường chức năng xã hội trong điều kiện hiện nay trước hết cần nhận thức đúng về chức năng xã hội:
Chức năng xã hội của Nhà nước trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền là tồn tại khách quan, thông qua việc thực hiện chức năng xã hội Nhà nước khẳng định được bản chất vai trò và trách nhiệm của mình đối với sự phát triển toàn diện của mỗi con người và của toàn xã hội. Tiến tới tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước ta phải thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, Nhà nước ta cần tăng cường thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội, giải quyết đúng mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị và với công dân. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cương để duy trì trật tự, ổn định đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Nhà nước phải chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của mọi người dân.
Nghiên cứu xây dựng, bổ sung các thể chế và cơ chế vận hành cụ thể để bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chức năng xã hội của Nhà nước phải vận động theo xu hướng là Nhà nước từ vai người bảo trợ chung của toàn xã hội sang vai trò của người tổ chức các quá trình xã hội, đề ra và thực thi các chính sách xã hội và bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Nhà nước không thể tiếp tục giữ vai trò là người bảo trợ
cho tất cả các vấn đề xã hội mà phải phân định rõ đâu là trách nhiệm của Nhà nước, đâu là trách nhiệm của xã hội. Nhà nước cần tạo ra cơ sở pháp lý và tiến hành xã hội hóa một số dịch vụ công để giảm bớt gánh nặng chi phí cho nhà nước và nâng cao chất lượng dịch vụ cho nhân dân.