7. Kết cấu của đề tài
3.3. Sự phản ánh ngƣời anh hùng lịch sử dân tộc Tày
Truyền thuyết và lễ hội cùng phản ánh ngƣời anh hùng dân tộc Tày và các sự kiện lịch sử. Song, mỗi vi hệ văn hóa này lại phản ánh ngƣời anh hùng theo một cách riêng.
Truyền thuyết đã sử dụng ngôn từ văn học theo đặc trƣng, thi pháp thể loại để xây dựng nên hình tƣợng ngƣời anh hùng. So với lễ hội, truyền thuyết có khả năng kể về cả cuộc đời của nhân vật, từ nguồn gốc, chiến công đến sự hóa thân, hiển linh, âm phù. Có nhiều chi tiết mang tính gợi cảm cao, giàu sức tƣởng tƣợng chỉ xuất hiện trong truyền thuyết. Ngƣời anh hùng lịch sử nhờ đến truyền thuyết để đƣợc ảo hóa, thiêng hóa theo quan điểm của nhân dân. Quá trình ảo hóa nhân vật ngƣời anh hùng càng trọn vẹn càng củng cố đƣợc lòng tin của nhân dân về nhân vật ấy. Đây là cơ sở niềm tin quan trọng để nhân dân mở hội.
Bên cạnh truyền thuyết, lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc trong việc phản ánh ngƣời anh hùng và các sự kiện lịch sử. Sự thờ cúng và mở lễ hội về ngƣời anh hùng ở các đình, đền là xuất phát từ tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vị anh hùng dân tộc. Xét về mặt tác dụng, lễ hội đã thiêng hoá một biểu tƣợng ngƣời anh hùng để từ đó làm chỗ dựa tinh thần, quy tụ cộng đồng, xây dựng khối đại đoàn kết, giáo dục truyền thống “uống nƣớc - nhớ nguồn” cho mỗi thành viên trong cộng đồng. Nói cách khác, lễ hội đã truyền đạt về một ý niệm văn hóa của dân tộc ta, đó là chủ nghĩa anh hùng yêu nƣớc và đƣa nó tái hòa nhập vào ký ức cộng đồng.
Mỗi lễ hội bao giờ cũng gắn liền với một ngôi đền, đình cụ thể. Trong các đình, đền này, nghệ nhân dân gian đã mô tả hình tƣợng rồng ở khắp mọi nơi: trên bờ nóc dình, trên các bức cốn, đầu dƣ, trên các cửa võng, diềm án thƣ, diềm bia… Sự xuất hiện của hình tƣợng rồng trong các ngôi đình, ngôi
đền chính là sự xác lập địa vị của vị thánh – ngƣời anh hùng đối với dân làng, bên cạnh tâm lý thiêng hoá ngƣời đƣợc dân làng phụng thờ.
Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian mang tính tổng hợp với sự tham gia của nhiều yếu tố. Lễ hội gắn với nghi lễ nên có tính trang nghiêm (không gian và thời gian thiêng), là cơ sở để thể hiện bản chất tôn vinh các anh hùng của truyền thuyết. Lễ hội ca ngợi ngƣời anh hùng bằng tín ngƣỡng, nghi lễ cúng bái, sự kiêng kị, vật phẩm dâng cúng, bằng việc diễn lại các sự tích, bằng trò chơi dân gian, bằng đám rƣớc… Vì thế, có thể nói rằng, nếu nhƣ trong truyền thuyết, nhân vật ngƣời anh hùng là hình tƣợng đƣợc xây dựng nên bởi ngôn từ nghệ thuật thì trong lễ hội, nhân vật ngƣời anh hùng lại là hình tƣợng đƣợc “vật chất hóa” thông qua nghi lễ, vật phẩm dâng cúng…
Trong lễ hội, hệ thống lễ thức với các thao tác mang tính nghệ thuật và tính biểu tƣợng cao có tác dụng tái hiện mối quan hệ nhiều chiều giữa địa phƣơng, dân tộc và đất nƣớc, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa quá khứ và hiện tại, giữa thực và ảo, giữa thiêng liêng và trần tục. Lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử Tày ở Đông Bắc là sự tổng hợp, chuyển hoá từ kí ức lịch sử, kí ức huyền thoại, kí ức không gian đến kí ức tín ngƣỡng, kí ức lễ nghi.
Đặc biệt, cuối phần lễ của các lễ hội dân gian Tày về ngƣời anh hùng lịch sử luôn có một bữa cơm cộng cảm. Bữa cơm cộng cảm này thƣờng đƣợc tổ chức khi tế xong. Nam giới đủ 18 tuổi trở lên đƣợc ăn cỗ đại hạ tại đền thờ ngƣời anh hùng. Bữa cơm cộng cảm đƣợc coi là chất keo kết dính sự gắn bó, đồng cảm của ngƣời dân trong lễ hội tôn vinh ngƣời anh hùng lịch sử.
Mỗi lễ hội thƣờng chỉ phản ánh một phần hành trạng, một vài giai đoạn của cuộc đời ngƣời anh hùng. Chẳng hạn, trong lễ hội đền Từ Hả (Lục Ngạn – Bắc Giang) có cảnh diễn xƣớng truyền thuyết về vị anh hùng Vũ Thành (Thân Cảnh Phúc). Nhƣng, phần diễn xƣớng đó không diễn tả lại toàn bộ cuộc đời ngƣời anh hùng mà chỉ diễn lại các cảnh đánh trận của đoàn quân Vũ Thành và cảnh Vũ Thành bị thƣơng, thất trận ở trận đánh cuối cùng. Những sự kiện ấy tƣơng ứng với với các lễ rƣớc ra, lễ phù giá (đoàn quân xuất trận), lễ kì
binh nhập trận (trận đánh lần thứ nhất), lễ tế ở bãi Dƣợc (khao quân lần thứ nhất), lễ vật thờ (tƣợng trƣng cho sức khỏe của ngƣời chiến thắng), lễ đảo cờ (tƣợng trƣng cho trận đánh lần thứ hai, thứ ba), lễ dâng cỗ chay của các giáp (mừng chiến thắng lần thứ hai, thứ ba), lễ hoàn cung (Vũ Thành bị thƣơng, phải lui lại phía sau trong trận thứ mƣời).
Xem xét diễn trình của lễ hội, dễ dàng nhận thấy so với truyền thuyết, lễ hội có ƣu thế trong việc diễn tả một cách sinh động hình tƣợng ngƣời anh hùng và các sự kiện lịch sử. Hình tƣợng ngƣời anh hùng sẽ tác động trực tiếp, trực quan đến nhân dân nhờ có sự tham gia của các yếu tố cấu thành lễ hội nhƣ quần chúng tham gia, âm nhạc, diễn xuất… Cụ thể, nhân dân tự làm lễ hội. Họ nuôi gà, nuôi lợn đóng góp để tổ chức lễ hội. Hơn thế, nhân dân không chỉ là ngƣời xem hội thụ động mà còn là ngƣời chủ động đóng vai, nhập vai khi đƣợc tham gia đóng vai nhân vật và diễn lại các sự kiện của truyền thuyết. Có thể nói, nhân dân tham gia lễ hội từ đầu đến cuối và cảm thấy lễ hội đúng là của họ vì họ đƣợc đóng góp một phần công sức hay của cải vào đó. Tất cả những điều này đã góp phần nuôi dƣỡng lòng tự hào dân tộc và tình cảm cộng đồng của nhân dân.
Trong hầu hết các lễ hội, ngƣời anh hùng không trực tiếp xuất hiện. Xem xét các lễ hội có màn diễn xƣớng truyền thuyết, chúng tôi nhận thấy hầu hết các lễ hội đều minh họa các chiến tích của ngƣời anh hùng thông qua hình ảnh đánh trận hoặc khao quân. Trong các màn diễn xƣớng đó, quần chúng đóng vai quân lính của ngƣời anh hùng. Tuyệt nhiên không hề có sự nhập vai bản thân ngƣời anh hùng.
Sự phản ánh ngƣời anh hùng và các sự kiện lịch sử trong lễ hội ở vùng Đông Bắc so với lễ hội ở một số vùng miền khác có phần đơn giản hơn nhiều. Điều đó xuất phát từ hai lí do. Thứ nhất, sự phong phú của lễ hội phụ thuộc vào quá trình ảo hóa nhân vật ngƣời anh hùng lịch sử đạt đến mức độ nào. Ở một số truyền thuyết xuất hiện sớm, việc xây dựng hình tƣợng ngƣời anh hùng mang đậm tính hƣ ảo, thần kì nhƣ truyền thuyết Nùng Trí Cao, Dương
Tự Minh, Vũ Thành… Do đó, lễ hội suy tôn những vị anh hùng này phong phú hơn về các nghi thức, vật phẩm thờ cúng, các màn diễn xƣớng… Việc diễn xƣớng truyền thuyết ở các lễ hội này đã làm tái sinh sức mạnh thiêng liêng của ngƣời anh hùng. Ở những truyền thuyết xuất hiện muộn nhƣ truyền thuyết về Bế Khắc Thiệu và Nông Đắc Thái, Lưu Nhân Chú, cô Thắm…, quá trình huyền thoại hóa, ảo hóa ngƣời anh hùng còn chƣa trọn vẹn. Do đó, niềm tin tâm linh của ngƣời dân về ngƣời anh hùng dân tộc Tày mới chỉ ở dạng ý niệm về ngƣời anh hùng. Họ đã giản hóa đi các nghi thức trong lễ hội. Thứ hai, điều dễ nhận thấy là các lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử ở Đông Bắc bên cạnh mục đích suy tôn ngƣời anh hùng thì ngƣời dân đến với lễ hội thuần túy là giao lƣu tình cảm, vui chơi giải trí và cầu mong mƣa thuận gió hoà, mùa màng tốt tƣơi. Do đó, các yếu tố liên quan đến lễ hội thƣờng không cầu kỳ. Vật tế trong lễ hội là những sản vật do nhân dân tự nuôi trồng đƣợc nhƣ con dê, con lợn, con vịt, lúa nếp…
So với truyền thuyết, lễ hội có điều kiện hơn trong việc mở rộng sự hiểu biết về ngƣời anh hùng cho nhân dân trong vùng và nhân dân các vùng khác đến dự hội. Bởi lẽ, lễ hội là dịp để ngƣời dân địa phƣơng gặp gỡ du khách, giao lƣu văn hóa, “khoe” về chiến tích anh hùng của nhân vật đƣợc thời phụng trong lễ hội. Từ đó, lễ hội đã góp phần lan truyền ảnh hƣởng văn hóa địa phƣơng tới du khách. Đồng thời, trong lễ hội, du khách đƣợc đắm mình vào không khí thiêng liêng của niềm tôn vinh ngƣời anh hùng, đƣợc thƣởng thức và nhập cuộc sáng tạo văn hóa thông qua việc xem các nghi lễ dâng hƣơng, tế lễ, nghe kể các truyền thuyết, nghe hát thờ thần, xem các màn diễn xƣớng sự tích về ngƣời anh hùng, thăm thú các di tích trong quần thể đình, đền.
Nhƣ vậy, có thể thấy, cả truyền thuyết dân gian Tày và các lễ hội vùng Đông Bắc cùng phản ánh ngƣời anh hùng và các sự kiện lịch sử.
Xung quanh nhân vật lịch sử này có cả một chùm truyền thuyết lƣu truyền khắp vùng “thƣợng Đu Đuổm, hạ Lục Đầu”. Dƣơng Tự Minh là anh hùng trong lịch sử dân tộc, là thƣợng đẳng thần do các triều đại phong kiến phong, là thánh do nhân dân phong. Hiện nay, có rất nhiều lễ hội tƣởng niệm Dƣơng Tự Minh ở các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang.
3.3.1.1. Lễ hội đền Đuổm
Dƣơng Tự Minh đƣợc nhân dân tôn gọi là đức thánh Đuổm. Những truyền thuyết lƣu truyền ở vùng Phú Lƣơng – Thái Nguyên kể rằng núi Đuổm là nơi ông sinh ra, nơi cuối đời ông sống cùng công chúa Diên Bình và công chúa Thiều Dung, cũng là nơi ông hóa về trời. Sử cũ không chép gì về chung cuộc của vị anh hùng hai lần làm phò mã, nhƣng kí ức, tấm lòng của ngƣời dân vẫn mãi ghi nhớ về sự ra đi của ngƣời anh hùng thông qua các chi tiết kì ảo trong truyền thuyết dân gian. Truyền thuyết kể rằng: “Sau khi làm tròn bổn phận với dân, với nƣớc, Ngƣời đã bay xuống dòng sông Giang Ma tắm rửa rồi lặng lẽ cƣỡi ngựa trắng lên núi, bay về cõi tiên trên trời” [33; tr 48].
Ở chân núi Đuổm (xã Động Đạt, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên), nhân dân đã xây dựng quần thể đền Đuổm làm nơi thờ tự Dƣơng Tự Minh cùng hai ngƣời vợ. Đây đƣợc coi là nơi thờ chính của Dƣơng Tự Minh. Gắn với đền Đuổm là lễ hội đền Đuổm. Lễ hội chính diễn ra vào ngày mùng 6 tháng giêng hằng năm. Tƣơng truyền, đây là lệ ngày sinh của Dƣơng Tự Minh. Vào ngày này, nhân dân khắp các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Giang, Lạng Sơn… kéo về đền Đuổm tụ hội.
Lệ đền còn giữ đƣợc nghi lễ truyền thống: Sáng sớm ngày mùng 6 tháng giêng, cả làng dậy sớm làm các loại cỗ chay và cỗ mặn để rƣớc ra lễ đền. Các loại cỗ đƣợc làm từ những sản vật do nhân dân địa phƣơng tự nuôi trồng, sản xuất và đƣợc chế biến theo kinh nghiệm của nhân dân.
Cỗ chay gồm sáu thứ bánh: bánh bìa, bánh vôi, bánh chè lam, bánh khảo, bánh rán, bỏng nổ. Về quy cách làm bánh, các loại bánh phải đƣợc làm vuông mỗi bề mƣời phân. Riêng bỏng phải nổ tròn. Khi sắp lễ, các loại bánh
này đƣợc chia đều làm sáu phần, mỗi phần phải đủ sáu thứ bánh, đặt vào tám chiếc mâm bồng.
Cỗ mặn gồm có xôi, thịt gà, thịt lợn quay… Cỗ mặn đƣợc chia làm hai loại. Loại thứ nhất là cỗ thờ. Đây là cỗ dùng để lễ đền và để thi. Loại thứ hai là cỗ đại hạ. Loại cỗ này dùng để quan viên, trai đinh làng Đuổm cùng khách các chạ nhƣ chạ Chào, chạ Đu… cùng ăn tại đền sau khi tế xong. Bữa ăn này đƣợc gọi là bữa ăn cộng cảm.
Nói chung, các loại cỗ đƣợc bà con chuẩn bị rất cầu kì, vì ngoài việc dùng để lễ đền chúng còn đƣợc dùng để thi cỗ giữa các làng với nhau trong dịp lễ hội. Công việc chuẩn bị cỗ là của các mẹ, các cô. Ngoài việc phải chế biến các loại thổ sản tạo nên những món ăn bắt buộc, ngƣời làm cỗ phải chú ý tới tính hấp dẫn, sự tinh khiết, sạch sẽ và sáng tạo của các món ăn. Ngoài ra, các mẹ, các cô còn phải chú ý tới cách trình bày mâm cỗ cho mỹ thuật. Các loại cỗ thể hiện tấm lòng thành của ngƣời dân địa phƣơng đối với vị anh hùng Dƣơng Tự Minh, đồng thời thể hiện cuộc sống hạnh phúc, ấm no của ngƣời dân trong năm qua. Có thể nói, đó chính là bài ca lịch sử và bài ca lao động đã đƣợc vật chất hóa.
Đúng 8 giờ sáng, lễ dâng hƣơng bắt đầu. Ông thủ chỉ nổi trống ra lệnh rƣớc cỗ vào đền. Đi đầu là hai quan viên mặc áo thụng cầm hai lá cờ. Tiếp sau đó hai trống nhỡ, hai kèn, một trống cái và một chiêng lớn. Tiếp nữa là các nam thanh, nữ tú trong trang phục dân tộc Tày rƣớc các loại cỗ, đi thành hàng đôi vào đền để tiến hành lễ tế. Cỗ chay rƣớc vào trƣớc, cỗ mặn rƣớc vào sau. Đi cuối là phƣờng bát âm (hai sáo, một nhị, một hồ, một trống khẩu, một thanh la, một sênh tiền, một tam, một tứ). Tất cả đồ tế lễ đặt trƣớc đền Trung – nơi thờ Dƣơng Tự Minh. Rƣớc cỗ xong là bắt đầu tế. Qua bài văn tế, hình ảnh vị thủ lĩnh phủ Phú Lƣơng hai lần làm phò mã khi xƣa đƣợc tái hiện rõ nét. Trong không khí thành kính, thiêng liêng, ngƣời dự hội đƣợc ngƣợc dòng thời gian để ôn lại những chiến công đánh giặc giữ nƣớc, tham gia dẹp nội
loạn chuyên quyền trong triều đình nhà Lý, phủ dụ dân chúng vùng biên giới của ngƣời anh hùng. Phần tế thƣờng kéo dài đến giờ ngọ.
Sau khi tế xong, trai đinh trong làng cùng khách phƣờng chạ ăn cỗ đại hạ tại đền. Riêng phần cỗ lễ sẽ đƣợc chia cho các chức dịch. Tùy chức cao, thấp mà nhận đƣợc cỗ lễ nhiều hay ít. Bữa cơm cộng cảm đã góp phần cố kết cộng đồng trong niềm tƣởng nhớ, tự hào về ngƣời anh hùng lịch sử.
Sau phần lễ là đến phần hội. Du khách sẽ thăm thú cảnh đẹp quanh đền, nghe kể các truyền thuyết xung quanh ngƣời anh hùng Dƣơng Tự Minh cùng hai ngƣời vợ của ông: Chiếc áo tàng hình, Sự tích ao Chuông Lăn, Tương truyền về giếng Dội, Sự tích hang Sữa, Tại sao gọi là sông Giang Tiên… Giọng kể chuyện trầm ấm, trữ tình mà hào hùng xen lẫn trong khói hƣơng nghi ngút, có sức vang đọng giữa đá phủ rêu phong và lá hoa nơi núi Đuổm. Việc kể lại các truyền thuyết có tác dụng khắc sâu thêm trong lòng ngƣời dân hình ảnh vị tƣớng tài của dân tộc. Giữa các câu chuyện là các bài hát, các bài thơ ngƣời đời sau viết về danh tƣớng Dƣơng Tự Minh.
Tiếp đó, du khách sẽ tham gia các trò chơi dân gian; thăm thú cảnh đẹp quanh Đền; nghe các làn điệu dân ca vùng Việt Bắc; các điệu múa đặc sắc của vùng Phú Lƣơng; thƣởng thức các món ăn đặc sản: Bánh chƣng Bờ Đậu; các loại bánh riêng có của vùng núi Đuổm nhƣ bánh dày xóm Hạ.
Các tiết mục đƣợc đông đảo du khách yêu thích nhất trong phần hội là đƣợc nghe các làn điệu dân ca ví lƣợn vùng Việt Bắc, các điệu múa của vùng Phú Lƣơng, thƣởng thức các đặc sản nơi đây nhƣ: bánh chƣng bờ Đậu, bánh dày xóm Hạ… Các trò chơi dân gian nơi đây mang đậm bản sắc vùng miền nhƣ tung còn, đấu vật, kéo co, tôm cua ốc ếch, bắn nỏ… Các trò chơi thể hiện sự tài hoa, khỏe khoắn, trong sáng của ngƣời dân miền núi.
3.3.1.2. Lễ hội đình ở Phú Bình – Thái Nguyên
Đình Hộ Lệnh thuộc xóm Trung, làng Hộ Lệnh, xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Đình Hộ Lệnh còn lƣu giữ đƣợc dấu ấn lịch sử thờ anh hùng dân tộc Dƣơng Tự Minh - thủ lĩnh phủ Phú Lƣơng và thờ các
hậu thần đƣợc ghi chép qua những tấm bia cổ. Lễ hội đình Hộ Lệnh đƣợc tổ