1.3.1. Chất lƣợng và chất lƣợng đào tạo nghề.
Chất lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi địa phương, các hệ thống kinh tế xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh thì chất lượng, chữ tín là chìa khoá và sự đảm bảo thắng lợi trong các cuộc cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường.
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo hiện nay cũng cạnh tranh gay gắt, thu hút người học và cung ứng sản phẩm sau đào tạo cho các thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
Có nhiều khái niệm về chất lượng. Sau đây là một số khái niệm có thể xem xét:
- Theo quan niệm của tổ chức kiểm tra chất lượng Châu âu: Chất lượng của sản phẩm là mức độ mà sản phẩm ấy đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.
- Theo J.Juran (Mỹ): Chất lượng là tiềm năng thoả mãn nhu cầu của thị trường với chi phí thấp nhất.
- Theo ISO 8402 - 86: Chất lượng của sản phẩm là tổng thể những đặc điểm, những đặc trưng của sản phẩm thể hiện được sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định và phù hợp với công cụ, tên gọi sản phẩm. - Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5814 - 94: Chất lượng là sự tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đối tượng có khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tại hội thảo “Nâng cao chất lượng đào tạo” - Đại học quốc gia Hà Nội, tác giả Lê Đức Ngọc cho rằng: Chất lượng đào tạo thể hiện chính qua năng lực của người được đào tạo sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Những năng lực đó gồm: Khối lượng, nội dung, trình độ kiến thức được đào tạo và kỹ năng thực hành, năng lực nhận thức, năng lực tư duy cùng những phẩm chất nhân văn được đào tạo.
Chúng tôi nhất trí với quan điểm của tác giả và cho rằng nội hàm của chất lượng đào tạo được thể hiện:
1. Hệ thống tri thức:
- Khối lượng tri thức được học. - Trình độ kiến thức.
- Nội dung kiến thức.
2. Trình độ nhận thức sau khoá học: - Biết. - Hiểu. - ứng dụng. - Phân tích. - Tổng hợp. - Đánh giá. - Chuyển giao. - Sáng tạo.
3. Về kỹ năng được đào tạo:
- Bắt chước. - Thao tác. - Phối hợp. - Tự động hoá.
4. Về năng lực tư duy:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Trình độ tư duy lôgic. - Trình độ tư duy hệ thống. - Trình độ tư duy trừu tượng.
5. Phẩm chất nhân văn:
- Khả năng hợp tác. - Khả năng thuyết phục. - Khả năng quản lý.
Có thể coi 5 tiêu chí trên thể hiện nội hàm của khái niệm chất lượng đào tạo, là mục tiêu mà các nhà trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam cần hướng tới.
Giáo dục đào tạo là một hoạt động xã hội có định hướng, có mục đích nhằm tạo ra các thế hệ lao động, có những phẩm chất, kỹ năng, năng lực cần thiết đáp ứng được những nhu cầu phát triển của xã hội. Giáo dục - đào tạo là một lĩnh vực xã hội đặc biệt, sản phẩm giáo dục đào tạo cung cấp cho xã hội là nhân cách con người.
Việc đánh giá chất lượng sản phẩm, chất lượng đào tạo là công việc rất khó khăn và phức tạp. Không thể chỉ đánh giá nó sau khi hoàn thành các công đoạn đào tạo (sau khi tốt nghiệp), mà phải đánh giá cả quá trình sau khi đào tạo, hoặc phải thông qua hiệu quả công việc mà họ đảm nhận sau khi ra trường.
Đối với chất lượng sản phẩm đào tạo trong cơ chế thị trường thì chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại và phát triển của nhà trường.
Trong nền kinh tế nhiều thành phần với mọi trình độ khác nhau, yêu cầu về chất lượng mỗi ngành, nghề, mỗi cơ sở cũng khác nhau nhưng điều đáng quan tâm là dẫu ở trình độ nào (cao hay thấp) thì cũng phải đạt chuẩn chất lượng mà khách hàng yêu cầu. Do đó nhiệm vụ quan trọng là phải xác định được chuẩn chất lượng cho mỗi ngành nghề, mỗi trình độ, cụ thể là xác định chuẩn chất lượng cho các bậc học, các ngành học khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong lĩnh vực dạy nghề cũng có các tiêu chí để đánh giá chất lượng đào tạo cụ thể đó là:
- Theo quan niệm chất lượng đầu ra:
Theo quan niệm chất lượng đầu ra - Sản phẩm của quá trình đào tạo, để đánh giá mức độ chất lượng của đào tạo nghề người ta dựa vào các tiêu chí sau:
+ Phẩm chất xã hội, nghề nghiệp (Đạo đức, ý thức, trách nhiệm). + Sức khoẻ.
+ Kiến thức, kỹ năng. + Năng lực hành nghề.
+ Khả năng thích ứng với thị trường lao động.
+ Năng lực nghiên cứu và khả năng phát triển nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp.
Các tiêu chí về kiến thức, kỹ năng, theo Bloom được phân loại thành các mức ở Bảng 1.
Mức chất lƣợng Kiến thức Kỹ năng
Biết Bắt trước
Trung bình Hiểu Hình thành kỹ năng ban đầu (theo chỉ dẫn)
Trung bình khá Vận dụng Hình thành kỹ năng cơ bản ( Độc lập) Khá Phân tích/ tổng hợp Liên kết, phối hợp kỹ năng
Tốt Đánh giá Hình thành kỹ xảo
Rất tốt Phát triển/ sáng tạo Phát triển/sáng tạo
Bảng 1 : Phân loại mức kiến thức, kỹ năng theo Bloom. - Theo Tổ chức Lao động quốc tế ILO.
Theo quan điểm xem xét chất lượng trên cơ sở các đầu vào của quá trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng, theo nguyên lý: Với điều kiện đầu vào tốt và đảm bảo cho quá trình đào tạo tốt sẽ tạo ra sản phẩm tốt. Tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo trường dạy nghề, theo ILO gồm có 9 nhóm theo Bảng 2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhóm tiêu chí Điểm tối đa
1. Các tiêu chí về tôn chỉ mục đích 25
2. Các tiêu chí về tổ chức quản lý 45
3. Các tiêu chí về chương trình đào tạo 135
4. Các tiêu chí về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên 85
5. Các tiêu chí về thư viện và học liệu 25
6. Các tiêu chí về tài chính 50
7. Các tiêu chí về khuôn viên và cơ sở hạ tầng 40 8. Các tiêu chí về xưởng thực hành, thiết bị vật tư 60
9. Các tiêu chí về dịch vụ học sinh 35
Tổng điểm 500
Bảng 2: Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề theo ILO.
Các tiêu chí được xem xét và đánh giá với các mức điểm khác nhau. Trường nào có mức điểm đánh giá càng cao thể hiện chất lượng đào tạo càng cao.
Sản phẩm trong quá trình đào tạo là sản phẩm đặc biệt. Với ý nghĩa rộng đó là nhân cách người lao động mà trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm đáp ứng được thị trường lao động. Sản phẩm này sẽ tạo ra mọi sản phẩm khác cho xã hội, nó luôn tự vận động, tự phát triển. Do vậy có thể nói đây là sản phẩm quý giá nhất trong mọi sản phẩm (Chất lượng đào tạo toàn diện trong nhà trường được đánh giá qua các mặt: Phẩm chất và năng lực của người học sinh, được biểu hiện qua mục tiêu đào tạo, kiến thức, kỹ năng và thái độ so với chuẩn quy định).