Tổng quan về tình hình thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thƣơng

Một phần của tài liệu thực trạng thanh toán quốc tế bằng l c tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 63)

Thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ và các yếu tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn phƣơng thức thanh toán của DN

Ngoài hoạt động chủ yếu là cho vay thì Vietinbank – CT còn có nhiều dịch vụ góp phần vào doanh thu cũng như lợi nhuận của ngân hàng, đặc biệt là TTQT. Hoạt động TTQT tại NH TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ chủ yếu sử dụng 3 phương thức: Chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ (L/C). Hoạt động TTQT không phải là hoạt động mang lại thu nhập cao nhất cho NH, tuy nhiên hoạt động TTQT có vị trí rất quan trọng trong lĩnh vực kinh tế ngoại thương, nó đóng vai trò trung gian thanh toán cho hoạt động XNK và còn tác động đến các hoạt động khác của NH như: tài trợ thương mại, tín dụng XNK, kinh doanh ngoại tệ,…và nó mang lại thu nhập nhất định cho NH mỗi năm. Bảng 4.1 sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn về sự biến động của các phương thức thanh toán quốc tế tại Vietinbank – CT.

Trang 49

Bảng 4.1 Tình hình TTQT tại VietinBank – CT giai đoạn 2011 –6 tháng đầu năm 2014

Đvt: 1000 USD

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp, 2014

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T2013 6T2014 Chênh lệch

2012/2011 2013/2012 6T2013/6T2014 Giá trị % Giá trị % Giá trị % L/C 13.849 7.323 5.977 3.020,176 4.276,225 (6.526) (47,12) (1.346) (18,38) 1.256,049 41,59 Nhờ thu 2.317,238 4.569,335 11.577 5.882 8.048 (18.609,903) (80,29) 7.007,665 153,36 2.166 36,82 Chuyển tiền 52.678 59.317 108.057 54.288 56.778 6.639 12,61 48.740 82,17 2.490 4,59 Tổng 89.706,238 71.209,335 125.611 63.190,176 69.102,225 (18.496,903) (20,62) 54.401,665 76,39 5.912,049 9,36

Trang 50

Qua bảng 4.1 ta có thể thấy giá trị thanh toán quốc tế liên tục tăng giảm qua các năm, năm 2012 giá trị TTQT tại Vietinabank – CT giảm 20,62% so với năm 2011, nhưng năm 2013 thì con số TTQT đạt gần 126 tỷ USD, tăng khoảng 76% so với cùng kì năm 2012. TTQT theo phương thức L/C và theo phương thức chuyển tiền có xu hướng hoàn trái ngược với nhau.

TTQT bằng L/C liên tục giảm trong giai đoạn 2011 – 6T2014, từ gần 14 triệu USD năm 2011 nhưng đến năm 2013 thì chỉ còn không tới một nữa. Trái lại với L/C thì phương thức chuyển tiền có giá trị tăng lên đáng kể. Năm 2011 thì con số giá trị TTQT bằng chuyển tiền chỉ ở mức 52 tỷ USD, nhưng đến năm 2013 thì con số này đã tăng lên gấp đôi.

Chúng ta có thể thấy rõ hơn tỷ trọng của các phương thức TTQT tại Vietinbank –CT qua hình 4.1

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp, 2014

Hình 4.1: Tỷ trọng TTQT theo từng phương thức của Vietinbank – CT giai đoạn 2011 – 6T2014

Năm 2011 đạt 15%, năm 2012 đạt 10%, năm 2013 đạt 5%, việc này chứng tỏ trong những năm 2011 – 2013 do cuộc khủng hoảng tài chính đã lắng xuống nên DN ưu tiên chọn những phương thức thanh toán khác như chuyển tiền. Vì DN luôn luôn ưu tiên những phương thức nào sử dụng thuận lợi, nhanh chóng, an toàn, chi phí thấp và phần lớn KH của VietinBank – CT xuất khẩu những mặt hàng chủ yếu như gạo và thủy sản sang thị trường truyền thống (thị trường Châu Âu và Châu Á) nên sự tin tưởng của hai bên XK và

Trang 51

NK là tương đối cao nên phương thức chuyển tiền và nhờ thu là lựa chọn tối ưu. Phương thức L/C có nhược điểm là thủ tục rườm rà, tốn nhiều thời gian trong thanh toán và rủi ro lớn nhất của phương thức này là chỉ dựa vào chữ ký trên hối phiếu để thanh toán nên đối với cả KH và NH đều có thể gặp trường hợp chứng từ giả, chữ ký giả làm thiệt hại cho cả hai bên. Nhưng đến 6T2014 thì tỷ lệ thanh toán bằng L/C tăng nhẹ, đạt 6% vì trong thời gian này một số DN đã mở rộng thị trường XK của mình nên thanh toán bằng L/C là lựa chọn an toàn nhất cho cả hai bên.

Song song đó, tỷ trọng phương thức nhờ thu tăng giảm không đồng đều, đặc biệt giai đoạn 2011 – 2012 phương thức này giảm mạnh từ 26% giảm xuống chỉ còn 7% (thấp hơn cả L/C). Có thể nói, NH đã sử dụng phương thức này như là một biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển, nó giúp sản phẩm của NH đa dạng, phong phú hơn. Trong phương thức này, NH chỉ đóng vai trò là trung gian thanh toán, không có nghĩa vụ cam kết phải trả tiền. Hình thức này chủ yếu được thực hiện tại NH là nhờ thu kèm chứng từ và nó cũng khá tốn kém chi phí, lại không đảm bảo an toàn nên đa số khách hàng chuyển sang phương thức khác. Do phương thức này có rủi ro lớn nên NH đã đề ra một số giải pháp về chất lượng dịch vụ để khắc phục những rủi ro của nghiệp vụ nhờ thu như cung cấp miễn phí các luật lệ ngoại thương, đối tác nước ngoài, những quy định thủ tục về nước mà KH đang hợp tác. Vì vậy nên tỷ trọng của phương thức này tăng từ 7% năm 2012 lên 9% năm 2013 và 12% 6T2014.

Trái ngược với L/C và nhờ thu thì phương thức chuyển tiền được lựa chọn nhiều nhất, luôn chiếm tỷ trọng trên 50% năm 2011 và đến năm 2013 thì lên đến 86%. Việc sử dụng phương thức này nhiều, điều này có thể nói lên uy tín của DN XNK Việt Nam với các đối tác nước ngoài ngày càng cao, sự tin cậy này giúp cho hoạt động giao thương của hai nước diễn ra nhanh chóng hơn và an toàn hơn. Ngoài ra trong giai đoạn này tình hình kinh tế ngày càng được khôi phục và thị trường XNK khá an toàn nên nhu cầu về phương thức tín dụng chứng từ bị giảm xuống và chuyển sang sử dụng phương thức chuyển tiền nhiều hơn.

Trước đây phương thức thanh toán bằng L/C là lựa chọn hàng đầu của các DN để thanh toán XNK, tuy nhiên hiện nay sự lựa chọn này tại Vietinbank – CT có xu hướng giảm, thay vào đó là phương thức chuyển tiền không ngừng tăng lên và là phương thức giữ vị trí quan trọng trong việc thanh toán XNK. Do điều kiện khách quan và các yếu tố chủ quan nên các DN đã có sự thay đổi trong việc lựa chọn phương thức thanh toán của mình, ngoài ra còn có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự quyết định của các DN, bên cạnh đó DN còn

Trang 52

căn cứ vào từng điều kiện và từng khách hàng cụ thể mà các DN có sự lựa chọn khác nhau, nhưng điểm chung của tất cả các DN là sẽ lựa chọn phương thức nào thuận lợi nhất cho việc mua bán của mình.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn phương thức thanh toán của DN:

Mức độ tín nhiệm lẫn nhau của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu: trong thương mại quốc tế thì mức độ tín nhiệm lẫn nhau của hai bên là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế, tùy theo mức độ tín nhiệm giữa hai bên mà các DN XNK sẽ lựa chọn các phương thức thanh toán khác nhau với mục đích cuối cùng của cả hai bên là đạt lợi nhuận cao nhất.

- Hai bên là đối tác mới của nhau: lần đầu trong buôn bán với nhau nên chưa hiểu rõ và tin tưởng lẫn nhau thì các DN thường hay lựa chọn phương thức L/C. Mặc dù phương thức này tốn nhiều thời gian, chi phí, thủ tục phức tạp nhưng đây lại là phương thức giúp cho các DN đảm bảo quyền lợi và hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh.

- Hai bên là đối tác lâu năm, truyền thống: có mối quan hệ buôn bán thường xuyên, có sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau thì các DN thường áp dụng các phương thức thanh toán có thủ tục và quy trình thanh toán đơn giản nhằm tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian giao dịch như phương thức thanh toán nhờ thu và chuyển tiền.

Loại hàng hóa xuất nhập khẩu: tùy theo từng loại hàng XNK mà các DN sẽ lựa chọn phương thức thanh toán khác nhau.

- Đối với những sản phẩm, hàng hóa khó tiêu thụ, hàng hóa mới bán lần đầu cần tìm kiếm thị trường mới thì các DN XK thường áp dụng các phương thức thanh toán thuận tiện cho đơn vị NK như phương thức trả chậm, phương thức chuyển tiền hay phương thức L/C. Khi thanh toán bằng các phương thức này thì nhà NK rất có lợi và họ sẽ quan tâm nhiều đến DN XK, vì vậy khi DN XK sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, tạo tính hấp dẫn cho người mua.

- Đối với hàng hóa là thực phẩm, nông sản mau hư hỏng thì khi ký kết hợp đồng các DN XNK thường hay thỏa thuạn với đối tác áp dụng phương thức thanh toán L/C để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng của hai bên XK và NK.

Mỗi phương thức TTQT đều mang lại cho nhà NK và nhà XK những lợi ích và rủi ro khác nhau, tùy thuộc vào mục đích của DN sẽ lựa chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Thông thường lợi ích và rủi ro luôn song hành với nhau: phương thức nào mang lại nhiều lợi ích thì phương thức đó

Trang 53

cũng mang lại cho DN nhiều rủi ro nhất. Ví dụ nếu xét trên khía cạnh thu hồi vốn nhanh hay chậm thì phương thức chuyển tiền mang lại cho DN CK nhiều lợi ích nhấ, vì khi thanh toán theo phương thức chuyển tiền do thời gian chuyển tiền ngắn nên doanh nghiệp XK có thể nhanh chóng nhận được tiền hàng. Tuy nhiên nếu xét trên khía cạnh rủi ro thì phương thức chuyển tiền lại là phương thức mang lại cho DN XK rủi ro lớn nhất. Trong trường hợp trả tiền sau thì nhà XK hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí và uy tín thanh toán của nhà NK, điều này dễ nảy sinh việc chiếm dụng vốn của người bán nếu như bên nhà NK cố tình dây dưa, kéo dài thời gian thanh toán.

Bảng 4.2 Tiêu chí lựa chọn phương thức TTQT của DN XNK

Nguồn: Tạp chí tài chính, 2013

Trong thời kỳ mở cửa hiện nay, các DN ở Cần Thơ không ngừng mở rộng thị trường của mình và tiềm kiếm, hợp tác với các đối tác mới nên các DN ưu tiên lựa chọn phương thức thanh toán bằng L/C để đảm bảo lợi ích cho cả hai bên và theo các DN XNK ở Cần Thơ thì đây là phương thức thanh toán an toàn nhất. Tuy vậy các DN cũng đã có những khách hàng truyền thống của mình nên các DN lựa chọn phương thức chuyển tiền hay nhờ thu để tiết kiệm thời gian và chi phí.

4.1.3 Thực trạng TTQT bằng L/C xuất khẩu và nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Vi ệt Nam – Chi nhánh Cần Thơ

Một phần của tài liệu thực trạng thanh toán quốc tế bằng l c tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)