II. Các giải pháp mang tính chiến lược để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dệt
4. Lựa chon kênh phân phối cho hàng dệtmay thâm nhập thị trường EU
Để cho “dòng chảy” hàng dệt may xuất khẩu sang EU luôn luôn thông suốt
và có lưu lượng ngày càng lớn, càng ổn định. Thì cùng với việc đẩy mạnh phát
triển sản xuất ngành dệt may và các hoạt động xúc tiến xuất khẩu các doanh
nghiệp dệt may phải lựa chọ được các kênh phân phối thích hợp để hàng dệt
may thâm nhập vào thị trường EU. Tuỳ theo từng loại sản phẩm và điều kiện của
các doanh nghiệp khác nhau mà có thể lựa chọn một trong hai hình thức phân phối
sau:
Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực kinh tế hạn chế và những sản phẩm mới chưa có được chỗ đứng trên thị trường EU thì các doanh nghiệp nên liên doanh liên kết với các Công ty EU để trở thành doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài hay thành Công ty con của các Công ty đó. Như vậy các
sản phẩm sẽ được sản xuất ra dựa trên những lợi thế về lao động, nguyên liệu,
nhà xưởng,… của doanh nghiệp, công phân phối dựa trên những ưu thế về kênh phân phối của các Công ty EU. Đây cũng là các hình thức mà các Công ty của
HongKong, Hàn Quốc áp dụng vào những năm của thập niên 90 và giành được
thành công rực rỡ. Cho đến nay hàng hoá của họ đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU.
Thứ hai, đối với các doanh nghiệp dệt may lớn, có tiềm lực kinh tế và những mặt hàng đã có chỗ đúng vững chắc trên thị trường EU. Các doanh
nghiệp có thể lựa chọn phương thức phân phối trực tiếp. Tức là các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vừa làm công tác sản xuất vùa làm công tác phân phối hàng hoá vào EU phương pháp này là phương pháp mà các Công ty trên thế giới đang áp dụng (Carry and cash). Tuy nhiên khi thực hiện phương pháp này ngoài
những điều kiện nêu ở trên về mặt hàng và khả năng của doanh nghiệp, nó vẫn
còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu thật kỹ các yếu tố khách quan,
chủ quan như mức độ cạnh tranh trong hệ thống phân phối, rào cản của lĩnh vực
phân phối, độ dài của các kênh phân phối… và phải nói rằng đây là phương
pháp mạo hiểm với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Nhưng nếu phương
vững trên thị trường EU và sẽ là phương pháp mang lại giá trị cao nhất cho hoạt
động xuất khẩu dệt may của Việt Nam.
5. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải liên doanh liên kết.
Thị trường EU mặc dù to lớn đến đâu đi chăng nữa thì nó cũng không phải
là thị trường vô tận để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tăng kim ngạch xuất
khẩu sang thị trường này chỉ bằng cách phát triển sản phẩm hay mở rộng thị trường. Cho đến nay một lúc nào đó thì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chỉ có thể tăng lên bằng cách dành dật được thị phần của đối thủ cạnh tranh. Để dành được thị phần của đối thủ cạnh tranh thì các doanh nghiệp dệt may Việt
Nam nói riêng và ngành dệt may nói chung phải có được năng lực cạnh tranh. Mà năng lực cạnh tranh của dệt may Việt Nam muốn có được thì phải thông qua con đường liên doanh liên kết.
Trong thực tế việc liên kết có thể được diễn ra theo nhiều xu hướng khác
nhau, nhiều chiều khác nhau. Vì vậy mà không nhất thiết phải phát triển tất cả
các hình thức liên kết. Nhưng nếu phát triển tốt được liên kết dệt và may thì nó sẽ có tác động to lớn vào việc bảo đảm tính chủ động việc nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp dệt - may Việt Nam
trên thị trường trong nước và ngoài nước.
Liên kết dệt may cho phép ngành dệt phát triển gắn sát với ngành may
hơn. Các nguyên liệu của ngành dệt đáp ứng tốt hơn nhu cầu của ngành may.
Đặc biệt là góp phần vào định hướng cho ngành dệt may Việt Nam chuyển dần
từ phương thức xuất khẩu CMT sang phương thức xuất khẩu FOB.
Liên kết dệt may cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm chi phí do
giảm bớt các khâu trung gian. Từ đó làm cho sản phẩm dệt may xuất khẩu có giá
trị cao hơn. Ngoài ra liên kết dệt may còn góp phần vào việc cung cấp vải sợi và phụ liệu xuất khẩu cho ngành may ổn định, chủ động cho may xuất khẩu. Điều này đã được thực tế chứng minh qua nhiều hợp đồng xuất khẩu đã không được
ký kết và chúng ta không chủ động được nguyên phụ liệu dẫn đến thời hạn thực
hiện hợp đồng không đảm bảo. Cuối cùng liên kết dệt - may tạo cơ hội cho
ngành dệt mở rộng thị trường có điều kiện phát triển để giành được lợi thế về
qui mô, giảm giá thành và tăng nhanh khối lượng xuất khẩu.
Thực tế đã khẳng định dù ở thị trường trong nước hay ngoài nước thì qui mô của các doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp dệt trong ngành dệt may cũng như vậy.
Qui mô của các doanh nghiệp dệt may có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp. Mà đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam ngoại
trừ các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam còn lại thì phần lớn
là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy để có thể cạnh tranh đặc biệt là cạnh
tranh trên thị trường khốc liệt như thị trường EU thì các doanh nghiệp dệt may
Việt Nam cần phải liên doanh lại với nhau. Việc liên doanh có thể làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp là vì:
Các doanh nghiệp có thể giảm bớt được các rủi ro khi thực hiện các hợp đồng như: cơ động nguyên liệu giữa các doanh nghiệp khi chưa chuẩn bị kịp
nguyên liệu, hoặc là nguyên liệu nhập khẩu bị trục trặc chưa về kịp.
Các doanh nghiệp có thể nhận các đơn đặt hàng với qui mô lớn hơn khả năng sản xuất của mình rất nhiều, đáp ứng được nhu cầu phong phú và đa dạng
của khách hàng…
Liên doanh còn đem lại cho các doanh nghiệp khả năng sử dụng nguyên liệu
một cách tối ưu hơn vì nhờ liên doanh mà có thể tập trung vào chuyên môn hoá. Tuy nhiên khi thực hiện liên doanh, liên kết các doanh nghiệp dệt may cần
phải lưu ý cải tiến bộ máy quản lý sao cho phù hợp với sự gia tăng qui mô và
đầu mối quan hệ của doanh nghiệp. Để tránh tình trạng yếu kém trong khâu
quản lý làm trở ngại và gây ảnh hưởng đến liên doanh liên kết. Ngoài ra, trong liên doanh, liên kết vẫn phải chú ý và tạo ra những nét độc đáo riêng có của sản
phẩm của doanh nghiệp mình để tránh tình trạng "hoà tan" vào các doanh nghiệp
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu những nội dung trọng tâm nhất, nổi bật nhất của cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu trong dệt may và thực trạng của hoạt đông xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU cho thấy:
Ngành dệt may với những đặc điểm về vốn, lao động cơ sở vật chất là phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay của đất nước ta như dân số đông và trẻ nhưng
chất lượng không cao, không đồng đều, khả năng đầu tư vốn là không lớn. Điều này đã được chứng tỏ bằng sự phát triển của ngành dệt may trong thời gian qua,
ngành dệt may là ngành có tốc độ tăng trưởng cao, tốc độ tăng tưởng gấp 2 –3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Kim ngạch xuất khẩu qua các năm không ngừng tăng, đưa ngành dệt may thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực nhất
của nước. Với mức đóng góp vào giá trị kim ngạch xuất khẩu của đất nước trong
những năm gần đây giao động từ 1 – 3,4 tỷ thì ngành dệt may đã vươn lên đứng
thứ 2 trong số các mặt hàng xuất chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh
những thành tựu đó của ngành dệt may thì chúng ta cũng còn thấy ngành này có những tồn tại cần được khắc phục, nếu không chúng sẽ là trở lực ngăn cản sự
phát triển của ngành này trong những năm tới như: sự mất cân đối giữa phát
triển của ngành này và phát triển của ngành dệt, nhân lực phục vụ cho ngành còn thiếu và yếu, hiệu suất ứng dụng máy móc trang thiết bị thấp lực lượng lao động
còn thiếu và yếu… hoạt động xuất khẩu sang EU tuy đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng vài ba năm trở lại đây có xu hướng giảm xuống. Hàng dệt
may của nước ta chưa thực sự có chỗ đứng trên thị trường này ngoài một số mặt
hàng truyền thống. Phương thức xuất khẩu chủ yếu là gia công và xuất khẩu
gián tiếp nên giá xuất khẩu không cao. Khả năng giao dịch và đàm phán còn
kém nên chưa tiếp xúc được trự tiếp với đối tác của thị trường này. khả năng chủ động trong hoạt động xuất khẩu là thấp hiện nay đang bị cạnh tranh gay gắt của đối thủ cạnh tranh.
Mặc dù đã có sự chững lại trong những năm gần đây nhưng kết quả
xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vì vậy mà kết quả xuất
khẩu sang thị trường EU nó có ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện mục tiêu
đã đề ra của ngành dệt may. Cho nên để những năm tới kết quả xuất khẩu
dệt may sang EU của các doanh nghiệp Việt Nam không những ảnh hưởng
tốt đến mục tiêu chung của ngành mà còn góp phần hoàn thành mục tiêu của ngành thì các doanh nghiệp cần phải áp dụng một số những giải pháp cơ bản về thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU đã nêu ở
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cuốn thâm nhập thị trường EU và những điều cần biết.
Chủ biên : PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân. NXB Thống kê 2004. Cuốn thị trường Việt Nam thời kỳ hội nhập AFTA.
NXB tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
Cuốn Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường châu Âu.
PGS.TS. Vũ Chí Lộc NXB lý luận chính trị.
Cuốn thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam .
Chủ biên PGS.TS. Trần Chí Thành NXB lao động xã hội 2002.
Cuốn Chính sách công nghiệp và thương mại của Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập.
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) - Trường đại học Kinh tế quốc
dân (NEU) NXB Thanh hoá 2004. Tạp chí nghiên cứu kinh tế năm 2004.
Tạp chí thương mại năm 2004.
Tạp chí thương nghiệp – thị trường năm 2004.
Trang web http:// www.mot.gov.vn Trang web http:// www.vntextile.com
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU... 1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU... 2
HÀNG DỆT MAY.... 2
I. Khái niệm, tính tất yếu của việc thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may... 2
1. Khái niệm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may... 2
2. Tính tất yếu của việc thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may... 3
II. Thị trường EU đối với hàng dệt may Việt Nam... 4
1. Những điều cần lưu ý với thị trường EU... 4
2. Vai trò của thị trường EU đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam... 4
III. Thuận lợi và khó khăn cho thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam... 6
1. Thuận lợi cho thúc đẩy xuất khẩu... 6
1.1. Lợi thế về yếu tố con người... 6
1.2. Lợi thế về điều kiện tự nhiên... 7
1.3. Những lợi thế về truyền thống... 7
1.4. Ngành dệt may là một trong những ngành được xây dựng chiến lược phát triển... 7
1.5 Thị trường ngày càng được mở rộng... 8
2. Những khó khăn cho xuất khẩu của ngành dệt may nước ta... 8
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT - MAY VÀO EU CỦA VIỆT NAM.... 11
I. Khái quát hoạt động xuất khẩu hàng dệt - may... 11
II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU... 13
1. Thực trạng phát triển quan hệ xuất nhập khẩu hàng dệt - may Việt Nam - EU. 13 2. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU. ... 13
3. Phương thức xuất khẩu chủ yếu của ngành dệt may vào EU. ... 16
4. Nguyên nhân của những tồn tại trong xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU………15
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG EU.... 19
I. Những giải pháp nâng cao hiêụ quả xuất khẩu hàng dệt may vào EU... 19
1. Đối với nhà nước:... 19
2. Đối với các doanh nghiệp dệt may... 19
II. Các giải pháp mang tính chiến lược để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dệt may vào thị trường EU... 20
1. Phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ cho ngành dệt may... 20
2. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành dệt may... 21
3. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu cho hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU... 22
4. Lựa chon kênh phân phối cho hàng dệt may thâm nhập thị trường EU. 23 5. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải liên doanh liên kết... 24
KẾT LUẬN... 26