Phân tích vốn huy động theo đối tƣợng huy động

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt sở giao dịch hậu giang (Trang 60)

Trong nền kinh tế có rất nhiều thành phần kinh tế khác nhau, mỗi thành phần mỗi đối tƣợng khác nhau sẽ có nhu cầu và nguồn vốn khác nhau. Hiểu đƣợc vấn đề này, Ngân hàng đã đƣa ra nhiều sản phẩm huy động cho các đối tƣợng khách hàng khác nhau để hợp tác, đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng.

Phân tích vốn huy động theo đối tƣợng huy động bao gồm 3 khoản mục chính là tiền gửi từ dân cƣ, tiền gửi từ TCKT và tiền gửi từ TCTD khác.

Trong tổng VHĐ phân theo đối tƣợng huy động thì VHĐ từ dân cƣ luôn chiếm tỷ trọng trên 50%, tiếp theo là nguồn huy động từ các TCKT với khoảng 42 - 49% và huy động vốn từ các TCTD khác với tỷ trọng không đáng kể qua các năm.

61

Nguồn: Phòng kế toán – Ngân quỹ của LienVietPostBank Sở Giao Dịch– Hậu Giang, 2010 – 6T ĐN 2013

Hình 4.3: Vốn huy động theo đối tƣợng huy động của LienVietPostBank SGD Hậu Giang, 2010 – 6T 2013

Tiền gửi của dân cƣ

Tiền gửi dân cƣ luôn đóng một vai trò rất quan trọng vào việc tăng trƣởng nguồn vốn của ngân hàng và thƣờng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Tiền gửi của dân cƣ tăng liên tục qua các năm, cụ thể năm 2010 là 119.957 triệu đồng sang năm 2011 con số này đạt 130.154 triệu đồng, tăng 8,5 % so với 2010, và đạt 156.719 triệu đồng trong năm 2012, tăng 26.565 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 20,41 % so với năm 2012 và có xu hƣớng tiếp tục tăng, cụ thể là 6 tháng đầu năm 2013 nguồn tiền gửi này đã tăng 77,86% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do trong các năm qua Ngân hàng đã mở rộng hệ thống mạng lƣới giao dịch và liên tục cải tiến dịch vụ khách hàng. Công tác phát triển sản phẩm, chính sách chăm sóc khách hàng đƣợc quan tâm đầu tƣ thích đáng, góp phần duy trì ổn định và phát triển nguồn vốn, phục vụ tốt cho nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng. Đặc biệt là trong 6 tháng 2013 Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang đã tổ chức nhiều chƣơng trình ƣu đãi nhằm thu hút khách hàng nhƣ: Chƣơng trình “Ngân hàng xanh - giao dịch mọi lúc, trúng thƣởng mọi nơi”, với nhiều phần quà hấp dẫn nhƣ máy tính bảng, điện thoại Samsung Galaxy S2,…

119,957 130,154 156,719 80,155 142,565 90,277 126,693 137,743 53170 12846 125 618 618 1 2 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2012

Tiền gửi của dân cƣ Tiền gửi của TCKT Tiền gửi của TCTD khác Triệu đồng

62

Ngoài ra, từ năm 2010 đến nay đã có những tín hiệu khả quan hơn về sự phát triển của nền kinh tế và đời sống của ngƣời dân, lƣợng tiền nhàn rỗi tăng lên đồng thời ngƣời dân dần dần đã có thói quen gửi tiết kiệm đối với những khoản tiền chƣa có nhu cầu sử dụng. Nắm bắt đƣợc nhu cầu của dân cƣ, Ngân hàng luôn có những chính sách, sản phẩm phù hợp đặc biệt là chính sách lãi suất linh hoạt cũng nhƣ việc tuyên truyền phổ biến sản phẩm huy động vốn của mình để tác động đến thói quen, thị hiếu đầu tƣ của dân cƣ, từ đó khai thác đƣợc nguồn vốn tiềm năng từ đối tƣợng này và dần tạo đƣợc niềm tin và mối quan hệ tốt với KH.

Nguồn vốn này đã mang lại sự ổn định, bền vững cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì thế sự tăng hay giảm của nguồn vốn này tác động không nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng và góp phần tăng đáng kể khả năng cấp tín dụng ngắn hạn, dài hạn, góp phần mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng.

Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Nguồn tiền gửi của TCKT cũng chiếm một vị trí khá quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp, tạo điều kiện cho Ngân hàng giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Nguồn vốn huy động từ đối tƣợng này chiếm tỷ trọng thứ hai sau nguồn vốn từ dân cƣ, chiếm khoảng 43- 49 % trong tổng vốn huy động. Qua bảng số liệu thì ta thấy lƣợng vốn mà đối tƣợng này đóng góp vào nguồn huy động của Ngân hàng tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2011 tăng 36.416 triệu đồng, tăng 40,34 % so với năm 2010 và sang năm 2012 đạt 137.743 triệu đồng, tăng 8,72 % so với 2011. Nguyên nhân là do những năm gần đây nền kinh tế của Tỉnh Hậu Giang có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, nhiều công ty, doanh nghiệp tƣ nhân ra đời và hoạt động rất có hiệu quả, các tổ chức kinh tế trên địa bàn và các vùng lân cận dần lấy lại thế ổn định, việc trao đổi hàng hóa, sản xuất kinh doanh đã dần lấy lại nhịp vì thế mà nhu cầu thanh toán qua Ngân hàng đã tăng trở lại.

Đồng thời NH TMCP Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang có chiến lƣợc marketing đến tận khách hàng, có chính sách ƣu đãi đến tận nơi thu tiền nếu là khách hàng lớn của Ngân hàng và những khách hàng thƣờng xuyên giao dịch với Ngân hàng. Đồng thời do Ngân hàng có mối quan hệ tốt với các công ty, xí nghiệp trên địa bàn nên thu hút đƣợc lƣợng tiền khá lớn từ các đơn vị này. Vì vậy mà lƣợng tiền này tăng lên nhanh chóng. Nhƣng nguồn vốn này lại có xu hƣớng giảm trong năm 2013, thể hiện rõ ở 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm 75,84 % so với 6 tháng 2012. Nguyên nhân là do tiền gửi của dân cƣ tại Ngân hàng tăng

63

mạnh, chỉ tiêu này đạt 142.565 triệu đồng, chiếm 91,73% trong tổng vốn huy động, lãi suất tiền gửi VND thực dƣơng, tỷ giá đƣợc giữ ổn định, lãi suất tiền gửi ngoại tệ thấp hơn VND, là nguyên nhân khiến ngƣời dân tăng gửi tiền vào Ngân hàng nhiều hơn các TCKT.

Ngoài ra do bối cảnh khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nguồn vốn doanh nghiệp bị hạn chế và gắn với thực trạng lƣợng hàng tồn kho tăng cao dẫn đến tiền gửi của các TCKT giảm. Thực trạng này cho thấy lƣợng vốn lớn với chi phí hợp lý từ các công ty, doanh nghiệp gửi tại Ngân hàng có chiều hƣớng giảm đi. Nguyên nhân là vì tiền gửi nội tệ của các TCKT tại Ngân hàng là các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, với chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tiền gửi này thƣờng là tiền gửi giao dịch hoặc có kỳ hạn ngắn, hƣởng lãi suất thấp vì các doanh nghiệp có tốc độ quay vòng vốn khá nhanh. Nguồn vốn từ các TCKT giảm sẽ không có lợi đối với Ngân hàng, vì nếu Ngân hàng huy động đƣợc nhiều để cho vay và đầu tƣ thì không những kéo dài đƣợc chênh lệch lãi suất hai đầu mà còn giảm đƣợc chi phí vốn bình quân, tăng lợi nhuận.

Tiền gửi của tổ chức tín dụng khác

Bên cạnh các nguồn tiền trên thì SGD Hậu Giang còn huy động từ nguồn tiền của các TCTD, đây là nguồn tiền có tính ổn định không cao và không thƣờng xuyên trong suốt các thời kì hoạt động trong năm của SGD. Vì đây là nguồn tiền gửi chủ yếu nhằm mục đích thanh toán và chi trả dƣới hình thức ngân hàng đại lý và dịch vụ tƣơng ứng. Qua bảng số liệu ta thấy năm 2011 tiền gửi của tổ chức tín dụng tăng 493 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 394,4 % so với năm 2010, nhƣng lại không đổi ở năm 2012 và có dấu hiệu giảm ở năm 2013, qua số liệu cho thấy 6 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt 2 triệu đồng. Nguồn vốn này tuy chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn nhƣng lại không ổn định tăng giảm qua các năm. Vì vậy Ngân hàng luôn phải có kế hoạch rất thận trọng trong việc sử dụng nguồn này, đồng thời phải có chiến lƣợc phát triển các hoạt động dịch vụ tài chính để thu hút ổn định nguồn vốn này.

64

Bảng 4.3: Vốn huy động theo đối tƣợng huy động của LienVietPostBank SGD HG từ 2010 – 6T ĐN 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế toán – Ngân quỹ của LienVietPostBank SGD - HG, năm 2010 – 6T ĐN 2013

CHỈ TIÊU NĂM 6 THÁNG ĐẦU

NĂM 2011/2010 2012/2011

6T ĐN 2013/6T ĐN 2012

2010 2011 2012 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.Tiền gửi của dân cƣ 119.957 130.154 156.719 80.155 142.565 10.197 8,5 26.565 20,41 62.410 77,86 2.Tiền gửi của TCKT 90.277 126.693 137.743 53.170 12.846 36.416 40,34 11.050 8,72 (40.324) (75,84)

3.Tiền gửi của TCTD khác 125 618 618 1 2 493 394,4 0 0 1 100

65

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt sở giao dịch hậu giang (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)