7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu
4.2.2 Cách xử lý nƣớc dùng trong sinh hoạt
Nhƣ đã tìm hiểu ở mục 4.2.1 nguồn nƣớc khai thác trong sinh hoạt của ngƣời dân là nƣớc sông và nƣớc giếng khoan. Trƣớc khi đƣa vào sử dụng trong sinh hoạt ngƣời dân áp dụng các biện pháp xử lí tại nhà và các biện pháp xử lí là sử dụng phèn, thuốc xử lí, cách khác,… sẽ đƣợc trình bày bày trong bảng 4.9
41
Bảng 4.9 Cách xử lý nƣớc dùng trong sinh hoạt của ngƣời dân Kế Sách năm 2013
Cách xử lí Số hộ Tỷ trọng (%) Không xử lí 1 0,8 Phèn 44 35,2 Thuốc xử lí 70 56,0 Cách khác 10 8,0 Tổng 125 100,0
Nguồn: kết quả thu thập số liệu, 2013
Đa số các hộ gia đình đều xử lí nƣớc sinh hoạt trƣớc khi dùng bằng phƣơng pháp sử dụng thuốc xử lí với 70/125 quan sát chiếm 56%. Phƣơng pháp xử lí bằng phèn có 44/125 hộ gia đình sử dụng đạt 35,2%. Có 10/125 hộ gia đình sử dụng phƣơng pháp khác để xử lí nƣớc sinh hoạt chiếm 8%, và qua quá trình phỏng vấn trực tiếp tác giả ghi nhận tất cả các phƣơng pháp khác là sử dụng bồn lọc tự xây dựng trên cao để tạo nguồn nƣớc sạch cung cấp cho sinh hoạt cho cả gia đình. Tuy nhiên, sử dụng cách này rất tốn kém chi phí xây dựng ban đầu, chỉ những hộ có thu nhập khá cao mới có thể sử dựng. Bên cạnh đó là những hộ không xử lí nƣớc khi sử dụng chiếm tỉ lệ rất thấp với tần suất 1/125 quan sát chiếm 0,8% trên tổng số quan sát.
4.2.2 Cách xử lý chất thải rắn và nƣớc thải trong sinh hoạt và sản xuất
4.2.2.1 Cách xử lý chất thải rắn
Chất thải rắn trong sinh hoạt và sản xuất hàng ngày chiếm khối lƣợng rất lớn từ các hoạt động sinh hoạt, chăn nuôi, và các hoạt động sản xuất nông nghiệp… gây ảnh hƣởng tới sức khỏe ngƣời dân.
Bảng 4.10 Cách xử lý chất thải rắn của ngƣời dân Kế Sách năm 2013
Cách xử lí Số hộ Tỷ trọng (%) Đổ xuống kênh rạch 58 46,4 Đổ trên mặt đất 40 32,0 Chôn xuống đất 21 16,8 Đốt 6 4,8 Tổng 125 100,0
42
Nguồn: kết quả thu thập số liệu, 2013
Qua bảng 4.10 ta thấy có bốn cách thức ngƣời dân xử lí rác thải sinh hoạt và sản xuất là đổ xuống kênh rạch, đổ tràn trên mặt đất, chôn xuống đất và đốt. Cụ thể là đổ xuống kênh rạch với 58/125 quan sát chiếm 46,4%, đây là cách xử lí chiếm tỷ trọng cao trong tất cả bốn cách xử lí. Đa số các hộ dân sử dụng cách này vì nó nhanh chống, không tốn thời gian qua đó cho thấy ý thức ngƣời dân còn thấp và không quan tâm đến ô nhiễm môi trƣờng. Cho đổ tràn trên mặt đất chiếm tới 32% với tần suất 40/125 quan sát. Một số hộ dân dùng biện pháp chôn xuống đất để xứ lí chất thải rắn của chính gia đình mình là 16,8% với 21/125 quan sát. Một số ít gia đình dùng biện pháp để tập trung lại và đốt đạt tỉ lệ 4,8% chiếm 6/125 quan sát.
4.2.2.2 Cách xử lí nước thải trong sinh hoạt và sản xuất
Nƣớc thải trong sinh hoạt và sản xuất hàng ngày của các hộ dân trong huyện rất nhiều. Qua quá trình phỏng vấn và tìm hiểu thực tế trong vùng thì nƣớc thải trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày nhƣ giặt giũ, nấu ăn, tắm gội,… Các hoạt động mua bán và nƣớc thải trong hoạt động sản xuất nhƣ chăn nuôi heo, bò, vịt,… lƣợng nƣớc này đƣợc thải ra hàng ngày với khối lƣợng lớn. Song do địa bàn nghiên cứu là ở nông thôn nên vẫn chƣa có hệ thống xử lí và thoát nƣớc hợp tiêu chuẩn. Vì vậy, hàng ngày lƣợng nƣớc đƣợc thải ra môi trƣờng với hai cách chính là cho đổ tràn trên mặt đất và thải trực tiếp xuống sông. Các số liệu cụ thể đƣợc trình bày cụ thể trong bảng sau.
Bảng 4.11 Cách xử lí nƣớc thải trong sinh hoạt của ngƣời dân Kế Sách năm 2013
Cách xử lí Số hộ Tỷ trọng (%) Đổ xuống sông 91 72,8 Đổ tràn trên mặt đất 34 27,2 Tổng 125 100,0
Nguồn: kết quả thu thập số liệu, 2013
Dựa vào bảng trên ta có thể thấy đa số các hộ gia đình đổ nƣớc thải xuống sông với 91/125 quan sát chiếm 72,8%. Còn lại 27,2% các hộ gia đình cho đổ tràn trên mặt đất với tần suất 34/125 quan sát.