Những nghiên cứu ứng dụng tỏi, hành trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng nông nghiệp

Một phần của tài liệu Hiệu lực phòng trừ bọ nhảy (phyllotrera striolata fabricius) của chế phẩm từ cây gia vị (Trang 28 - 30)

trồng nông nghiệp

Fitoncid là sản phẩm của thực vật bậc thấp và bậc cao như tinh dầu, nhựa cây, andehit, ceton, fenon, tanin, ancaloid, đường..., có tính kháng sinh mạnh ở tỏi, hành, củ cải ngựa (Cochlearia armorasia), Bạch giới Sinapas, Safas (Hippophae rhamnoides).

Fitocid của tỏi, hành dùng để phòng trừ hiệu quả một số bệnh ở cải bắp, bệnh ung thư do vi khuẩn ở cà chua, thối nâu và Fusarium ở bắp, bệnh ung thư rễ do vi khuẩn ở cây ăn quả, ...

Từ lâu, tỏi đã được sử dụng như là một phần cho chiến lược “trồng xen” và theo các tài liệu lịch sử, các thầy tu đã trồng tỏi cạnh các cây trồng khác để bảo vệ cây trồng chống sâu hại lại gần.

Trong kho cất giữ hoa quả, khoai tây..., nếu để chung với hành, tỏi có tác dụng hạn chế được nhiều loại nấm phát triển. Trên đồng ruộng, gieo trồng xen canh hành tỏi với một số hoa màu khác như khoai tây, cà chua, bắp cải... cũng có hiệu lực trừ các bệnh mốc sương, ung thư xoăn lá... [18].

Thực tế cho thấy, các chất ở cây tỏi có mùi mạnh đến mức có tác dụng xua đuổi ốc. Gần đây, hai nhà khoa học Gordon Port và Ingo Schueder thuộc Trường Đại học Newcastle đã làm thí nghiệm dùng nước tỏi đậm đặc để diệt sâu với kết quả tốt. Theo tiến sĩ Gordon, cần phải thực hiện một loạt thí nghiệm nữa trước khi sử dụng nước tỏi làm thuốc trừ sâu trên diện rộng. Tuy nhiên, những người có vài ba luống rau quanh nhà có thể giã tỏi, lấy dung dịch này phun có thể trừ sâu có hiệu quả mà không sợ bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe . sử dụng tỏi chế thuốc trừ sâu sinh học [15].

Dựa vào các đặc tính xua đuổi và khả năng kháng khuẩn của tỏi, hành,…các nhà khoa học đã bước đầu có những nghiên cứu tạo các chế phẩm thảo mộc từ các loài cây gia vị này.

Một loại thuốc tỏi dạng viên đã được tạo ra là kết quả nghiên cứu kéo dài 4 năm, do Bộ Nông nghiệp Mỹ tài trợ. Nông dân sử dụng bằng cách hòa tan một viên với nước rồi ngâm hạt giống gieo trồng trên 0,4 ha vào dung dịch. Viên tỏi là một dạng thuốc trừ sâu sinh học. Tỷ lệ mọc mầm của hạt được xử lý bằng tỏi là 95-100%, so với hạt không qua xử lý. Cây mầm cũng khỏe mạnh hơn, không nhiễm bệnh. Với giá thành mỗi viên chưa tới một cent (một phần trăm đô la) [28].

Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm về 9 loại chất diệt trừ loài động vật thân mềm (các chất diệt ốc và ốc sên) do các nhà sinh vật học của Trường đại học Newcastle thực hiện, cho thấy, sản phẩm tỏi tinh chế (có tên ECOguard, do hãng ECOspray Ltd. Sản xuất) là chất có tác dụng diệt ốc sên hiệu quả nhất.

Các nhà khoa học Ingo Schuer và Gordon Port thuộc Trường Sinh học, Đại học Newcaster, cho rằng, tỏi có thể có tác động bất lợi đối với hệ thần kinh của sinh vật. Theo tiến sĩ Gordon Port, cho biết “ốc và ốc sên sẽ tiết ra quá nhiều chất nhầy và dường như chúng bị chết khô” [25].

Ở Việt Nam, kinh nghiệm của nhiều bà con nông dân các vùng trồng rau lấy tỏi giã nhỏ, hòa với nước rồi đem phun có tác dụng xua đuổi và diệt trừ ốc sên rất tốt mà không gây độc hại. [15].

Như vậy, việc nghiên cứu ứng dụng các tính năng kháng khuẩn và phòng trừ sâu bệnh của các cây gia vị như tỏi, hành, ớt,… ở trên thế giới đang rất ít. Đặc biệt ở Việt Nam, nghiên cứu sử dụng tỏi phòng trừ sâu bệnh nói chung và phòng trừ bọ nhảy nói riêng hầu như là một lĩnh vực rất mới. Hầu hết chỉ mới bộc phát từ kinh nghiệm của bà con nông dân chứ chưa có một nghiên cứu cụ thể. Vấn đề này đặt ra một thử thách mới cho các nhà khoa học.

Chương 2

Một phần của tài liệu Hiệu lực phòng trừ bọ nhảy (phyllotrera striolata fabricius) của chế phẩm từ cây gia vị (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w