Đối với những heo mắc bệnh viêm phế quản đơn giản thì giảm tăng trọng hằng ngày là 6gram còn đối với heo mắc bệnh viêm phế quản phức tạp thì mức giảm tăng trọng là 38gram/ngày (Christensen and Mousing, 1994).
Nhiều đàn heo ở đan mạch khi khảo sát tại lò mổ bị bệnh viêm màng phổi mãn tính có liên quan đến Actinobacillus pleuropneumoniae (Chiristensen et al, 1981), (Mousing et al, 1989).
Rối loạn hô hấp gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi heo công nghiệp (Kliebenstein et al, 1982-1983).
Mười phần trăm bệnh tích trên phổi làm giảm 37g tăng trọng hằng ngày (Straw et al, 1989).
15
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phƣơng tiện
3.1.1 Thời gian – địa điểm
Đề tài được thực hiện tại lò mổ tập trung Tập Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Từ ngày 10/8/2013– 30/11/2013.
3.1.2 Dụng cụ - đối tượng nghiên cứu
Găng tay nhựa, khẩu trang, dao, thước đo, máy ảnh, bút chì, sổ ghi chép. Gan heo, phổi heo vừa mới giết mổ.
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Quan sát và ghi nhận tại lò mổ: địa điểm xây dựng, cách bố trí, quy trình giết mổ và khảo sát bệnh tích đại thể trên gan, phổi.
Quan sát heo còn sống và đánh dấu vào những heo có triệu chứng . Thở khó há miệng thở, thở bụng và thở giật, chảy nước mũi.
Ho.
Dịch tiết ở mắt.
Da có điểm hay đốm xuất huyết. Thể trạng gầy.
3.2.1 Khảo sát bệnh tích đại thể trên phổi
Quan sát và mô tả những thay đổi về hình dáng thể chất, màu sắc của phổi, màng phổi.
Dùng tay sờ nắn vùng phổi có bệnh tích để nhận định độ đàn hồi, cứng, mềm, lồi, lõm của vùng bệnh tích so với vùng bình thường ở xung quanh.
Dùng dao bén rạch xuyên vào vùng phổi có bệnh tích, quan sát mặt cắt, dùng tay bóp mặt cắt xem tính chất của dịch thể thoát ra từ vết cắt dưới dạng nước, bọt màu hồng, dịch nhày hoặc mủ máu.
16
Tỷ lệ từng loại bệnh tích trên phổi (%) = x 100
3.2.2 Khảo sát bệnh tích trên gan
Quan sát phân loại bệnh tích qua những biểu hiện bất thường về hình dáng, màu sắc, kích thước, thể chất, vị trí và mức độ lan rộng của bệnh.
Quan sát kỹ những vùng gan có bệnh tích. Vị trí xuất hiện, hình dạng, màu sắc. Dùng tay sờ nắn chỗ có bệnh tích để đánh giá độ cứng, mềm, đàn hồi.
Sau đó chụp hình đại thể những bệnh tích điển hình.
Tỷ lệ gan có bệnh tích (%) = x 100
17
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả khảo sát và đánh giá quy trình giết mổ.
Trong thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành: Khảo sát quy trình giết mổ tại lò mổ
Khảo sát bệnh tích đại thể trên 685 gan và phổi heo.
4.1.1 Địa điểm
Tại lò mổ tập trung Tập Sơn, xã Tập Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
4.1.2 Bố trí và quy trình giết mổ của lò mổ
Lò mổ gồm có 6 khu vực chính như sau:
Khu nuôi nhốt: gồm 36 ô chuồng, mỗi ô có diện tích 9m2, nhốt tối đa 15 con heo. Khu giết mổ gồm 4 chảo trụng lông đun bằng ga, có khu vực giật điện được bố trí xen kẻ giữa 4 chảo trụng và sử dụng nước các van để dội rửa trong lúc giết mổ, lò được trang bị 1 bình kẹp điện gây choáng cho heo với hiệu điện thế 60V và 2 giàn mổ đảm bảo khi treo heo cách mặt sàn ít nhất là 0,3m.
Khu luộc huyết gồm 4 dãy, mỗi dãy gồm 8 nồi. Khu làm lòng gồm 3 dãy, mỗi dãy có 12 ô làm lòng.
Công suất giết mổ tại lò vào những ngày thường là 40-45 con/ngày, thời gian giết mổ từ 1 giờ khuya đến 4h30 sáng.
Khu xẻ thịt gồm 2 dãy mỗi dãy có 7 ô xẻ thịt. Khu vực quản lý của cán bộ thú y
Cách trữ heo: heo nhập vào buổi sáng được cho nghỉ ngơi, tắm rửa chờ đến giờ giết mổ. mỗi chủ heo sẽ có 1 ô nhốt riêng biệt nhưng vì các ô nằm cạnh nhau nên khả năng lây bệnh thú bệnh sang thú khỏe là rất cao cũng như tồn lưu mầm bệnh trong chuồng gây lây nhiễm cho lần nhốt sau. Heo mệt yếu sẽ được giết mổ sớm, có khi giết vào buổi sáng.
Quy trình giết mổ
Làm choáng heo bằng điện hạ thế 60v. Chọc tiết
18
Chọc mạnh vào vị trí phía trên xương ức – lõm hầu, lưỡi dao chệch với yết hầu một góc 35o - 45o và xoáy mạnh nhằm làm đứt động mạch nhưng chú ý không đâm dao thẳng vào tim, dùng chân nén vào thành bụng, thành ngực để tăng lượng máu chảy ra và lấy hết máu của heo.
Cạo lông.
Cho heo vào chảo nước sôi lớn trong 5 phút rồi tiến hành cạo lông. Sau đó rửa sạch, cắt đầu heo để trên sàn và treo thân lên giá để chuẩn bị mổ.
Mổ heo
Heo được treo lên giá.
Mổ bụng: dùng dao mổ một đường từ giữa hậu môn đến giữa xương ức, lấy nội tạng ra: tim, phổi, gan, dạ dày…và chuyển qua các dãy làm lòng.
Thân thịt của heo được chia thành 2 phần theo đường sống lưng hoặc theo yêu cầu của người mua, sau khi làm xong heo được rửa sạch.
Kiểm tra và lăn dấu kiểm dịch của Thú Y. Cán bộ thú y kiểm tra và đóng dấu
19
Hình 1: Sơ đồ hiện trạng lò mổ Tạp Sơn
Khu giết mổ
Khu vực nuôi nhốt gia súc
Khu xẻ thịt
Phòng quản lý thú y
Khu luộc huyết
Khu làm lòng
20
Hình 2: Khu nuôi nhốt gia súc
21
Hình 4: Khu luộc huyết
22
4.2 Nhận xét
Công nhân làm việc tại lò mổ khoảng 20 người chủ yếu là lao động tại địa phương, không được trang bị quần áo bảo hộ lao động, hầu hết tự học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, không qua các khóa đào tạo về giết mổ, không được phổ cập các kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn trong lao động.
Việc giết mổ được thực hiện trên giá treo, quầy thịt được để trên bàn có bọc lớp inox. Quy trình giết mổ vẫn còn thủ công.
Mặt bằng tổng thể lò giết mổ đủ rộng để bố trí đầy đủ các khu vực: văn phòng làm việc, khu giết mổ, chuồng cách ly thú bệnh và các công trình phụ. Nhìn chung đảm bảo được yêu cầu cơ bản về tiêu chuẩn lò mổ.
Chất đốt chủ yếu là ga do đó khi vận hành không gây ô nhiễm xung quanh. Hố sát trùng ở cổng ra vào thường xuyên thay dung dịch sát trùng.
Tình trạng công nhân pha lóc thịt ngay trên sàn thay vì thực hiện bằng giàn móc treo đã được trang bị xảy ra thường xuyên, việc này có thể vấy nhiễm vi sinh vào thịt gây ngộ độc cho người tiêu dùng.
Phương tiện vận chuyển: bằng xe tải (loại 550kg, 1 tấn, 1.5 tấn,…) và xe máy. Thịt được treo lên móc trong thùng xe tải hoặc đặt trực tiếp lên yên xe máy.
Nội tạng được chứa trong bao nylon hoặc cần xé sau đó được vận chuyển đến chợ. Vệ sinh thùng xe: xe được rửa bằng nước trước khi cho thịt lên, không dùng dung dịch sát trùng để vệ sinh thùng xe vì vậy thân thịt dễ bị vấy nhiễm vi sinh.
4.3 Kết quả khảo sát bệnh tích trên phổi heo
Qua thời gian thực hiện đề tài chúng tôi tiến hành khảo sát bệnh tích trên phổi heo tại lò giết mổ tập trung Tập Sơn, chúng tôi khảo sát được 685 mẫu phổi, trong đó có 498 mẫu mang bệnh tích, chiếm tỷ lệ là 72,70%. 187 mẫu không mang bệnh tích, chiếm tỷ lệ 27,30%.
Bảng 1 Tỷ lệ bệnh tích trên phổi heo khảo sát
Số phổi khảo sát Số phổi mang bệnh tích Số phổi không mang bệnh tích
685
Số phổi Tỷ lệ (%) Số phổi Tỷ lệ (%)
23
Biểu đồ 1 Tỷ lệ bệnh tích trên phổi heo
Qua bảng 1 ta thấy, tổng số phổi khảo sát là 685 trong đó số phổi mang bệnh tích 498 chiếm tỷ lệ khá cao là 72,70 % . Kết quả này khi so sánh cao hơn nghiên cứu của Tô Tấn Vạn Thắng (2005) là 72,30%, Nguyễn Thị Chúc (2002) là 70,28% nhưng lại thấp hơn kết quả của Nguyễn Huỳnh Duy (2007) là 77,62% và Phạm Tấn Tùng (2008) là 88,34, Trương Minh Tâm (2011) là 75,20%. Sự khác nhau này là do thời gian và địa điểm khảo sát khác nhau. Tuy nhiên tỷ lệ bệnh đều lớn hơn 50%, điều này cho thấy bệnh tích trên đường hô hấp rất phổ biến tại các địa phương.
Tỷ lệ các dạng bệnh tích đơn thuần trên phổi khảo sát
Bảng 2 Tỷ lệ bệnh tích đơn thuần trên phổi khảo sát Loại bệnh tích đơn thuần Số lƣợng Tỷ lệ % so với tổng số bệnh tích trên phổi Xuất huyết 190 38,15 Viêm phổi 118 23,69 Ứ huyết 80 16,06 Nhục hóa 63 12,65 Phổi xẹp 47 9,44 Tổng 498 100
24 190 118 80 63 47 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200
Xuất huyết Viêm phổi Ứ huyết Nhục hóa Phổi xẹp
Biểu đồ 2: Các dạng bệnh tích đơn thuần
Qua biểu đồ 2 tỷ lệ bệnh tích phổi xuất huyết là 38,15% và tỷ lệ viêm phổi là 23,69% (biểu đồ 3.2) chiếm tỷ lệ cao hơn các bệnh tích còn lại, các loại bệnh tích này là kết quả của quá trình bệnh hô hấp mãn tính diễn ra trong thời gian dài ảnh hưởng đến sự hô hấp của heo, khi quan sát trước khi giết mổ thấy heo thở khó, thở giật, thở nhanh…
Phổi bình thường
Màu hồng, láng, mềm, xốp, đàn hồi, bóp nghe lào xào nổi trong nước
25
Phổi có bệnh tích
Phổi xuất huyết: bề mặt có đốm xuất huyết màu đỏ sậm, tiểu thùy phổi ứ màu đỏ sậm do máu thoát ra khỏi mạch và tích tụ trong thời gian dài, Mặt cắt có máu ứa ra và hơi dai chắc hơn bình thường. Xung quanh vùng viêm có tình trạng sung huyết đỏ ứng.
Hình 7: Phổi xuất huyết
Viêm màng phổi: quá trình viêm tiết dịch làm sợi tơ huyết dính màng phổi vào
sườn, màng phổi không trơn láng mà sần sùi. Tổ chức liên kết tăng sinh ngay trên màng phổi cùng tơ huyết làm cho màng phổi dày lên và dính vào vách ngực hoặc màng phổi dính vào bao tim và cơ hoành. Khi giết mổ và lấy phổi ra màng phổi sẽ bị rách, dính vào sườn để lộ nhu mô phổi màu đỏ tươi ra ngoài.
26
Phổi ứ huyết: Có màu đỏ sậm trên cả hai lá phổi, phổi hơi căng và bỡ, khi cắt máu
tràn ra.
Hình 9: Phổi ứ huyết
Phổi nhục hóa: có màu tím bầm trên một 2 lá phổi. vùng nhục hóa có thể có chất
dai giống thịt, khó cắt, chìm trong nước.
27
Phổi xẹp: Phổi có màu hồng tái, đỏ đục, giảm kích thước, thể chất dai và chắc, bóp
không nghe tiếng lào xào như phổi bình thường, Phổi xẹp ở thùy đỉnh, thùy tim xẹp hẳn một lá phổi, lá còn lại vẫn bình thường, phổi xẹp chìm trong nước giống như phổi bị gan hóa và không có dịch lỏng chảy ra từ mặt cắt khi bóp mạnh.
Hình 11: Phổi xẹp
4.4 Kết quả khảo sát bệnh tích trên gan heo
Qua thời gian thực hiện đề tài chúng tôi tiến hành khảo sát bệnh tích trên gan heo tại lò giết mổ tập trung tập sơn, chúng tôi khảo sát được 685 mẫu gan, trong đó có 297 mẫu mang bệnh tích, chiếm tỷ lệ là: 43,36%, 388 mẫu không mang bệnh tích, chiếm tỷ lệ là: 56,64%.
Bảng 3: Tỷ lệ bệnh tích trên gan heo khảo sát
Số gan khảo sát Số gan mang bệnh tích Số gan không mang bệnh tích
685
Số gan Tỷ lệ (%) Số gan Tỷ lệ (%)
28
43.36% 56.64%
Gan có bệnh tích Gan bình thường
Biểu đồ 3 Tỷ lệ bệnh tích trên gan heo khảo sát
Qua bảng 3 ta thấy, tổng số gan khảo sát là 685 trong đó số gan mang bệnh tích là 297 chiếm tỷ lệ khá cao là 43,36% thấp hơn so với Trần Thế Thông (2006) là 63,71%, Trương Minh Tâm (2011) là 44,6% , Lê Trung Kiều Phương (2008) là 66,85% và Nguyễn Thị Chúc (2002) là 61,80%. Cho thấy dịch bệnh trên đàn heo có chiều hướng giảm cho ta thấy trình độ chăn nuôi ngày càng được nâng cao hơn.
Bảng 4: Tỷ lệ bệnh tích đơn thuần trên gan khảo sát
Loại bệnh tích đơn thuần Số lƣợng Tỷ lệ % so với tổng số bệnh tích trên gan Xuất huyết 93 31,31 Xơ gan 86 28,96 Ứ huyết 54 18,18 Hoại tử 39 13,13 Gan vàng 25 8,42 Tổng 297 100
29 93 86 54 39 25 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Xuất huyết Xơ gan Ứ huyết Hoại tử Gan vàng
Biểu đồ 4 Các dạng bệnh tích đơn thuần của gan
Qua biểu đồ trên ta thấy gan xuất huyết chiếm tỷ lệ cao nhất 31,31% so tổng số bệnh tích gan và gan vàng chiếm tỷ lệ thấp nhất 8,42% so với tổng số bệnh tích gan. Mô gan là cửa ngõ của cơ thể nhận máu từ các bộ phận tiêu hóa nên phải chịu nhiều tác nhân gây bệnh: vi trùng, ký sinh trùng, độc chất… chúng làm cấu trúc mô gan thay đổi và làm ảnh hưởng đến chức năng của gan.
Gan là cơ quan giải độc, nó nhận máu từ các cơ quan khác như: dạ dày, ruột, lách, có thể mang theo vi khuẩn độc tố vào gan rây ra bệnh
Tỷ lệ các dạng bệnh tích đơn thuần trên gan khảo sát
Bệnh tích xuất huyết trên gan xuất hiện các dạng: xuất huyết điểm (xuất huyết
thành từng chấm nhỏ như đầu đinh ghim), xuất huyết màng hay xuất huyết đám; xuất huyết có thể xuất hiện trên một thùy, nhiều thùy hay toàn bộ gan.
Trường hợp gan xuất huyết nhẹ, hơi nhạt màu, thể chất bình thường, không tăng kích thước.
30
Trường hợp xuất huyết nặng trên gan xuất hiện nhiều đám hay màng xuất huyết có màu đỏ sậm. Gan mềm hơn bình thường, mất độ đàn hồi khi ấn tay vào thì gan bị lõm xuống. Mặt cắt gan có máu rỉ ra
Hình 12: Gan xuất huyết
Gan xơ: Những vùng gan bị xơ có màu trắng xám hoặc vàng nhạt.
Trên bề mặt gan xuất hiện từng đám xơ (xơ dạng đốm), hay từng nốt xơ rải rác trên các thùy của gan (xơ do ký sinh trùng), hoặc những sợi trắng đục chạy dọc ngang trên nhu mô gan (xơ dạng sợi), hoặc nhu mô gan hoàn toàn bị cứng chắc (dạng xơ trai cứng).
Gan bị xơ thường có mép sắc, nhọn. Thể chất gan tương đối cứng hơn bình thường, vùng gan xơ khó cắt và rít dao.
31
Hình 13: Những đốm xơ xuất hiện trên toàn bộ gan
Gan ứ huyết: Gan bị ứ huyết tại 1, 2 thùy hoặc toàn bộ gan.
Gan ứ huyết có màu đỏ sẫm hoặc xanh tím vì chứa một lượng lớn máu thiếu dưỡng khí.
Thể chất gan nặng và lớn hơn bình thường, gan dể cắt, mặt cắt ứa ra nhiều máu đỏ sẫm hay xanh tím
32
Gan hoại tử: vùng gan hoại tử đồng nhất, đục có màu trắng xám hay nâu.
Gan trở nên cứng, bề mặt gan nhám. Vùng hoại tử có ranh giới rõ ràng với vùng gan bình thường.
Hình 15: Gan hoại tử
Gan vàng: gan có màu vàng, có khi sưng to hoặc không sưng.ấn tay thấy gan mềm,
mặt cắt gan bóng láng.
33
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận
Sau quá trình thực hiện đề tài “ Khảo sát quy trình giết mổ và một số bệnh tích đại thể trên gan, phổi heo tại lò mổ tập trung Tập Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh”, chúng tôi có kết luận như sau:
Cơ sở hạ tầng giết mổ trang bị khá tốt đối với một dây chuyền giết mổ bán thủ công nhưng thói quen giết mổ theo kiểu truyền thống vẫn còn.
Tỷ lệ bệnh tích trên phổi (có 5 bệnh tích) thì phổi xuất huyết chiếm tỷ lệ cao nhất là 38,15%, kế đến là phổi xẹp chiếm tỷ lệ thấp nhất là 9,44%.
Kết quả phân loại bệnh tích đại thể trên gan (có 5 bệnh tích) thì gan xuất huyết chiếm tỷ lệ cao nhất là 31,31%, gan vàng chiếm tỷ lệ thấp nhất là 8,42%.
5.2 Đề nghị
Cần đảm bảo vệ sinh qua các khâu như chọc tiết, mổ xẻ, vận chuyển….Trang bị quần áo chuyên nghiệp để giết mổ, phổ biến kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm.