IV. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI:
3. Các chính sách về nguồn nhân lực
Thứ nhất phải khẩn trương điều chỉnh lại cơ cấu nguồn nhân lực với đào tạo đại học, cao đẳng. Giảm ngay chỉ tiêu tuyển sinh ở những trường mà quy mô đào tạo hiện đang quá tải so với điều kiện cho phép và ở những ngành học có quy mô đào tạo đang vượt quá nhu cầu, như báo chí, luật, kinh tế. Tăng chỉ tiêu tuyển sinh ở các trường sư phạm, kỹ thuật, nông nghiệp, nhất là các trường này nằm ở đồng bằng sông Cửu Long và trung du miền núi phía bắc.
Để làm tốt điều này, cần rà soát lại chiến lược đào tạo nguồn nhân lực để kịp thời điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm cho các trường, các ngành học. Các cơ sở đào tạo, một mặt, phải thực hiện đúng chỉ tiêu tuyển sinh, khắc phục tình trạng tuỳ tiện tăng chỉ tiêu; mặt khác, phải tiến hành khâu tuyển sinh chặt chẽ, nghiêm túc, đảm bảo chất lượng đầu vào cho các trường và ngành học.
Nhanh chóng mở rộng quy mô đào tạo trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật. Trong mấy năm qua, quy mô đào tạo nghề tuy đã tăng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Cần nâng cao nhận thức của toàn xã hội, của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của công tác dạy nghề và lao động được đào tạo nghề. Dấy lên phong trào học nghề trong toàn xã hội. Phải quy hoạch lại hệ thống dạy nghề theo hướng đồng bộ cả về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng kinh tế và ở từng địa phương. Đội ngò giáo viên dạy nghề cần được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Đổi mới nội dung, chương trình và hiện đại hoá cơ sở nghiên cứu, nhà học, trang thiết bị cho dạy nghề. Xã hội hoá công tác đào tạo nghề, qua đó tăng nguồn tài chính cho đào tạo, mở rộng hình thức, phương thức đào tạo và xây dựng một số trường dạy nghề đạt tiêu chuẩn khu vực và thế giới.
PHẦN KẾT LUẬN
***
Toàn thế giới đang đứng trước những vấn đề về văn hoá, kinh tế, chính trị… vô cùng lớn lao. Trong đó, quá trình Việt Nam tham gia hội nhập vào thế giới để cùng hợp tác và phát triển là một xu thế tất yếu. Chúng ta phải đặt vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế lên hàng đầu bởi vì cơ sở vật chất sẽ quyết định ý thức và cơ chế xã hội.
Kinh tế đối ngoại giê đây đã dành được vị trí xứng đáng của mình trong nền kinh tế, đã góp phần hình thành nên các quyết định sản xuất và tiêu dùng trong nước, chứ không còn đơn thuần là việc mở rộng của các quan hệ đối ngoại. Tuy vậy đây mới chỉ là một trong vô vàn công việc Việt Nam phải tiến hành, để có thể hoàn thiện được công cuộc đổi mới định chế và chính sách quốc gia. Chính sách của Việt Nam thực sự đã góp một vai trò không thể thiếu trong giai đoạn đổi mới toàn diện vừa qua. Các chính sách luôn được cải cách, biến chuyển theo hướng tự do hoá và hội nhập hoá, do vậy đã làm thay đổi cơ chế kinh tế đối ngoại của Việt Nam và giải quyết cũng như xúc tiến được mối quan hệ giữa kinh tế đối ngoại và toàn bộ sự phát triển của nước ta.
Mọi quyết định trong ngoại giao của chúng ta cần mạnh dạn đấu tranh, tích cực tham gia các hoạt động của các tổ chức quốc tế. Chúng ta không nhân nhượng và ngả theo ý đồ của các nước lớn. Chúng ta kiên trì mối quan hệ với các nước lớn cũng như các nước nhỏ, giữ vững nguyên tắc dân chủ hoá, không ngừng thúc đẩy cơ chế quản lý quốc tế, dân chủ hoá, pháp chế hoá.
`DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Giáo trình kinh tế chính trị học 2,Bàn về cái gọi là vấn đề thị trường
3,Các văn kiện đại hội Đảng 6,7,8,9 phần nói về kinh tế đối ngoại 4,Lê nin toàn tập
5,Lênin chủ nghĩa đế quốc giai đoạn phát triển tột cùng của chủ nghĩa đế quốc