8. Cái mới của đề tài
2.3.2. Quy trình thực hiện dạy họctheo hợp đồng
Bƣớc 1. Chọn nội dung và quy định về thời gian
- Chọn nội dung: Trƣớc hết, GV cần xác định nội dung nào của môn học có thể đƣợc dạy học thông qua hình thức này, điều này sẽ ảnh hƣởng đến số lƣợng các hợp đồng phân công cho HS. Để đảm bảo đúng đặc điểm của phƣơng pháp dạy học
27
theo hợp đồng, các HS phải tự quyết định đƣợc thứ tự các nhiệm vụ cần thực hiện để hoàn thành bài tập đƣợc giao. Do vậy nhiệm vụ trong hợp đồng có thể chọn là một bài ôn tập hoặc luyện tập là phù hợp nhất. Hoặc cũng có thể với bài học mới mà trong đó có thể thực hiện các nhiệm vụ không theo thứ tự bắt buộc. Các nhiệm vụ đƣợc giao cũng cần bắt đầu từ hợp đồng đơn giản đến hợp đồng với nhiệm vụ ngày càng phức tạp hơn.
GV cần xác định nội dung của hợp đồng và phƣơng pháp sử dụng. Với việc xác định nội dung các nhiệm vụ và xây dựng một hệ thống tổ chức có thể khảo sát đƣợc (thẻ, ngăn kéo, thƣ mục…) GV có thể để các HS xác định hầu hết phần còn lại của hợp đồng trong giới hạn định hƣớng (ví dụ các nội dung môn học cần đƣợc nghiên cứu trong tuần và số lƣợng bài tập cần hoàn thành theo từng môn học).
- Quy định thời gian: GV phải quyết định thời gian của học theo hợp đồng. Việc xác định thời hạn của hợp đồng theo số tiết học trên lớp là tốt nhất để giúp các HS quản lý thời gian tốt hơn. Thời gian tối thiểu cho dạy học theo hợp đồng nên là 90 phút. Đó là do HScần có thêm thời gian nghiên cứu và kí hợp đồng, có thời gian GV và HS nghiệm thu hợp đồng. Ngoài ra có thể bố trí cho HS thực hiện hợp đồng ngoài giờ học chính khóa hoặc ở nhà tùy theo nhiệm vụ cụ thể.
Bƣớc 2: Thiết kế kế hoạch bài học
Sau khi đã xác định nội dung và thời gian, GV cần thiết kế kế hoạch bài học để làm cơ sở tổ chức dạy học theo hợp đồng.
Xác định mục tiêu của bài: Việc xác định mục tiêu của bài cũng nhƣ những bài bình thƣờng cần căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng đã quy định trong chƣơng trình gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ của bài học. Tuy nhiên cũng có thể nên xác định thêm một số kĩ năng, thái độ chung cần đạt khi thực hiện phƣơng pháp học theo hợp đồng, thí dụ nhƣ kĩ năng làm việc độc lập, kĩ năng tƣơng tác (ngƣời học với ngƣời học và ngƣời học với GV), kĩ năng đánh giá đồng đẳng và kĩ năng tự đánh giá. Những kĩ năng này rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực chung của ngƣời lao động do đổi mới phƣơng pháp mang lại.
28
Xác định phương pháp dạy học chủ yếu: Phƣơng pháp cơ bản là dạy và học theo hợp đồng nhƣng thƣờng cần phải sử dụng phối hợp với các phƣơng pháp, kĩ thuật khác, thí dụ nhƣ sử dụng phƣơng tiện dạy học của bộ môn, sử dụng phƣơng tiện dạy học hiện đại, giải quyết vấn đề, học tập hợp tác theo nhóm… để tăng cƣờng sự tham gia, học sâu và học thoải mái.
Chuẩn bị của GV và HS:
Cần chuẩn bị các tài liệu, phiếu bài tập, sách tham khảo, dụng cụ, thiết bị cần thiết để cho hoạt động của GV và HS đạt hiệu quả. Đặc biệt là GV phải chuẩn bị đƣợc một bản hợp đồng đủ chi tiết để HS có thể tìm hiểu dễ dàng, kí hợp đồng và thực hiện các nhiệm vụ một cách độc lập hoặc có sự hỗ trợ của GV và HS khác.
Thiết kế văn bản hợp đồng.
Học theo hợp đồng chỉ khả thi khi các HS có thể đọc, hiểu và thực thi các nhiệm vụ một cách tƣơng đối độc lập. Các tài liệu cho HS cần đƣợc chuẩn bị đầy đủ. Trƣớc hết, học theo hợp đồng cần chủ yếu dựa trên những nội dung sẵn có ở sách giáo khoa, sách bài tập hoặc tài liệu có sẵn. Hợp đồng sẽ chỉ đơn giản là chỉ ra số trang và số các nhiệm vụ, bài tập nhất định.
Ngoài ra nội dung hợp đồng còn bao gồm cả những nhiệm vụ đƣợc viết trên những tấm thẻ hoặc những phiếu học tập riêng. GV có thể bổ sung những nhiệm vụ mới hoặc sửa đổi những bài tập đã có cho phù hợp với yêu cầu của học theo hợp đồng và đảm bảo mục tiêu bài học.
Nội dung văn bản hợp đồng bao gồm nội dung nhiệm vụ cần thực hiện và có phần hƣớng dẫn thực hiện cũng nhƣ tự đánh giá kết quả.
Thiết kế các dạng bài tập, nhiệm vụ:
Một hợp đồng luôn phải đảm bảo tính đa dạng của các bài tập, nhiệm vụ. Không phải HS nào cũng có cách học tập và các nhu cầu giống nhau. Sự đa dạng bài tập, nhiệm vụ sẽ đảm bảo rằng trong mỗi hợp đồng, tất cả các phƣơng pháp học tập của mỗi HS đều đƣợc đề cập. Mặt khác, HS cũng cần đƣợc làm quen với những
29
bài tập không đề cập trực tiếp đến quan điểm riêng của mình.Điều này mở rộng tầm nhìn của HS và cách thức các HS nhìn nhận vấn đề.
Trong bản hợp đồng GV có thể kết hợp các nhiệm vụ cá nhân cụ thể với sự hƣớng dẫn của GV, bài tập trong nhóm nhỏ, bài tập chuyên sâu hơn, hoặc yêu cầu cần chú ý đặc biệt đối với một số quy tắc khi làm bài.
Thiết kế những nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn.
Một hợp đồng tốt tạo ra đƣợc sự khác biệt giữa nhiệm vụ bắt buộc và nhiệm vụ tự chọn. Điều này cho phép GV tôn trọng nhịp độ học tập khác nhau của HS.
Nhiệm vụ bắt buộc: Giúp cho mọi HS đều đạt đƣợc chuẩn kiến thức và kĩ năng của chƣơng trình, đạt đƣợc yêu cầu của bài học và tạo điều kiện để mọi HS đều có thể thực hiện đƣợc với sự trợ giúp hoặc không cần trợ giúp.
Nhiệm vụ tự chọn: Nếu GV chỉ hạn chế giao các bài tập bắt buộc GV sẽ gặp phải nhiều vấn đề ví dụ: một số HS tiếp thu nhanh sẽ hoàn thành bài tập sớm hơn còn những HS khác sẽ thiếu thời gian.
Nhiệm vụ tự chọn giúp HS vận dụng, mở rộng, làm sâu sắc kiến thức và rèn luyện kĩ năng có liên quan đến kiến thức đã học.
Bài tập tự chọn không nhất thiết phải là "bài tập thú vị", bài tập khó chỉ dành cho HS khá, giỏi.
Nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn đều phải thử thách HS. Một cách lí tƣởng, tất cả HS kể cả những HS trung bình yếu cũng nên đƣợc làm thêm những bài tập tự chọn và không nên có trƣờng hợp ngoại lệ nào.
Thiết kế bài tập, nhiệm vụ học tập có tính chất giải trí.
Nhiệm vụ mang tính giải trí: Tạo cơ hội để luyện tập sự cạnh tranh trong một môi trƣờng giải trí nhƣng cũng gắn với kiến thức kĩ năng đã học. Các ví dụ nhƣ: tròchơi ô số may mắn, vƣợt chƣớng ngại vật, luyện tập chƣơng trình trên máy tính, trò chơi vòng tròn, ai nhanh ai đúng, lắp mảnh ghép…
30
Những kĩ năng và kiến thức xã hội, giáo dục môi trƣờng… cũng là một phần không thể thiếu trong các bài tập, giúp HS rèn kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học vào thực tiễn.
Thiết kế bài tập, nhiệm vụ mở và nhiệm vụ đóng.
Nhiệm vụ đóng: Nêu rõ ràng những gì HS phải làm trong một giới hạn xác định. Dạng bài tập này cung cấp cho những HS sợ thất bại và bảo đảm an toàn cần thiết. Thí dụ đó có thể là dạng bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
Dạng bài tập mở: Thƣờng chứa đựng một vài thử thách và khó khăn hơn. Những bài tập mở khuyến khích HS bỏ cách suy nghĩ cũ và tìm kiếm cách làm mới. Đặc biệt đối với những HS có khả năng sáng tạo và khả năng xử lí vấn đề nhanh nhạy, dạng bài tập này sẽ giúp HS đạt đƣợc mức độ tham gia cao và phát triển tƣ duy bậc cao.
Thiết kế nhiệm vụ, bài tập cá nhân kết hợp nhiệm vụ, bài tập hợp tác theo nhóm.
Trong hợp đồng ngoài quy định HS thực hiện theo cá nhân cũng cần có nhiệm vụ HS có thể có yêu cầu làm vỉệc hợp tác, theo cặp, nhóm nhỏ.
Một sự kết hợp khéo léo giữa các nhiệm vụ cá nhân với bạn cùng lớp hay các nhiệm vụ theo nhóm đƣợc xem là khá hiệu quả tổ chức làm việc theo nhóm. Tuy nhiên làm việc theo nhóm chỉ tận dụng đƣợc phần rất nhỏ của sự khác biệt giữa các thành viên, một số HS sẽ chỉ ỉ nại vào ngƣời khác trong khi một số em khác lại nhanh chóng thể hiện năng lực lãnh đạo của mình.
Thiết kế các nhiệm vụ, bài tập độc lập và nhiệm vụ, bài tập được hướng dẫn với mức độ hỗ trợ khác nhau.
Không phải nhiệm vụ nào cũng phải thực hiện một cách độc lập đối với tất cả HS. HS giỏi có thể thực hiện nhiệm vụ mà không cần sự hỗ trợ nào. Nhƣng HS trung bình, yếu thì tất nhiên sẽ cần đƣợc hỗ trợ với mức độ khác nhau thì mới hoàn thành nhiệm vụ.
31
Việc hỗ trợ chỉ có hiệu quả khi xuất phát từ nhu cầu của chính HS. Tuy nhiên cần chú ý phiếu hỗ trợ không phải là đáp án mà là những chỉ dẫn cụ thể theo từng mức độ do GV dự đoán và thiết kế cho phù hợp.
Những nhiệm vụ đƣợc hƣớng dẫn (thƣờng trong những nhóm nhỏ hoặc riêng lẻ) cũng có thể đƣợc kết hợp.
Nhiệm vụ dành cho HS không cần hỗ trợ và nhiệm vụ có các mức độ hỗ trợ khác nhau để tạo điều kiện cho mọi HS có thể hoàn thành nhiệm vụ phù hợp với năng lực của mình.
Thiết kế các hoạt động dạy học
Trong kế hoạch bài học cần thiết kế các hoạt động của GV và HS trong khi thực hiện, nhƣ kí hợp đồng, thực hiện hợp đồng, thanh lí hợp đồng.
Các hoạt động của GV và HS có thể nhƣ sau:
Họat động 1. Kí hợp đồng
Thời gian Hoạt động GV Hoạt động HS Phƣơng tiện
5 phút
Nêu mục tiêu bài học
hoặc vấn đề của bài học. Lắng nghe. Máy chiếu. Trao cho HS hợp đồng
chung đã có chữ kí của GV.
HS nghiên cứu nội
dung của hợp đồng. Bản hợp đồng. GV trả lời. HS đặt câu hỏi về
vấn đề còn chƣa rõ. GV yêu cầu HS suy nghĩ
chọn các nhiệm vụ tự chọn, có hỗ trợ hoặc không có hỗ trợ. HS kí hợp đồng. Bản hợp đồng. Phiếu học tập. Phiếu hỗ trợ.
32
Hoạt động 2. Thực hiện hợp đồng
Nếu là hợp đồng chỉ yêu cầu HS thực hiện trên lớp có thể gồm hoạt động sau.
Thời gian Hoạt động GV Hoạt động HS Phƣơng tiện
GV hƣớng dẫn thực hiện hợp đồng. HS thực hiện hợp đồng theo nhịp độ cá nhân. Bản hợp đồng. 25 phút GV theo dõi và hỗ trợ. HS có thể xin nhận hỗ trợ từ GV hoặc HS khác. Phiếu hỗ trợ. GV có thể đƣa ra
trợ giúp nên hay không?
HS có thể xin làm việc theo cặp, nhóm (nếu
cần thiết).
Hoạt động 3. Nghiệm thu hợp đồng
Nếu là hợp đồng chỉ yêu cầu HS thực hiện trên lớp có thể gồm hoạt động sau Thời gian Hoạt động GV Hoạt động HS Phƣơng tiện
10 phút GV yêu cầu HS dừng làm việc và tự đánh giá. HS dừng làm việc cá nhân và tự đánh giá.
GV yêu cầu trao đổi bài chéo nhau giữa 2 nhóm để HS không biết ai là ngƣời đánh giá bài của mình và ghi vào hợp đồng bằng nét bút khác.
HS đánh giá bài của bạn khi GV công bố đáp án của các nhiệm vụ: Có thể chấm điểm
hoặc chỉ đánh giá đúng/ sai.HS ghi rõ họ
tên vào bài làm của bạn. Sản phẩm trên phiếu học tập. GV nhận xét, đánh giá chung. HS lắng nghe, chỉnh sửa.
33
Hoạt động 4.Củng cố, đánh giá.
Sau khi HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, GV tổng kết, nhận xét chung và sửa lỗi cho cá nhân cũng nhƣ cả lớp.
Bƣớc 3.Tổ chức dạy học theo hợp đồng
GV cần giới thiệu phƣơng pháp học theo hợp đồng, ban đầu cần tập trung vào hình thức làm việc độc lập. Hình thức tổ chức còn tƣơng đối mới mẻ nhƣng GV và HS có thể dần làm quen với điều đó. HS có thể làm việc độc lập và tận dụng thời gian. Điều này làm tăng đáng kể mức độ tham gia của HS. Tuy nhiên, chỉ hình thức tổ chức thì chƣa thể đảm bảo chắc chắn có sự tham gia. Mọi thứ đều phụ thuộc vào cách thức áp dụng phƣơng pháp vào thực tế dạy học. Để duy trì mức độ thích hợp của sự tham gia, thay đổi hƣớng tới một sự khác biệt trong phƣơng pháp học theo hợp đồng là điều không thể thiếu. Chỉ khi nào khả năng của cá nhân từng HS đƣợc đề cập, các em mới có thể phát triển và tiếp tục tham gia.
- Bố trí không gian lớp học:
Trong phƣơng pháp học theo hợp đồng, không cần thiết phải sắp xếp lại lớp học. Các GV hoàn toàn có thể tổ chức hình thức này trong lớp học nhỏ với không gian hạn chế, ít điều kiện di chuyển.
Tuy nhiên, phƣơng pháp học theo hợp đồng sẽ trở nên thoải mái và chuyên sâu hơn nếu tổ chức sắp xếp trong lớp học đƣợc điều chỉnh. Bàn học có thể đƣợc kê lại để thu hút HS làm việc tập trung hơn trong nhóm, các góc và vị trí tạo ra thách thức đối với HS có thể đƣợc kết hợp trong phƣơng pháp học theo hợp đồng.
- Tổ chức kí hợp đồng nhiệm vụ học tập.
GV nêu mục đích bài học, phƣơng pháp học tập chủ yếu và trao hợp đồng cho các HS.
Các HS nghiên cứu nội dung của hợp đồng một cách kĩ lƣỡng để hiểu các nhiệm vụ trong hợp đồng.
GV và HS trao đổi những điều còn chƣa rõ trong hợp đồng.
HS quyết định chọn nhiệm vụ tự chọn trên cơ sở năng lực của mình. HS kí vào bản hợp đồng và đánh dấu các nhiệm vụ tự chọn.
34
Sau khi kí hợp đồng, HS tự lập kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ. Tùy thời gian của hợp đồng, GV tổ chức cho HS có thể thực hiện ở trên lớp, ở nhà, ở thƣ viện, trong phòng thí nghiệm hoặc vào mạng để hoàn thành các nhiệm vụ trong hợp đồng.
GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập nhƣng nếu cần vẫn có thể nhận trợ giúp của GV và các HS khác.
Với một vài nhiệm vụ đƣợc thực hiện hợp tác thì sau khi hoàn thành nhiệm vụ cá nhân, GV hƣớng dẫn để HS có thể hình thành nhóm tự phát và tự tổ chức để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
Trong quá trình HS thực hiện hợp đồng tại lớp, GV cần theo dõi và hƣớng dẫn kịp thời khi HS gặp khó khăn cần hỗ trợ. GV hƣớng dẫn HS nhận phiếu hỗ trợ phù hợp hoặc tăng mức hỗ trợ khi cần thiết.
Đặc biệt đối tƣợng HS trung bình, yếu ngoài trợ giúp của GV cần trợ giúp của HS khá giỏi trong lớp thông qua hoạt động hợp tác cùng chia sẻ.
GV có cơ hội hƣớng dẫn cho HS của mình: Trả lời câu hỏi, chữa lỗi, giới thiệu ngắn gọn cho nhóm nhỏ, quy định thời gian cụ thể của từng hoạt động, quan sát và đánh giá nội dung cần đƣợc cải thiện...
HS có thể yêu cầu đƣợc trợ giúp hoặc hệ thống sửa lỗi. GV hƣớng dẫn HS sử dụng đáp án đúng cho các nhiệm vụ/bài tập để HS tự sửa lỗi hoặc trao đổi bài để HS sửa lỗi cho nhau.
Đối với một số hình thức bài tập nhất định, có thể xem xét đến những phƣơng pháp khác, ví dụ nhƣ trong nhóm các HS (có cùng hoặc không cùng trình độ) có thể giúpnhau tìm ra và sửa các lỗi mắc phải. Học theo hợp đồng tạo cơ hội lồng ghép những kỹ năng xã hội trong quá trình học tập. Ví dụ, khi một HS đặt tín hiệu “cờ đỏ” trên bàn, điều đó có nghĩa là em đang cần giúp đỡ. Những HS khác cho rằng mình có thể giúp giải quyết vấn đề của lớp học cũng có thể giơ những tín