7. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Giọng thƣơng cảm
Lời văn trong tác phẩm văn học không những biểu hiện đặc điểm, cá tính cũng nhƣ bản chất xã hội của nhân vật mà nó góp phần tạo nên giá trị của các tác phẩm cũng nhƣ chính tác giả làm ra nó. Trong hai cuốn nhật ký kể trên có một giọng điệu thể hiện thái độ tình cảm của tác giả đó là giọng điệu thƣơng cảm của những ngƣời lính trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.Họ thƣơng cho nhân dân đồng thời thể hiện thái độ căm hờn quân xâm lƣợc.
Thùy Trâm, nữ bác sĩ trẻ hết lòng vì thƣơng binh, đồng đội. Chất nữ tính trong chị đƣợc thể hiện qua từng cử chỉ, hành động lời nói của chị khi cứu chữa cho thƣơng binh. Trong điều kiện khó khăn về mọi mặt có lẽ điều kinh khủng mà ngƣời lính phải đối mặt là cái đói, thiếu thốn về thuốc men và thiết bị y tế để chăm sóc cho những bệnh nhân, thiếu thốn về tinh thần, tình cảm của ngƣời thân. Trong hoàn đó hơn ai hết Thùy cảm thƣơng cho những ngƣời thƣơng binh mà chị đang trực tiếp chăm sóc. Thƣơng cho nhân dân Đức Phổ phải chịu nhiều đau thƣơng mất mát. Chị đau khi đồng đội bị thƣơng nặng, chị buồn khi có không cứu chữa đƣợc cho ngƣời bệnh: “Cuối cùng Bốn đã không vƣợt qua nổi. Máu ra nhiều quá nên em không còn đủ sức. Bốn ơi máu em đã thấm đỏ trên mảnh đất quê hƣơng, máu em đã chảy dài trên đƣờng em đi chiến đấu. Tim em đã ngừng đập cho trái tim Tổ quốc muôn đời đập mãi(...). Ngồi bên Bốn vuốt nhẹ mái tóc em mà mình tƣởng nhƣ em còn sống, nƣớc mắt mình từng giọt rơi xuống tóc em...”[45, tr. 116].
68
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Những mất mát đau thƣơng dồn dập, liên tiếp, từ sự cảm thƣơng đồng đội, nhân dân, Thùy đã nén đau thƣơng để bật lên những tiếng căm hờn quân xâm lƣợc đang hoành hành làm đổ máu và nƣớc mắt của những ngƣời vô tội: “Nỗi buồn lại đến và lòng căm thù với quân xâm lƣợc còn nặng hơn nghìn vạn lần. Nhìn thấy Bốn mình bàng hoàng nghĩ đến những đứa em thân yêu đang ngày đêm vật lộn với quân thù xông pha qua bao nhiêu bom đạn. Mấy hôm nay địch đánh phá Phổ Cƣờng dữ dội, Thuận mấy lần suýt chết... Chao ôi! Còn quân khát máu đó thì chúng ta còn đau khổ. Không còn con đƣờng nào hơn là đánh cho giập đầu quân chó đểu đó”[45, tr. 116]. Không ít lần Thùy phải thốt lên những tiếng căm hờn quân xâm lƣợc. Đó cũng là tâm lý chung của những thanh niên trong thời kỳ chiến tranh ác liệt.
Không chỉ thƣơng cảm cho đồng đội, Thùy còn thƣơng cho chính bản thân mình giữa bom đạn khói lửa chiến tranh. Chị luôn day dứt nhớ thƣơng đến cha mẹ ngƣời thân nơi hậu phƣơng. Nhớ về ba mẹ Thùy thƣơng, lo lắng cho gia đình đang từng ngày ngóng tin con. Còn mình, nơi đất khách Thùy không buồn vì đã quyết tâm ra đi đến nơi ác liệt mà chị buồn cho mình vì trong đồng chí vẫn còn những ngƣời đố kị với mình, vẫn còn những lời ong tiếng ve khi Thùy dồn hết sức cho tiền tuyến. Và ở nơi ấy Thùy còn không khỏi buồn cho mình khi phấn đấu mà chƣa đƣợc kết nạp Đảng vì thành phần giai cấp. Bên cạnh đó Thùy còn thƣơng cho mình khi mối tình đầu với M. đã không có kết quả tốt. Không ít lần Thùy dằn vặt, đau đớn vì mối tình ấy.
Khác với Thùy, một cô gái giàu chất nữ tính thƣơng ngƣời bằng những rung động của một cô gái trẻ, Thạc trong Mãi mãi tuổi hai mƣơi lại thƣơng cho những ngƣời dân với cuộc sống khổ cực anh bắt gặp trên đƣờng hành quân. Chàng tân binh trẻ đã không ít lần phải suy nghĩ về cuộc sống cơ cực của những ngƣời dân nơi anh đến ở nhờ: “Mình vào ở nhà anh Cƣơng, 35 tuổi và có 6 con, chủ nhiệm HTX. Chị vợ vừa sinh cháu đƣợc 1 tháng, đúng vào vụ lụt. Nhà cửa đổ hết, mà anh đi họp, đi công tác suốt ngày. Bà mẹ đã già và rất yếu,
69
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ngồi ăn cơm ngô trệu trạo, nhìn mà rớt nƣớc mắt” [41, tr. 73]. Không chỉ vậy chàng thanh niên trong cuốn nhật ký còn thƣơng ngƣời bạn gái ở hậu phƣơng, không lúc nào anh khỏi băn khoăn day dứt, liệu rằng ở hậu phƣơng bạn gái sẽ ra sao, thƣơng cho em cứ mãi đợi chờ, biết bao giờ chiến tranh mới kết thúc: “Nghĩ về Hà Nội là nghĩ về Nhƣ Anh, nghĩ đến những ngày bên nhauđi trong hƣơng đêm mùa hè(...) thƣơng Nhƣ Anh thật nhiều mà không biết nói sao, không biết làm sao cả. Tội nghiệp Nhƣ Anh, cứ phải buồn mãi, buồn dai dẳng...”[41, tr. 96].