Phƣơng pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triểnviệt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 33)

Phân tích số liệu bằng phƣơng pháp so sánh, dựa trên phƣơng pháp so sánh số liệu tƣơng đối và phƣơng pháp so sánh số liệu tuyệt đối giữa các năm để thấy đƣợc nhịp độ biến động, tốc độ tăng trƣởng trong hoạt động dịch vụ thẻ tại ngân hàng.

Phƣơng pháp phân tích SWOT đƣợc áp dụng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức làm cơ sở để đƣa ra những giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại BIDV Sóc Trăng.

Thông qua phƣơng pháp thống kê tổng hợp số liệu, lập bảng và biểu đồ minh họa để có một cái nhìn tổng quan về thực trạng phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng.

2.2.2.1 Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối

Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

Công thức: FF1F0 (2.1)

Trong đó:

F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc (năm trƣớc). F1 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích (năm sau).

ΔF là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm cần tính với số liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

2.2.2.2 Phương pháp so sánh bằng số tương đối

Là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trƣởng.

Công thức: (%) 100 0 0 1     F F F F (2.2) Trong đó: 1

F là chỉ tiêu kinh tế ở phân tích.

0

F là chỉ tiêu kinh tế ở gốc.

F

% là tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu kinh tế. Mục đích của phƣơng pháp:

So sánh hai chỉ tiêu cùng loại nhƣng có mối liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một số chỉ tiêu nào đó qua thời gian.

So sánh hiệu quả với kỳ hoạt động trƣớc, cho thấy sự tăng giảm trong hiệu quả hoạt động.

SWOT có thể đƣa ra sự liên kết từng cặp một ăn ý, qua đó giúp hình thành các chiến lƣợc khả thi nhằm khai thác tốt nhất các cơ hội từ bên ngoài, giảm bớt các đe dọa, trên cơ sở phát huy những mặt mạnh, hạn chế những mặt yếu bên trong.

- Những điểm mạnh (S): Điều kiện thuận lợi, nguồn lực thúc đẩy để phát triển tốt hơn. Cần tận dụng tốt các mặt mạnh để phát triển có hiệu quả.

- Những điểm yếu (W): Các yếu tố bất lợi, những điều kiện không thích hợp, hạn chế phát triển. Phải biết tìm cách khắc phục và cải thiện.

- Những cơ hội (O): Những phƣơng hƣớng cần đƣợc thực hiện hay những cơ hội có đƣợc góp phần thúc đẩy sự phát triển, cần tận dụng và khai thác đến mức cao nhất.

- Những thách thức (T): Những yếu tố bên ngoài có thể tạo ra kết quả xấu, hạn chế hoặc triệt tiêu sự phát triển.

Trên cơ sở đã phân tích những nhân tố của môi trƣờng bên trong và bên ngoài ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh, việc xây dựng ma trận SWOT là cần thiết cho quá trình hoạch định chiến lƣợc, từ đó đề ra biện pháp thích hợp.

Ma trận SWOT nhƣ đƣợc trình bày nhƣ sau:

Trong đó:

- Chiến lƣợc S + O: Sử dụng những điểm mạnh bên trong doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoài.

- Chiến lƣợc S + T: Sử dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm khả năng bị thiệt hại vì các mối đe dọa hay thách thức từ bên ngoài.

- Chiến lƣợc W + O: Khắc phục những điểm yếu bên trong để theo đuổi và nắm bắt cơ hội.

- Chiến lƣợc W + T: Hình thành một chiến lƣợc phòng thủ nhằm tối thiểu hóa những điểm yếu bên trong doanh nghiệp và tránh khỏi những mối đe dọa từ bên ngoài.

SWOT Cơ hội (O) Thách thức (T)

Điểm mạnh (S) S + O S + T

CHƢƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG -

BIDV SÓC TRĂNG

3.1 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam với tên giao dịch quốc tế là Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam (Tên gọi tắt: BIDV) đƣợc thành lập vào ngày 27 tháng 04 năm 2012 theo Giấy phép thành lập và Hoạt động số 84/GP-NHNN ngày 23 tháng 04 năm 2012 do NHNN cấp và Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số 0100150619, đăng ký thay đổi lần thứ 13 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Hà Nội cấp vào ngày 27 tháng 04 năm 2012. Tuy nhiên, ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chính thức hoạt động vào đầu ngày 01 tháng 05 năm 2012.

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đƣợc thành lập trên cơ sở thực hiện cổ phần hoá Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, là một ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc đƣợc thành lập ngày 26 tháng 04 năm 1957 theo Quyết định số 177/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Ngày 24 tháng 06 năm 1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đƣợc đổi tên thành Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam trực thuộc NHNN Việt Nam theo Quyết định số 259/CP của Hội đồng Chính phủ. Vào ngày 14 tháng 11 năm 1990, Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam đƣợc đổi tên thành Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng. Sau đó, để thực hiện chủ trƣơng cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nƣớc theo Quyết định số 90/TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tƣớng Chính phủ, Ngân hàng đƣợc chuyển sang hoạt động theo mô hình Tổng Công ty Nhà nƣớc với thời hạn hoạt động là 99 năm tính từ ngày 21 tháng 09 năm 1996 theo Quyết định số 287/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam.

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam có trụ sở chính đặt tại Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam. Toàn hệ thống BIDV tính đến 31/12/2013 có tổng số 18.231 cán bộ công nhân viên, trong đó 79,7% có bằng đại học, 6,4% có bằng tiến sỹ hoặc thạc sỹ và 13,9% có bằng trung cấp hoặc các bằng khác và trên 55,7% có tuổi đời dƣới 30. BIDV có mạng lƣới truyền thống và hiện đại rộng khắp, phủ kín

63 tỉnh thành phố trong cả nƣớc và là một trong ba ngân hàng thƣơng mại có mạng lƣới rộng nhất Việt Nam.

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam có 05 công ty con:

- Công ty Cho thuê Tài chính Trách nhiệm hữu hạn một thành viên BIDV (BLC), lĩnh vực hoạt động Cho thuê Tài chính, tỷ lệ sở hữu vốn của BIDV là 100%.

- Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản BIDV (BAMC), lĩnh vực hoạt động Tài chính - Ngân hàng, tỷ lệ sở hữu vốn của BIDV là 100%.

- Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC), lĩnh vực hoạt động Thị trƣờng vốn, tỷ lệ sở hữu vốn của BIDV là 88,12%.

- Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm BIDV (BIC), lĩnh vực hoạt động Bảo hiểm, tỷ lệ sở hữu vốn của BIDV là 82,30%.

- Công ty Trách nhiệm hữu hạn BIDV Quốc tế (BIDVI), lĩnh vực hoạt động Tài chính, tỷ lệ sở hữu vốn của BIDV là 100%.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam luôn làm tròn nhiệm vụ đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân giao phó. Cùng với hệ thống ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam luôn là công cụ sắc bén, là lực lƣợng chủ lực trong việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Trong hoạt động, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam luôn tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nƣớc, bảo toàn và phát triển vốn.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triểnviệt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)