Nuôi cấy vi khuẩn và làm KSĐ theo quy trình thường quy của bệnh viện được mô tả như sau:
- Sơ đồ nuôi cấy vi khuẩn, định danh VK và làm KSĐ
Hình 2.1. Sơ đồ nuôi cấy định danh VK và làm KSĐ
Đờm NKQ
Thạch máu socho Nhuộm Gram
Môi trường phân lập Uri
VK bắt màu Gram dương VK bắt màu Gram âm
Dùng card định danh và KSĐ Gram dương
Dùng card định danh và KSĐ Gram âm
- Định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ trên máy Vitek 2:
Nguyên lý định danh: Dùng phương pháp đo màu để nhận biết các tính chất sinh vật hoá học của vi sinh vật thông qua sự thay đổi màu của các giếng môi trường có sẵn trong thẻ.
Các khuẩn lạc thuần được hòa trong 3ml nước muối 0.45% để tạo huyền dịch đồng nhất, sau đó được máy hút vào thẻ xét nghiệm chứa các tính chất sinh vật hóa học. Máy sẽ giám sát sự phát triển và hoạt tính của vi sinh vật bên trong các giếng của thẻ xét nghiệm. Bộ phận quang học sử dụng ánh sáng nhìn thấy để đánh giá trực tiếp sự phát triển của vi sinh vật. Máy đọc 15 phút/ lần để đo sự phát triển của vi khuẩn trong mỗi giếng. Phần mềm so sánh kết quả thu được với cơ sở dữ liệu để đưa ra kết quả.
Nguyên lý kháng sinh đồ: Dùng phương pháp đo độ đục xác định giá trị MIC- nồng độ ức chế tối thiểu .
Mỗi thẻ kháng sinh đồ gồm 64 giếng. Một giếng chứng chỉ chứa môi trường nuôi cấy có trong tất cả các thẻ, các giếng còn lại chứa các kháng sinh khác nhau với các nồng độ khác nhau đã xác định trước và môi trường nuôi cấy. Huyền dịch vi khuẩn đã chuẩn bị được pha loãng trong 3ml nước muối 0.45%, sau đó được máy hút vào thẻ xét nghiệm để hòa tan các kháng sinh trong thẻ. Máy sẽ theo dõi sự phát triển bên trong các giếng của thẻ xét nghiệm. Bộ phận quang học sử dụng ánh sáng nhìn thấy để đánh giá trực tiếp sự phát triển của vi sinh vật. Máy đọc 15 phút/ lần để đo sự phát triển của vi khuẩn trong mỗi giếng. Phần mềm so sánh kết quả thu được với cơ sở dữ liệu để đưa ra kết quả giá trị MIC cho mỗi kháng sinh có trong thẻ.
2.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.5.1. Đặc điểm bệnh nhân
Các đặc điểm chung - Tuổi, Giới
- Tỷ lệ các bệnh nhập khoa (chẩn đoán ban đầu) - Thời gian thở máy
- Thời gian nằm viện
- Tổng số ngày dùng kháng sinh
- Tỷ lệ mắc và thời gian xuất hiện VP từ khi thở máy Các yếu tố nguy cơ liên quan đến VAP
- Tuổi trên 60; - Tiền sử COPD, ĐTĐ; - Dẫn lưu màng phổi; - Mở khí quản/đặt lại NKQ; - Đặt catheter TMTT; - Đặt sond dạ dày;
- Sử dụng kháng sinh trước VAP;
- Sử dụng các thuốc corticoid, thuốc dự phòng loét dạ dày do stress; - Thở máy trên 10 ngày;
- Nằm viện trên 5 ngày.
2.2.5.2. Vi khuẩn gây bệnh và khả năng đề kháng kháng sinh
Thống kê VK gây bệnh VAP
Thống kê tình trạng kháng KS của VK gây VAP căn cứ vào kết quả kháng sinh đồ
Khảo sát các phác đồ kháng sinh trước VAP, phác đồ KSBĐ, phác đồ kháng sinh khi có kết quả kháng sinh đồ về sự phối hợp kháng sinh trong phác đồ và các loại kháng sinh được sử dụng trong phác đồ
2.2.5.4. Tính hợp lý trong lựa chọn kháng sinh điều trị bệnh nhân VAP
Tính hợp lý trong lựa chọn kháng sinh ban đầu
Tính hợp lý trong lựa chọn kháng sinh khi có kết quả KSĐ Sự phù hợp về liều dùng và nhịp đưa thuốc
2.2.5.5. Đánh giá kết quả lâm sàng và cận lâm sàng
Đánh giá các triệu chứng lâm sàng có liên quan đến VAP X-quang: đám thâm nhiễm lan tỏa hoặc khu trú
Sốt
Tăng tiết đờm: đờm nhày trong, đờm trắng đặc, đờm vàng đặc, Bạch cầu tăng (>10.000/µL) hoặc giảm (<4.000/µL)
Giảm độ bão hòa oxy trong máu CRP >9,6mg/dl
PCT >0,5ng/ml
2.2.5.6. Đánh giá kết quả điều trị
Kết quả điều trị chung: đỡ, giảm; không thay đổi; nặng hơn, tử vong. Kết quả điều trị VAP: đỡ, giảm; không thay đổi; nặng hơn; tử vong.
Tình trạng bệnh nhân lúc ra viện: ra viện; chuyển viện; xin về; tử vong.