5 cách lựa chọn thị trƣờng mục tiêu Sơ đồ minh họa
1.3.2. Một số nét về thị trƣờng Dƣợc phẩm Việt Nam
Ngành dược phẩm là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có chức năng sản xuất, kinh doanh, phân phối các loại thuốc phục vụ cho việc chữa
23
bệnh, phục hồi và tăng cường sức khỏe con người. Thị trường dược phẩm đã vận hành trong nền kinh tế thị trường có định hướng và quản lý của nhà nước dựa trên nền tảng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng được pháp quy hóa theo hướng tuân thủ và đồng bộ với pháp luật quốc gia, hòa nhập với khu vực và cam kết hội nhập quốc tế.
Hiện trạng hệ thống lƣu thông phân phối thuốc tại Việt Nam
Hệ thống cung ứng thuốc tại Việt Nam ngày càng phát triển, tính chuyên nghiệp ngày càng được nâng cao và đã có những đóng góp rất lớn thực hiện thành công hai mục tiêu cơ bản của chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam:
Bảo đảm cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng cho công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Với tính xã hội cao, với sự tham gia của các thành phần kinh tế, mạng lưới phân phối thuốc phát triển mạnh trên toàn quốc đảm bảo đủ thuốc cho nhu cầu điều trị, người dẫn có thể dễ dàng tiếp nhận cơ sở bán lẻ thuốc.
Bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả: Bộ y tế tích cực và cương quyết triển khai chính sách quản lý chất lượng toàn diện, đảm bảo chất lượng thuốc từ sản xuất tới tay người tiêu dùng, đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an
toàn.[5],[6],[9]
Tình hình ngành công nghiệp Dƣợc Việt Nam
Ngành công nghiệp dược Việt Nam được WTO đánh giá ở mức 2,5 - 3 trong tổng số 5 cấp độ tức là mới dần qua mức trung bình. Trong giai đoạn 2008 - 2012 nhu cầu sử dụng thuốc trong nước liên tục tăng trưởng hàng năm với tốc độ trung bình 18%. Theo dự báo của BMI ngành dược Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 17,2%/ năm trong giai đoạn 2013 - 2016. Thu nhập của 86 triệu người dân Việt Nam đang được cải thiện khiến nhu cầu về thuốc này càng lớn trong khi khả năng của các doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng được 50%.