- Về phía Nhà nước: Cần có các cơ chế riêng đối với các dự án đầu tư phát triển kinh doanh như: đơn giản hoá các thủ tục xem xét thẩm tra dự án tạo điều kiện cho các nhà đầu tư không bị bỏ lỡ các cơ hội đầu tư. Đồng thời cần xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn về công nghệ, về tiêu chí bảo vệ môi trường phù hợp với trình độ và tiêu chuẩn quốc tế để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ, thực hiện cải tạo các trang thiết bị, máy móc hiện đại, giảm ô nhiễm môi trường.
- Đối với nhà đầu nước ngoài: Khi lập dự án đầu tư vào Việt Nam lần đầu nên dự kiến khả năng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh để các cơ quan quản lý nhà nước đưa vào quy hoạch phát triển ngành, tạo điều kiện chủ động triển khai đầu tư khi có nhu cầu. Do trình độ quản lý và các tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam chưa theo kịp trình độ quốc tế, nên trong những trường hợp đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh với các công nghệ, dây chuyền mới, cần có các bước chuẩn bị kỹ về các hồ sơ, tài liệu, giải trình cụ thể chi tiết, giúp cho quá trình thẩm định, xem xét của các cơ quan nhà nước được thuận lợi, dễ dàng và nhanh chóng hơn.
3.5. Hình thức công ty cổ phần có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp cổ phần là giải pháp cần thiết để tạo thêm kênh huy động vốn mới và mở ra khả năng cho phép các tổ chức, cá nhân trong nước mua lại cổ phần của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, tạo điều kiện tiến tới thống nhất mặt bằng pháp lý giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, để thu hút thêm doanh nghiệp FDI tham gia cổ phần hoá, trước mắt, cần cho phép thực hiện cổ phần hoá đối với doanh nghiệp mà Bên
nước ngoài có cam kết chuyển giao không bồi hoàn cho nhà nước Việt Nam hoặc cho Bên Việt Nam, với điều kiện khi chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần các bên liên quan phải đạt được thoả thuận xoá bỏ cam kết chuyển giao không bồi hoàn và phải đền bù cho Nhà nước Việt Nam toàn bộ những ưu đãi mà doanh nghiệp đó được hưởng kể từ khi được cấp giấy phép đầu tư; đồng thời, đối với các trường hợp này, doanh nghiệp phải thuê đất của Nhà nước sau khi chuyển đổi thành công ty cổ phần; (iii) Để động viên các doanh nghiệp triển khai dự án nhanh và kinh doanh có hiệu quả, cần xem xét cho phép cổ phần hoá doanh nghiệp FDI mới đi vào sản xuất dưới 3 năm nếu đáp ứng điều kiện góp đủ vốn pháp định và năm tài chính trước khi chuyển đổi có lợi.
- Về phía nhà đầu tư nước ngoài: Cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định đầu tư theo hình thức này để tránh những rủi ro về pháp lý. Trước mắt nên thành lập công ty cổ phần 100% vốn nước ngoài trong các lĩnh vực được Nhà nước Việt Nam cho phép để có được quyền chủ động điều hành, phát triển doanh nghiệp. Khi đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán mới phát hành cổ phiếu để thu hút thêm các cổ đông Việt Nam.
3.6. Hình thức đầu tƣ công ty mẹ-con (holding company)
Việc Luật Đầu tư 2005 cho phép thành lập holding company đó giúp các TNC chủ động nắm bắt cơ hội tham gia vào các dự án đầu tư mới hoặc mua lại cổ phần của các doanh nghiệp trong nước. Để cân đối lợi ích giữa Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài, chúng tôi xin đề xuất như sau:
- Về phía Việt Nam: Để thu hút được sự quan tâm của các tập đoàn xuyên quốc gia, đồng thời hạn chế các mặt trái trong việc phát triển của hình thức đầu tư này, cần nhanh chóng hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến chống độc quyền, tạo dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh và tổ chức được bộ máy quản lý thị trường, quản lý thuế có hiệu quả để đảm
bảo sự ổn định của nền kinh tế cũng như sự hoạt động của các tập đoàn xuyên quốc gia tại Việt Nam. Ngoài ra, để tạo điều kiện các holding company hoạt động, phải tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, phát triển thị trường vốn, tự do hoá thương mại - Về phía nhà đầu tư nước ngoài: Với vị trí địa lý thuận lợi và điều kiện an ninh chính trị ổn định, an toàn, Việt Nam xứng đáng được lựa chọn làm địa điểm đặt đại bản doanh trong khu vực Đông Nam Á của các tập đoàn lớn. Việc thành lập Công ty Holding là cơ sở để tiến tới đặt tổng hành dinh điều hành hoạt động chung của tập đoàn trong khu vực. Tuy nhiên, hình thức đầu tư này còn rất mới mẻ đối với Việt Nam, một quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, chưa xây dựng được hệ thống các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động của hình thức đầu tư này. Mặt khác, hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước và đội ngũ cán bộ quản lý cũng còn rất bỡ ngỡ đối với mô hình tổ chức và hoạt động công ty holding. Vì vậy, khi tiến hành đầu tư theo hình thức này, các nhà đầu tư cần tiếp xúc với các cơ quan quản lý nhà nước để giải thích về mô hình hoạt động của mình, kinh nghiệm quản lý và phát triển hình thức đầu tư này ở các nước trong khu vực và trên thế giới; đồng thời, phải thể hiện sự tôn trọng pháp luật và chủ quyền của Việt Nam trong hoạt động đầu tư của mình.
3.7. Hình thức kinh doanh trên cơ sở hợp đồng
Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng thực chất là hình thức liên doanh theo hợp đồng chứ không liên doanh theo vốn nên quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia rất khó xác định. Đây chỉ là giai đoạn các đối tác thăm dò, tìm hiểu lẫn nhau trước khi chuyển tiếp lên hình thức hợp tác đầu tư cao hơn là doanh nghiệp liên doanh.
Đối với các lĩnh vực khác không phải tuân thủ lộ trình mở cửa đã cam kết, cần quy định rõ một số tiêu chí chủ yếu về thủ tục để thống nhất việc
chuyển đổi BCC sang các hình thức đầu tư được ưa chuộng hơn là doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Về phía nhà đầu tư nước ngoài: Cần xác định hình thức kinh doanh trên cơ sở hợp đồng là bước đệm để có thể thâm nhập vào thị trường Việt Nam, tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh béo bở mà theo lộ trình sẽ được mở cửa trong tương lai, vì vậy phải biết hy sinh lợi ích nhỏ trước mắt. Để giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với hình thức đầu tư này, các nhà đầu tư nước ngoài cần nghiên cứu, đề xuất mô hình thích hợp với dự án của mình trong việc kết hợp kinh doanh trên cơ sở hợp đồng với việc thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam để được Chính phủ chấp thuận; đồng thời chuẩn bị những điều kiện cần thiết (chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam, tích cực tham gia các phong trào xã hội, xây dựng quan hệ tốt với đối tác Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước...) để có thể chuyển đổi thành hình thức doanh nghiệp liên doanh khi Chính phủ cho phép.
3.8. Hình thức Mua lại và sát nhập (M&A)
Hiện nay, để hoàn thành thủ tục chuyển nhượng, sáp nhập các doanh nghiệp thường phải liên hệ với nhiều cơ quan quản lý nhà nước để giải trình và xin ý kiến chấp thuận bằng văn bản. Thời gian dành cho việc này thường kéo dài 2-3 tháng, sau khi hợp đồng chuyển nhượng đã được ký kết, có trường hợp kéo dài tới hàng năm do cơ quan quản lý nhà nước không nhất trí một số nội dung hợp đồng chuyển nhượng mà các bên ký kết, buộc các bên tham gia giao dịch phải đàm phán và ký kết lại hợp đồng. Việc can thiệp quá sâu của các cơ quan quản lý nhà nước vào các quyết định của doanh nghiệp như vậy, chẳng những tước đi quyền chủ động của doanh nghiệp mà còn gây thiệt hại cho các bên liên quan do phải chi phí nhiều thời gian, công sức mới có thể được chuyển nhượng, mua lại tạo cho chủ đầu tư cảm giác môi trường đầu tư
Việt Nam kém thông thoáng và nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, tình trạng e ngại, không dám chịu trách nhiệm, đùn đẩy lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước trong giải quyết thủ tục chuyển nhượng và chuyển đổi hình thức đầu tư còn khá phổ biến từ Trung ương đến địa phương đã làm cản trở không ít tới tiến trình phát triển hình thức đầu tư này tại Việt Nam. Để khắc phục tình trạng trên, chúng tôi xin đề xuất như sau:
- Về phía Nhà nước Việt Nam: Bên cạnh việc triển khai các quy định của Luật Đầu tư 2005 và các văn bản có liên quan, Nhà nước cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư mua lại và sáp nhập ở Việt Nam; bãi bỏ các thủ tục chuyển nhượng quá phiền hà, với sự can thiệp quá sâu của các cơ quan nhà nước; quy định rõ trách nhiệm và thẩm quyền của các cơ quan chính quyền các cấp, khắc phục sự đùn đẩy, né tránh trách nhiệm như đã diễn ra trước đây giữa cơ quan trung ương và địa phương, giữa các bộ, ngành hữu quan; bãi bỏ một số quy định không có lợi cho bên mua như bắt bên mua phải thanh toán hết tiền ngay cho bên bán sau khi ký kết hợp đồng; hoặc không cho phép công ty con quay ngược lại đầu tư hoặc mua công ty mẹ; cải thiện vấn đề định giá doanh nghiệp.
- Về phía nhà đầu tư nước ngoài: Tiến trình tự do hoá đầu tư và thương mại mà Việt Nam đang tích cực tham gia tạo thuận lợi cho các công ty tiến hành hoạt động M&A nhằm nhanh chóng tiếp cận thị trường và tăng sức cạnh tranh của mình ở nước này. Cơ hội mua lại và sáp nhập đang xuất hiện nhiều ở Việt Nam do Nhà nước đẩy mạnh quá trình tư nhân hoá và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức đầu tư này đòi hỏi sự kiên trì với quyết tâm cao do việc thực hiện hình thức đầu tư này thường liên quan nhiều đến các doanh nghiệp nhà nước, phải có ý kiến chấp thuận của cơ quan chủ quản phía doanh nghiệp Việt Nam. Hiện Việt Nam còn thiếu nhiều văn bản hướng dẫn xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình mua lại và sáp
nhập doanh nghiệp, do đó, khi tiến hành các hoạt động giao dịch mua lại hoặc sáp nhập cần phải tính toán kỹ, tham khảo ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước và lường đoán trước những vấn đề phát sinh có thể xảy ra.
3.9. Hình thức chi nhánh công ty nƣớc ngoài
Nhằm cân đối lợi ích giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước chủ nhà (Việt Nam) chúng tôi xin đề xuất như sau:
- Về phía Việt Nam: để mở rộng kênh thu hút vốn đầu tư từ các công ty xuyên quốc gia cần có quy định cho phép các công ty nước ngoài được thành lập chi nhánh sản xuất tại Việt Nam, theo thủ tục đăng ký cấp giấy phép (không phải làm các thủ tục thẩm tra), với điều kiện nhà đầu tư nước ngoài phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ và các khoản lỗ của chi nhánh. Đồng thời, ban hành văn bản hướng dẫn hoạt động của các chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam, cho phép các chi nhánh chuyển đổi hình thức đầu tư thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài khi có nhu cầu.
- Về phía nhà đầu tư nước ngoài: Cần chủ động tìm hiểu tình hình chính trị và môi trường đầu tư tại Việt Nam thông qua các cơ quan ngoại giao, đại diện thương mại, cơ quan xúc tiến đầu tư của Việt Nam hoặc các website quảng bá của các cơ quan chính phủ, tổ chức nghề nghiệp của Việt Nam (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam,...) để có thông tin đầy đủ trước khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. Đối với dự án sản xuất gia công đòi hỏi nhiều lao động việc đặt chi nhánh tại Việt Nam để thực hiện một số khâu sản xuất trung gian có nhiều khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nhà đầu tư so với thực hiện ở cơ sở sản xuất chính.
KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hoá, nhu cầu thu hút FDI trên thế giới không ngừng tăng lên trong khi khả năng cung cấp FDI bị giới hạn. Do đó, để nâng cao sức cạnh tranh thu hút FDI, các nước đang phát triển đều quan tâm đến việc mở cửa nền kinh tế cho đầu tư nước ngoài, tạo dựng hành lang pháp lý cho các hình thức FDI hình thành và phát triển. Một trong những biện pháp thu hút đầu tư của hầu hết các nước đang phát triển là đa dạng hoá các hình thức đầu tư và cho phép các nhà đầu tư nước ngoài chủ động lựa chọn hình thức đầu tư. Rất nhiều quốc gia linh hoạt trong việc cho phép thành lập 100% vốn nước ngoài và chuyển một số các doanh nghiệp liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, đa dạng hoá các hình thức đầu tư và phương pháp huy động vốn bằng việc cho phép cổ phần hoá, phát hành trái phiếu huy động vốn, cho phép thành lập công ty cổ phần, quỹ đầu tư hoặc công ty quản lý vốn đề điều hành, quản lý các dự án đầu tư.
Phần nghiên cứu trên đây của chúng tôi đó đạt được những kết quả sau: Thứ nhất, hình thức đầu tư nào có sự tham gia nhiều nhất của nhà đầu tư nước ngoài thì có tỷ lệ thành công cao nhất. Nhờ sự cởi mở về luật pháp hình thức 100% vốn đó đạt được tỷ lệ thành công cao nhất xét cả về lĩnh vực đầu tư và địa bàn đầu tư. Dù còn có những phàn nàn về thủ tục hành chính, biện pháp thực hiện ở các cấp, nhưng sự thành công này cho thấy môi trường đầu tư ở Việt Nam đó tạo được niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, hình thức đầu tư Công ty Mẹ-Con cần nhà đầu tư, cơ quan quản lý tiếp tục hoàn thiện thêm về cách thức tiến hành và biện pháp hỗ trợ.
Thứ ba, hình thức BOT&BTO chưa hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài và chưa đạt được mục đích thu hút FDI của Chính phủ vào các ngành xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngoài nguyên nhân về qui chế và biện pháp thực hiện của các cơ quan chức năng mà chúng ta đó nhận thấy như nêu trên đây, một
nguyên nhân cần được quan tâm thích đang là: “đàm phán về giá cả đầu ra, đầu vào” của các dự án này.
Thứ tư, hình thức liên doanh đang mất dần vị trí hàng đầu, ngay cả ở những ngành Việt Nam có thế mạnh.
Thứ năm, việc nhiều doanh nghiệp chuyển sang 100% vốn nước ngoài ở các ngành truyền thông và có lợi thế của Việt Nam và không đòi hỏi nhiều vốn và công nghệ cao như: Công nghiệp chế biến, chế tạo; KHCN, thuỷ sản, Nông-Lâm nghiệp, CN nhẹ, CN thực phẩm là điều đáng lo ngại cho doanh nghiệp Việt Nam.
Cuối cùng, nghiên cứu này đó cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài còn băn khoăn, phàn nàn về sự bất cập, đơn điệu, chưa linh hoạt trong chuyển đổi các hình thức FDI của Việt Nam là có cơ sở và một trong những nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng này là còn có sự khác biệt đáng kể trong nhận thức và