Chương 3: Giải pháp nâng cao ứng dụng công nghệ trong kinh doanh du lịch

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh du lịch (Trang 25 - 29)

doanh du lịch

3.1 - Ứng dụng những thành tựu công nghệ vào trong kinh doanh du lịch

- Trước tiên để tăng khả năng ứng dụng công nghệ trong kinh doanh du lịch thì phải ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực kinh doanh du lịch đã rồi mới từng bước tăng khả năng ứng dụng. Khoa học công nghệ phát triển đã cho ra đời nhiều trang thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại. Các công nghệ hiện đại được ứng dụng rộng rãi trong các ngành nghề kinh doanh và mang lại hiệu quả rất cao.. Ngành du lịch cũng cần vận dụng các công nghệ hiện đại để phát triển. Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngành du lịch như đồng ý cho Tổng cục du lịch xây dựng hệ thống thông tin và Trung tâm thông tin du lịch quốc gia, triển khai 3 đề án điều tra về năng lực của các cơ sở lưu trú, mức độ chi tiêu của các du khach khi đến Việt Nam và tác động cụ thể của ngành du lịch đến nền kinh tế

- Xây dựng một website hiệu quả: Tạo ra một trang web không chỉ đơn giản là giới thiệu về công ty mà còn cung cấp một lượng thông tin thích đáng cho người truy cập, cung cấp một cổng vào ngay lập tức cho khách hàng và các đối tác tiêm năng. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh sẽ góp phần rất lớn trong việc giảm chi phí quản lý và quảng bá hình ảnh du lịch

Theo các nhà nghiên cứu về thương mại điện tử, một website hiệu quả phải hội tụ đủ các yếu tố: xác định yếu tố chiến lược, khách hàng mục tiêu và lợi ích khác biệt, kết hợp được mô hình kimh doanh trên mạng với kinh doanh truyền thống, cung cấp thông tin hữu ích, chính xác, phù hợp và cập nhật thường xuyên, hình thức thiết kế mang tính mỹ thuật cao và hỗ trợ quảng bá thương hiệu, dễ sử dụng, kết hợp được yếu tố nội dung và thương mại, thu hút lưu lượng giao dịch cao và được ghé thăm thường xuyên, tính tương tác cao, xử lý thông tin và đáp ứng nhanh yêu cầu của người xem qua email, có chức năng phong phú, giao dịch và thanh toán trực tuyến, công bố chính sách thương mại, giá cả, dịch vụ rõ ràng, an toàn,bảo mật và

nghiệp cần tiến hành quảng bá website. Hiện nay có rất nhiều người sử dụng các công cụ tìm kiếm toàn cầu như Google, Yahoo… để tìm kiếm thông tin chính vì vậy việc quảng bá các website du lịch cần được chú trọng. Bởi lựa chọn được tên miền đẹp và thiết kế một website hoàn hảo thì mới hoàn thành được 30% công việc. Còn lại 70% công việc là phải làm thế để quảng bá website đó cho khách du lịch với doanh số bán hàng cao nhất. Để chiến lược quảng bá mang lại kết quả như mong muốn doanh nghiệp du lịch cần quan tâm đến các yếu tố kỹ thuật như tối ưu hóa các từ khóa liên quan đến dịch vụ, tối ưu hóa các chức năng kỹ thuật mà các robot của các Search enginee đưa ra như tạo thẻ meta gồm phần tiêu đề website, mô tả website, từ khóa, ngăn chặn những truy cập không hợp pháp, tiến hành đăng ký website vào tất cả các Search enginee trên thế giới, đặc biệt không bỏ qua các Search enginee nổi tiếng, trao đổi đường link đến các website đông người truy cập , thường xuyên cập nhật thông tin cho website.

Tuy nhiên không phải cứ quảng bá qua mạng Internet mà du khách đến với mình mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như hạ tầng cơ sở, điều kiện vui chơi giải trí, nguồn nhân lực, môi trường. Vì thế để cạnh tranh tốt doanh nghiệp cần phải đầu tư thích đáng không chỉ trang bị đầy đủ mọi tiện nghi trong dịch vụ của mình mà còn phải tạo được hình ảnh đẹp trong mắt du khách. Con đường tiếp cận và ứng dụng công nghệ là không khó mà hiệu quả lại rất lớn chính vì vậy các doanh nghiệp cần có những quyết định nhanh chóng để tận dụng cơ hội.

3.2 - Đào tạo nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực làm việc trong ngành du lịch còn yếu về nghiệp vụ, năng suất không cao, thiếu kỹ năng quản lý, ngoại ngữ và khả năng sử dụng cũng như hiểu biết, kiến thức về máy tính, internet, thương mại điện tử

Việc đào tạo đội ngũ lao động có trình độ nhận thức và hiểu biết là vấn đề cần thiết vì máy móc có hiện đại tiên tiến đến đâu thì cũng cần có con người vận hành và sử dụng. Các công nghệ hiện đại có thể thay thế sức lao động của con người

nhưng không thể thay thế hoàn toàn con người. Tuy nhiên để vận hành các công nghệ đó con người cần phải có hiểu biết, có kiến thức. Do đó bản thân doanh nghiệp kinh doanh cần phải chú trọng tới công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Hiện nay trình độ nhân lực trong các công ty phần mềm ở nước ta ở mức độ khá so với khu vực nhưng trình độ nhân lực được đào tạo để cung cấp cho các công ty phần mềm lại ở mức kém. Mỗi năm các trường đại học cao đẳng cho ra lò khoảng 9000 kỹ sư, cử nhân công nghệ thông tin, thế nhưng các công ty phần mềm luôn khát nhân lực phần mềm, các sinh viên công nghệ thông tin ra trường đều phải đào tạo lại nguyên nhân xuất phát từ độ vênh quá lớn giữa hệ thống đào tạo và nhu cầu của ngành do vậy cần có những điều chỉnh trong việc đào tạo nguồn nhân lực công nghệ.

3.3 - Một số giải pháp khác

- Hợp tác với những công ty như Comanche ( là một công ty giải pháp công nghệ, đặc biệt giàu kinh nghiệm cung cấp các giải pháp quản lý cho hơn 400 khách hàng khách sạn, dịch vụ lưu trú thường xuyên từ 12 quốc gia như Singapore, Miến Điện, úc, Hồng Kông, Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản...với công suất từ các khách sạn từ 50 phòng tới 1.300 phòng.) có thể là một trong những giải pháp mà các doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam cần làm để phát triển việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc kinh doanh của mình.

- Với doanh thu hơn 2 tỷ Đô la mỗi năm, trong khi lượng khách nước ngoài đến Việt Nam ngày càng nhiều, du lịch là “miền đất hứa” cho việc ứng dụng công nghệ thông tin. Do vậy, theo các chuyên gia, các khách sạn phải tiếp tục nâng cao công nghệ đặt phòng qua mạng, trong khi các công ty lữ hành phải phát triển hơn nữa hệ thống bán tour trực tuyến.

- Một điều mà các doanh nghiệp khách sạn lẫn lữ hành rất mong muốn làm là tìm tiếng nói chung với các cơ quan chức năng liên quan trong việc triển khai các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch.

C – LỜI KẾT

Ngành du lịch Việt Nam hiện vẫn được xem như mới khởi đầu so với nhiều nước trong khu vực. Ngày nay, ngành du lịch Việt Nam là một ngành phát triển đầy tiềm năng với mức tăng trưởng khả quan và được quốc tế đánh giá là một trong những nước có tốc độ phát triển du lịch mạnh nhất trong khu vực và thế giới, được hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế xếp thứ 7 về tăng trưởng lượng khách so với 174 quốc gia trên thế giới và đứng thứ 5 khu vực sau Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia. Trong bối cảnh như vậy, bên cạnh việc tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng và đẩy nhanh xúc tiến du lịch. Ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những biện pháp để tăng cường sự phát triển du lịch của doanh nghiệp và làm tăng năng suất kinh doanh. Qua đề tài nghiên cứu này, nhóm chúng tôi hy vọng rằng sẽ cung cấp thông tin thiết thực về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào ngành du lịch ở Việt Nam. Từ đó góp phần vào việc phát triển ngành du lịch nước nhà thêm một bước tiến mới.

MỤC LỤC

Các lĩnh vực công nghệ chính...3 Khảo cổ học · Trí thông minh nhân tạo · Kỹ thuật gốm · Công nghệ máy tính · Điện tử · Năng lượng · Dự trữ năng lượng · Vật lý kỹ thuật · Khoa học kỹ thuật môi trường · Công nghệ môi trường · Khoa học Fisheries · Khoa học vật liệu · Công nghệ micro · Công nghệ nano · Công nghệ hạt nhân · Kỹ thuật quang học · Vật lý hạt · Động vật học...3

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh du lịch (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w